Lịch SửLớp 10

Trình bày những nét chính về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

Câu hỏi: Trình bày những nét chính về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

Trả lời:

* Tín ngưỡng và tôn giáo trong văn hóa đất nước ta – Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam

Bạn đang xem: Trình bày những nét chính về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

Nước ta hiện hữu khá là nhiều các nền tôn giáo khác nhau, từ Thiên chúa giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, v.v … Vì thế mà khi khám phá nền văn hóa tại đây bạn có thể tìm thấy được vô vàn các công trình tôn giáo không giống nhau và rất nhiều các công trình trong số đó đã trở thành những điểm hấp dẫn du lịch cuốn hút hàng nghìn khách du lịch đến thăm quan và khám phá mỗi năm, ví dụ có thể nói đến như: Chùa Một Cột (Hà Nội), Văn Miếu (Hà Nội), Nhà thờ Đức Bà (Thành phố Hồ Chí Minh), Đền thờ Ấn Độ giáo Mariamman.

Bên cạnh đó tục thờ cúng tổ tiên cũng là một trong những nét đẹp không thể thiếu khi nói về nền văn hóa Việt. Thờ cúng như thể hiện hành động uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ về công ơn sinh thành dưỡng giục,..

Của các bậc cha anh đã đi trước. Nên hầu hết trong mỗi gia đình Việt đều có ít ra một bàn thờ để thờ tổ tiên trong gia đình. Ngoài những ngày giỗ chính, người Việt ta cũng thường đốt nhang tưởng nhớ trong những dịp đặc biệt khác như: lễ Tết, Ngày đầu tiên và ngày rằm trong tháng, ông Công ông Táo, Thanh Minh…

Thờ cúng tổ tiên là hoạt động văn hóa đã được tạo thành từ rất lâu, cho đến nay hoạt động này vẫn được lưu truyền để thể hiện sự tự tôn với những người đã khuất

* Các phong tục tập quán Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc

– Tục ăn trầu – Giao tiếp

Từ xưa Việt Nam ta có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” nên miếng trầu đi đôi với lời chào. Không chỉ là “đầu trò tiếp khách” mà trầu còn là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế gia tiên, lễ cưới, lễ thọ,… Đặc biệt trầu còn rất thân quen với tất cả mọi người, người giàu người nghèo, vùng nào cũng có thể có.

– Tết Nguyên Đán – Lễ tết

Tết Nguyên Đán là Tết lớn nhất trong năm của Việt Nam. Từ thuở “khai quốc”, tết Nguyên Đán đã ẩn chứa những giá trị nhân văn thể hiện mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên. Theo quan niệm xưa, tết Nguyên Đán là khởi đầu cho chu kỳ canh tác mới, là lúc để con cháu tưởng nhớ, tri ân tổ tiên và gắn kết và tình làng nghĩa xóm,…

– Cúng giao thừa – Lễ tết

Giao thừa được xem là thời khắc Đất Trời giao hòa, vạn vật bừng lên sức sống mới. Dân tộc nào cũng xem thời khắc giao thừa là thiêng liêng nhát và có cách bày tỏ riêng. Với dân tộc Việt Nam, giao thừa là một phong tục tập quán thể hiện văn hóa “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn ông hành khiển trông coi nhà và xin ban cho một khởi đầu mới tốt đẹp.

– Tết Thanh minh – Lễ tết

Tết Thanh minh đã từng được Nguyễn Du nhắc đến trong Truyện kiều:

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”

Qua đó có thể thấy phong tục tảo mộ trong tiết Thanh minh của dân tộc Việt Nam ta đã có từ lâu đời và có ý nghĩa to lớn. Thanh minh được xem là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí”, từ khoảng từ ngày 04/04 đến 21/04 (dương lịch) là lúc “khí trong, trời sáng”.

– Tết trung thu – Lễ tết

Phong tục tết Trung thu không biết đã hình thành từ bao giờ, trải qua hàng ngàn năm, mặt Trăng cũng là một biểu tượng thiêng liêng với người Việt Nam. Hình dáng trăng tròn hay khuyết gắn liền với niềm vui, nỗi buồn, sự đoàn tụ, chia tay. Vì thế, trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu được gọi là Tết đoàn viên.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Sử 10 Bài 16 Cánh diều: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button