Câu hỏi: Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở?
A. tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP.
B. tỉ trọng trong cơ cấu GDP trong những năm qua ổn định.
Bạn đang xem: Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở?
C. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
D. đóng góp cao nhất trong cơ cấu GDP.
Trả lời:
Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP (tăng từ 6,3% năm 1995 lên 16% năm 2005
=> Chọn đáp án A
Cùng Sài Gòn Tiếp Thị tìm hiểu nội dung về Vốn đầu tư nước ngoài nghĩa là gì dưới đây nhé!
Nội dung
FDI là gì?
FDI là viết tắt của từ “ Foreign Direct Invesment” có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức kinh doanh của doanh nghiệp nền kinh tế này hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và dành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Vốn FDI là gì?
Vốn FDI là dòng vốn của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế kinh tế này đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm mục đích sản sinh lợi nhuận hoặc các lợi ích khác cho nhà đầu tư.
Lợi ích lâu dài của doanh nghiệp FDI
Bất kể doanh nghiệp FDI nào cũng đều có mục tiêu dài hạn, họ mong muốn kinh doanh lâu dài trên nền kinh tế khác chính vì vậy họ cần phải có mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư phải có sự ảnh hưởng đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp.
Tác động của nguồn vốn FDI
Nguồn vốn đầu tư FDI có tác động như thế nào đối với chủ đầu tư và doanh nghiệp (đơn vị được đầu tư?
a) Đối với chủ đầu tư
>> Lợi thế:
+ Chủ đầu tư sẽ có quyền đưa ra các quyết định có lợi để đảm bảo mang lại hiệu quả cho nguồn vốn đầu tư và doanh nghiệp được đầu tư.
+ Được khai thác hết những lợi thế thị trường của doanh nghiệp đó để mang lại nguồn lợi nhuận.
+ Tránh được các rào cản bảo hộ mua bán, phí mua bán của nước tiếp nhận đầu tư.
>> Bất lợi:
+ Doanh nghiệp FDI sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nếu nước tiếp nhận đầu tư xảy ra xung đột vũ trang, thay đổi chính sách đầu tư…
+ Nếu nhiều doanh nghiệp FDI thì chính trong nước sẽ bị thiếu hụt nguồn vốn để phát triển.
b) Đối với nước được đầu tư
>> Lợi thế:
+ Có ngân sách để hoạt động sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp cũng như đất nước được đầu tư.
+ Nước tiếp nhận sẽ ít chịu ảnh hưởng nếu kết quả đầu tư của doanh nghiệp không hiệu quả hay thua lỗ.
+ Học hỏi được công nghệ mới, phương pháp mới, kỹ thuật mới từ chủ đầu tư để từ đó nâng cấp và mở rộng quy mô, thị trường, đẩy mạnh sự phát triển.
+ Tạo cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao năng lực chuyên môn khi tiếp thu với sự phát triển của một quốc gia khác.
>> Bất lợi:
+ Dễ bị cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường nếu doanh nghiệp FDI đầu tư tràn lan, không quy hoạch rõ ràng.
+ Dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng vùng miền vị doanh nghiệp FDI chỉ đầu tư vào những vùng tiềm năng, thị trường có cơ hội phát triển cao.
+ Các doanh nghiệp trong nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu cạnh tranh với doanh nghiệp FDI.
Các hình thức FDI
Dựa vào bản chất đầu tư, tính chất của dòng vốn hoặc động cơ của nhà đầu tư mà vốn FDI được phân thành các loại sau:
a) Dựa vào bản chất đầu tư
Dựa vào bản chất đầu tư thì có 2 hình thức là: đầu tư phương tiện hoạt động và Thu mua, sát nhập.
Đầu tư phương tiện hoạt động
Là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
Mua lại và sáp nhập
Là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư.
Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
b) Dựa vào tính chất dòng vốn
Dựa vào tính chất dòng vốn thì có 3 hình thức FDI là: vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ.
Vốn chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
Vốn tái đầu tư
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
c) Dựa theo động cơ của nhà đầu tư
Dựa theo động cơ của nhà đầu tư thì có 3 hình thức FDI là vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả và vốn tìm kiếm thị trường.
Vốn tìm kiếm tài nguyên
Là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào.
Hoặc khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận, khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận.
Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
Vốn tìm kiếm hiệu quả
Là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi,điều kiện pháp lý v.v…
Vốn tìm kiếm thị trường
Là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất.
Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị