Lớp 12Sinh Học

Trong quần thể tự phối thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng?

Câu hỏi: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng?

A. Tăng tỷ lệ dị hợp, giảm tỷ lệ đồng hợp

B. Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau

Bạn đang xem: Trong quần thể tự phối thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng?

C. Duy trì tỷ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử

D. Phân hóa đa dạng và phong phú về kiểu gen

Trả lời:

Đáp án :

Trong quần thể tự phối, tần số alen không thay đổi, tần số KG thay đổi theo hướng; tỷ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp tăng lên => tạo các dòng thuần.

Đáp án cần chọn là: B

Cùng Sài Gòn Tiếp Thị tìm hiểu nội dung về Cấu trúc di truyền quần thể thụ phấn và quần thể giao phối dưới đây nhé!

Trong quần thể tự phối thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng?

I. Quần thể

1. Khái niệm quần thể:

   Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định, tồn tại qua thời gian nhất định, giao phối với nhau sinh ra thế hệ sau. (quần thể giao phối)

2. Vốn gen: tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.

– Đặc điểm của vốn gen được thể hiện ở tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể:

+ Tần số alen: Tỷ lệ số lượng alen đó trên tổng số lượng các loại alen khác nhau của gen đó tại thời điểm xác định.

Tần số tương đối của 1 alen có thể được tính bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể.

Ví dụ: P: x AA + y Aa + z aa = 1

Tần số alen A = x + y/2; Tần số alen a = z + y/2

+ Tần số kiểu gen: tỉ lệ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

Ví dụ: Một quần thể cây đậu Hà Lan có 1000 cây, trong đó 500 cây có kiểu gen AA, 200 cây có kiểu gen Aa, 300 cây có kiểu gen aa.

                                           Tần số kiểu gen AA = 500/1000 = 0,5

                                           Tần số kiểu gen Aa = 200/1000 = 0,2

                                           Tần số kiểu gen aa = 300/1000 = 0,3

II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN

1. Khái niệm

    Quần thể tự phối là quần thể mà trong đó các cá thể không có sự giao phối ngẫu nhiên với nhau, con được sinh ra do quá trình tự thụ phấn (hay giao phối cận huyết). Đây là dạng đặc trưng hầu như chỉ có ở quần thể thực vật.

   Quần thể tự phối làm cho quần thể dần phân thành các dòng thuần chủng có kiểu gen (KG) khác nhau.

– Cấu trúc DT của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp và tăng dần tỉ lệ đồng hợp, nhưng không làm thay đổi tần số alen.

2. Đặc trưng di truyền của quần thể tự phối:

Sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể tự phối qua các thế hệ:

Trong quần thể tự phối thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng? (ảnh 2)

   Ngày càng giảm dần, số cá thể đồng hợp ngày càng tăng dần, quần thể dần dần bị phân thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau, làm giảm tính đa dạng của sinh vật.

+ Trong quá trình tự phối liên tiếp qua nhiều thế hệ:tần số các alen không thay đổi, chỉ có tần số các kiểu gen thay đổi.

III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối

1. Quần thể ngẫu phối

+ Quần thể sinh vật được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên

+ Quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên

+ Quá trình giao phối ngẫu nhiên là nguyên nhân làm cho quần thể đa hình (đa dạng) về kiểu gen và kiểu hình

+ Các quần thể ngẫu phối được phân biệt với các quần thể khác cùng loài bởi tần số tương đối các alen, các kiểu gen, các kiểu hình

2. Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối

+ Các cá thể giao phối tự do với nhau

+ Quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

+ Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể không đổi qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định

3. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

   Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen (thành phần kiểu gen) của quần thể tuân theo công thức sau:

p2+2pq+q2=1    

p: tần số alen trội, q: tần số alen lặn (p + q  = 1)

Định luật hacđi vanbec:

   Nội dung: Trong những điều kiện nhất định, tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối được duy trì ổn định qua các thê hệ. ​​Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi – Vanbec. Khi đó thỏa mãn đẳng thức :

p2AA + 2pqAa + q2aa = 1.

Trong đó : p là tần số alen A, q là tần số alen a, p + q = 1

Điều kiện nghiệm đúng

+ Quần thể phải có kích thước lớn, số lượng cá thể nhiều

+ Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau 1 cách ngẫu nhiên.

+ Không có đột biến chọn lọc tự nhiên

+ Không có đột biến

+ Không có sự di- nhập gen giữ các quần thể

   Tuy nhiên trên thực tế rất khó có thể đáp ứng được tất cả các điều kiện trên nên tần số alen và thành phần kiểu gen của một quần thể liên tục bị biến đổi.

Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị

Chuyên mục: Lớp 12, Sinh Học 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button