Địa LýLớp 12

Trắc nghiệm Địa lí 12 học kì 1 có đáp án (Phần 1) | Phần Lý Thuyết

Câu 1: Nước ta nằm ở vị trí:

A. rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương

B. rìa phía Tây của bán đảo Đông Dương.

Bạn đang xem: Trắc nghiệm Địa lí 12 học kì 1 có đáp án (Phần 1) | Phần Lý Thuyết

C. trung tâm châu Á

D. phía đông Đông Nam Á

Đáp án cần chọn là: A

Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Câu 2: Nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương là nước:

A. Lào

B. Campuchia

C. Việt Nam

D. Mi-an-ma

Đáp án cần chọn là: C

Bán đảo Đông Dương gồm có 3 nước, đó là Việt Nam, Lào và Campuchia. Việt Nam là nước nằm phía Đông của bán đảo này.

Câu 3: Điểm cực Bắc của nước ta là xã Lũng Cú thuộc tỉnh:

A. Cao Bằng

B. Hà Giang

C. Yên Bái

D. Lạng Sơn

Đáp án cần chọn là: B

Điểm cực Bắc nước ta ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Câu 4: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là:

A. Đồng bằng

B. Đồi núi thấp

C. Núi trung bình

D. Núi cao

Đáp án B: Địa hình đồi núi chiếm phần lớn tới diện tích lãnh thổ nước ta: ¾ diện tích.

Câu 5: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở:

A. sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.

B. sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…

C. sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình

D. cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung

Đáp án A: Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng.

Câu 6: Sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là biểu hiện đặc điểm nào của địa hình nước ta?

A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

C. Địa hình nước ta khá đa dạng

D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Đáp án A: Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng. (xem Câu Thiên nhiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Tiết 2)

Câu 7: Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là:

A. Động đất, bão và lũ lụt.

B. Lũ quét, sạt lở, xói mòn

C. Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy.

D. Mưa giông, hạn hán, cát bay.

Đáp án B: Bão, lũ lụt, hạn hán, cát bay là thiên tai chủ yếu ở đồng bằng.

⇒ Đáp án A, C, D sai.

Câu 8: Đâu không phải khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là:

A. lũ quét.

B. nhiễm phèn.

C. sạt lở đất.

D. xói mòn.

Đáp án B: Lũ quét, sạt lở, xói mòn là thiên tai chủ yếu ở vùng đồi núi. Nhiễm phèn, nhiễm mặn là thiên tai vùng đồng bằng.

Câu 9: Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây:

A. Lương thực

B. Thực phẩm.

C. Công nghiệp.

D.  Hoa màu.

Đáp án C: Bề mặt cao nguyên bằng phẳng, đất chủ yếu là feralit, khí hậu ôn hòa ⇒ thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.

Câu 10: Biển Đông là biển bộ phận của

A. Ấn Độ Dương.

B. Thái Bình Dương

C. Đại Tây Dương.

D. Bắc Băng Dương

Đáp án B: Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477 triêụ km2), có diện tích lớn thứ 2 ở Thái Bình Dương.

Câu 11: Loại khoáng sản mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của Biển Đông là

A. vàng.

B. sa khoáng.

C. titan.

D. dầu mỏ, khí đốt.

Đáp án D: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta là dầu khí _phân bố ở thêm lục địa phía Nam.

Câu 12: Dầu mỏ, khí đốt có ở vùng biển nào của nước ta?

A. Bắc Trung Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đông Nam Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án C: 

Tài nguyên dầu mỏ, khí đốt là loại khoáng sản mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của Biển Đông nhưng dầu mỏ, khí đốt phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Nam Bộ với một số mở nổi tiếng như Rồng, Rạng Đông, Bạch Hổ,… và một ít ở cực Nam Trung Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 13: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi

A. vị trí địa lí.

B. vai trò của biển Đông.

C. sự hiện diện của các khối khí.

D. hình dạng lãnh thổ.

Đáp án A: 

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

Câu 14: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là

A. Hằng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt từ Mặt Trời lớn.

B. Trong năm, Mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời.

C. Trong năm, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

Đáp án D:

 Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.

