Tuyển tập Bộ đề Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân quân điếu phạt trước lo trừ bạo Đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân quân điếu phạt trước lo trừ bạo Đọc hiểu giúp các em ôn tập đạt kết quả cao.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân quân điếu phạt trước lo trừ bạo Đọc hiểu – Đề số 1
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Bạn đang xem: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân quân điếu phạt trước lo trừ bạo {5 hay nhất
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt(*) trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi, bản dịch của Bùi Kỉ, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 17)
Chú thích: (*) Điếu phạt: (điếu: thương, phạt: trừng trị) rút từ ý “Điếu dân phạt tội” nghĩa là thương dân, đánh kẻ có tội.
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Văn bản đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những yếu tố nào?
2. Việc sử dụng những từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời nhằm khẳng định điều gì?
3. Từ việc đọc hiểu văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta hiện nay.
Trả lời
1. Văn bản đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt qua các yếu tố: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng, lịch sử với các triều đại riêng.
2. Việc sử dụng những từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời đã khẳng định được tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt
3. Từ việc đọc hiểu văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của bản thân về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta hiện nay. Sau đây là một số gợi ý:
– Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước là trách nhiệm, bổn phận của mỗi người dân Việt Nam.
– Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, kiên quyết ngăn chặn mọi sự xâm phạm chủ quyền đất nước.
– Dân tộc ta có chính nghĩa, có sức mạnh của lòng yêu nước, có ý chí chiến đấu ngoan cường, có sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới chắc chắn sẽ bảo vệ được chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc
>>> Xem thêm: Đọc hiểu Đánh thức khát vọng
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân quân điếu phạt trước lo trừ bạo Đọc hiểu – Đề số 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt(*) trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi, bản dịch của Bùi Kỉ, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 17)
Câu 1: Tác giả của văn bản có chứa đoạn trích trên là ai?
Câu 2: Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 4: Văn bản có chứa đoạn trích trên được sáng tác vào năm nào?
Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 6: Chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.”
Câu 7: Từ nội dung của đoạn trích trên em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra trong đoạn trích.
Trả lời:
Câu 1: Tác giả: Nguyễn Trãi
Câu 2: Thể loại: Cáo
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 4: Thời gian sáng tác: Năm 1428, sau khi quân ta đại thắng quân Minh
Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích: Niềm tự hào của tác giả về nước Đại Việt bao gồm không chỉ cương vực, địa phận mà cả những giá trị tinh thần như văn hóa, truyền thống lịch sử, phong tục, văn hiến…. sánh ngang cùng với triều đại phong kiến phương Bắc.
Câu 6: Biện pháp tu từ so sánh và liệt kê. Khẳng định chủ quyền dân tộc về truyền thống lịch sử.
Câu 7: Qua đoạn trích tác giả đã khẳng định chủ quyền của dân tộc: Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử.
– Suy nghĩ của bản thân: Suy nghĩ về vấn đề chủ quyền độc lập dân tộc trong thời điểm hiện nay. Được sống trong cuộc sống tự do, hòa bình như ngày nay là công lao của bao thế hệ ông cha bảo vệ xây dựng nên.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân quân điếu phạt trước lo trừ bạo Đọc hiểu – Đề số 3
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Trích: Đại cáo Bình Ngô- Nguyễn Trãi)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản?(1,0 điểm)
Câu 2. Tác giả đã xác định nền độc lập dân tộc ở những phương diện nào? (2,0 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị ý thức về dân tộc của Nguyễn Trãi có gì mới , tiến bộ so với thời đại?(3,0 điểm)
Câu 4. Từ đoạn văn bản trên,Anh/chị hãy viết đoạn văn (Khoảng 10 dòng)trình bày suy nghĩ về Niềm tự hào dân tộc.(4,0 điểm)
Trả lời:
Câu 1. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
Câu 2.
– Trong quan niệm của Nguyễn Trãi:
+ Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.
+ Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
=> Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại
– Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa mang tư tưởng nhân nghĩa,tiêu diệt bọn xâm lược ,giúp nhân dân ta sống bình yên hạnh phúc đủ đầy.
Câu 3. Biện pháp nghệ thuật liệt kê: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
→ Tác dụng: nhấn mạnh nề độc lập tự do ở nước Đại Việt ta đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, các vị vua ta cũng xưng vương ngang hàng với các thời đại của Trung Quốc, qua đó thể hiện niềm tự hào yêu nước mãnh liệt của tác giả.
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô
Chuyên mục: Lớp 11, Ngữ Văn 11