Tâm sự của nhà thơ là nỗi lòng chung tình với quê hương, đất nước và nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ. Đó là nỗi lòng của nữ sĩ tài hoa nhưng cũng chứa chan nhiều nỗi niềm hoài cổ dành cho đất nước. Dưới đây là đề Vàng tỏa non tây bóng ác tà đọc hiểu. Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!
Nội dung
Vàng tỏa non tây bóng ác tà đọc hiểu – Đề số 1
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bạn đang xem: Vàng tỏa non tây bóng ác tà đọc hiểu – Ngữ Văn 10
Vàng tỏa non tây, bóng ác tà
Đầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa
Ngàn mai lác đác, chim về tổ
Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà…
Câu 1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Em hãy ghi lại cách ngắt nhịp của các câu thơ trong đoạn thơ trên.
Câu 2. Đoạn thơ có sự kết hợp của những phương thức tạo lập văn bản nào?
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Em hãy nêu khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ.
Câu 4. Bức tranh phong cảnh trong đoạn thơ được miêu tả qua các chi tiết nào? Hình ảnh “Đầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa” gợi lên cảm giác gì?
Câu 5. Trong đoạn thơ có một số hình ảnh ước lệ ( mang ý nghĩa tượng trưng) như “ bóng ác tà”, “tuyết”, “chim về tổ”…Em hãy nêu ý nghĩa của một trong số những hình ảnh đó.
>>>Xem thêm: Thơ tặng người ăn mày Đọc hiểu
Trả lời
Câu 1. Thể thơ thất ngôn bát cú
Câu 2. Phương thức biểu cảm, miêu tả
Câu 3. Nhân vật trữ tình chính là Bà Huyện Thanh Quan
Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan là nỗi niềm nhớ nhà, khắc khoải, tha thiết, buồn thương dành cho quê hương của một nữ sĩ tài hoa.
Câu 4
Hình ảnh: vàng tỏa non tây, bóng ác tà, đầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa, ngàn mai lác đác, chim về tổ, dặm liễu bâng khuâng
Hình ảnh này gợi cho người đọc cảm giác thê lương, tha thiết và có chất chứa những nỗi buồn đau của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên gợi nỗi nhớ nhà.
Câu 5.
Hình ảnh ước lệ như “chim về tổ” gợi sự đoàn tụ gia đình, trở về nhà sau chuyến đi dài. từ đó, góp phần diễn tả sâu sắc thêm nỗi nhớ nhà của nhà thơ.
Vàng tỏa non tây bóng ác tà đọc hiểu – Đề số 2
Vàng toả non tây, bóng ác tà,
Đầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa.
Ngàn mai lác đác, chim về tổ,
Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà.
Còi mục thét trăng miền khoáng dã,
Chài ngư tung gió bãi bình sa.
Lòng quê một bước nhường ngao ngán,
Mấy kẻ tình chung có thấu là?
(Trích Văn đàn bảo giám, Trần Trung Viên sưu tập, NXB Văn học, 2004, tr.90)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ miêu tả cảnh buổi chiều tà?
Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong câu thơ:
Ngàn mai lác đác, chim về tổ,
Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà
Câu 4. Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ sau gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Lòng quê một bước nhường ngao ngán,
Mấy kẻ tình chung có thấu là?
Trả lời
Câu 1. Biểu cảm
Câu 2.
vàng tỏa, bóng ác tà, đầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa, ngàn mai lác đác, chim về tổ, dặm liễu bâng khuâng, còi mục thét trăng, chài ngư tung gió.
Câu 3.
Nghệ thuật đối trong câu thơ giúp tạo nên cấu trúc chặt chẽ cho bài thơ, tạo được màu sắc trang trọng, đảm bảo quy phạm trong thơ Đường luật, và tạo hình ảnh song hành đối xứng khi miêu tả về cảnh vật gợi nỗi nhớ nhà bên trong nhà thơ.
Câu 4.
Tâm sự của nhà thơ trong hai câu thơ đã gợi cho em nỗi lòng chung tình với quê hương, đất nước và nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ. Đó là nỗi lòng của nữ sĩ tài hoa nhưng cũng chứa chan nhiều nỗi niềm hoài cổ dành cho đất nước.
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô
Chuyên mục: Lớp 10,Ngữ Văn 10