Câu trả lời đúng nhất: Vai trò, ý nghĩa của tri thức đối với cá nhân và xã hội
– Vai trò:
+ Trang bị những hiểu biểu về quá khứ.
Bạn đang xem: Tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa.
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
– Ý nghĩa:
Để hiểu biết hiện tại, dự đoán và có niềm tin vào tương lai, con người phải tìm hiểu vê quá khứ. Vì hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng trên nền tảng của những gì quá khứ để lại.
Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về lịch sử là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa, cộng đồng của dân tộc đó.
Kiến thức tham khảo về tri thức
1. Tri thức là gì?
Tri thức hay kiến thức (tiếng Anh: knowledge) bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi. Trong tiếng Việt, cả “tri” lẫn “thức” đều có nghĩa là biết. Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành. Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng hay năng lực thực hành, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng; nó có thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống. Mặc dù có nhiều lý thuyết về tri thức, nhưng hiện không có một định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi người chấp nhận.
Sự thành tựu tri thức liên quan đến những quá trình nhận thức phức tạp: tri giác, truyền đạt, liên hệ, và suy luận. Trong triết học, ngành nghiên cứu về tri thức được gọi là tri thức luận.
Kiến thức có thể đề cập đến một sự hiểu biết lý thuyết hoặc thực tế về một chủ đề. Nó có thể là ẩn (như với kỹ năng thực tế hoặc chuyên môn) hoặc rõ ràng (như với sự hiểu biết lý thuyết về một chủ đề); chính thức hoặc không chính thức; có hệ thống hoặc đặc biệt. Nhà triết học Plato nổi tiếng đã chỉ ra sự cần thiết phải phân biệt giữa kiến thức và niềm tin thực sự trong tác phẩm Theaetetus, khiến nhiều người gán cho ông một định nghĩa về kiến thức là ” niềm tin thực sự chính đáng “. Những khó khăn với định nghĩa này được nêu ra bởi vấn đề Gettier đã là chủ đề của cuộc tranh luận rộng rãi trong nhận thức luận trong hơn nửa thế kỷ.
2. Phân loại tri thức
a. Tri thức ẩn
Tri thức ẩn (know-how) là hiểu biết mang tính chủ quan, cảm nhận, trực giác, linh cảm, dự đoán… khó diễn tả bằng lời, khó trao đổi với người khác.
Đặc điểm:
Thuộc về cá nhân
Được lưu trữ trong não bộ của con người thông qua quá trình học tập và trải nghiệm
Được phát triển trong quá trình tương tác với người khác, thông qua quá trình thử nghiệm đúng – sai, thành công và thất bại
Việc chia sẻ tri thức ẩn phụ thuộc vào khả năng diễn đạt và mong muốn của người sở hữu, có thể thông qua: đối thoại, hội thảo, quan sát thực hành…
b. Tri thức hiện
Tri thức hiện là tri thức khách quan, được lưu giữ trong các cơ sở dữ liệu, tài liệu, trang web, email,… và có thể truyền tải, chia sẻ bằng các ngôn ngữ chính thức và hệ thống.
Tri thức ẩn và tri thức hiện thường bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau.
Nếu không có tri thức ẩn, chúng ta rất khó thậm chí không thể hiểu được tri thức hiện.
Nếu không chuyển tri thức ẩn thành tri thức hiện, chúng ta không thể thảo luận, chia sẻ và nghiên cứu trong tổ chức được.
3. Vai trò của tri thức trong xã hội
+ Khi con người có tri thức, có hiểu biết, am hiểu sâu rộng tới mọi vấn đề hay lĩnh vực xã hội, thì con người ta dễ dàng thực hiện được những mục tiêu, ham muốn, ước nguyện của bản thân, chỉ có tri thức được lấy bằng chính mồ hôi công sức thì mới mang lại được hiệu quả. Và hiển nhiên, một xã hội với những con người thành đạt giúp xã hội phát triển không ngừng về tri thức.
+ Khi trở thành con người có tri thức thì sống theo chuẩn mực đạo đức tốt, giữ gìn cũng như phát huy được những giá trị văn hóa tốt đẹp ông cha ta để lại. Một câu hỏi đề ra, nếu bản thân mỗi công dân không có am hiểu về tri thức trong sự nhìn nhận thì xã hội sẽ duy trì như thế nào. Tri thức hình thành được là nhờ sự tiếp thu kiến thức cũng như học hỏi được những kỹ năng, một xã hội sẽ lạc hậu, không có sự phát triển là xã hội còn xuất hiện những con người không có trí thức, một thành phần thừa trong xã hội.
+ Vai trò cuối cùng mà tri thức mang lại cho xã hội là sự hội nhập quốc tế, giao lưu học hỏi kiến thức hay những truyền thống tốt đẹp của các quốc gia khác là rất cần thiết, hay là tham gia các cuộc thi quốc tế mà các vấn đề cần quan tâm ở đây là ngôn ngữ tiếng anh phải thực sự tốt và chuyên môn cao. Xã hội sẽ được sánh ngang với các cường quốc năm châu, sự sáng tạo cũng như những phát minh hay, mới lạ thì công dân có tri thức là không thể thiếu, tri thức lúc này như là công cụ giúp giải quyết mọi vấn đề khó khăn không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn cho cả xã hội vì lợi ích của đất nước.
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10