Câu 15: Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn là do:

A. Góc nhập xạ lớn và có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

B. Phần lớn diện tích nước ta là vùng đồi núi.

C. Có nhiệt độ cao quanh năm.

D. Quanh năm trời trong xanh ít nắng.

Đáp án A: 

Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên góc chiếu tia sáng Mặt Trời lớn dẫn đến góc nhập xạ lớn; mặt khác vị trí nước ta có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên lãnh thổ nhận được lượng nhiệt lớn từ mặt trời (số giờ nắng là 1400-3000 giờ/năm).

Câu 16: Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là:

A. sự bồi tụ mở mang các đồng bằng hạ lưu sông.

B. sự hình thành các đồng bằng giữa núi.

C. sự hình thành các vùng đồi núi thấp.

D. sự hình thành các bán bình nguyên xen đồi.

Đáp án: A

Dòng chảy sông ngòi vận chuyển các vật liệu bào mòn ở miền đồi núi ⇒  bồi đắp chúng, hình thành nên các đồng bằng hạ lưu sông.

Câu 17: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông lớn duy nhất ở nước ta có dòng chảy đổ sang Trung Quốc là

A. Sông Hồng

B. Sông Kì Cùng- Bằng Giang

C. Sông Mê Công

D. Sông Thái Bình

Đáp án: B 

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10:

B1. Xác định được ranh giới lãnh thổ giữa nước ta với Trung Quốc.

B2. Quan sát để nhận biết con sông nào ỏ nước ta có dòng chảy đổ sang Trung Quốc (chảy về phía Bắc)

⇒ xác định được sông Kì Cùng – Bằng Giang với hướng chảy Nam – Bắc → dòng chảy đổ sang Trung Quốc.

Câu 18: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng đồi núi nước ta là

A. đất phù sa cổ.

B. đất phù sa mới.

C. đất feralit.

D. đất mùn alit.

Đáp án: C

Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit ⇒ đất feralit là loại đất chủ yếu ở đồi núi nước ta.

Câu 19: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho khí hậu

A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa hạ nóng ẩm.

B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

C. cận nhiệt đới gió mùa có mùa hạ ít mưa.

D. cận xích đạo gió mùa có mùa khô sâu sắc.

Đáp án: B

Thiên nhiên lãnh thổ phía Bắc đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

Câu 20: Do hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên thiên nhiên nước ta:

A. phân hóa đa dạng

B. phân hóa theo chiều Bắc – Nam

C. phân hóa Đông – Tây

D. phân hóa theo độ cao

Đáp án: B

Do hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài trên 15 vĩ độ đã làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam. Sự phân hóa Bắc – Nam biểu hiện rõ nhất ở yếu tố khí hậu và thực vật.

Câu 21: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam nước ta là đới rừng:

A. cận nhiệt đới gió mùa.

B. ôn đới gió mùa.

C. nhiệt đới gió mùa.

D. cận xích đạo gió mùa.

Đáp án: D

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho lãnh thổ phía Nam là đới rừng cận xích đạo gió  mùa.

Câu 22: Đặc trưng cơ bản về khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.

B. tính chất nhiệt đới tăng dần theo hướng nam.

C. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên mùa đông lạnh.

D. có một mùa khô và mùa mưa rõ rệt.

Đáp án:C

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có một mùa đông lạnh, ít mưa.

Câu 23: Miền nào sau đây đặc trưng bởi khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, có sự phân chia hai mùa mưa – khô rõ rệt?

A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

B. Miền Tây Bắc và Đông Bắc Trung Bộ.

C. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

D. Cả 3 miền đều có đặc điểm khí hậu trên.

Đáp án: C

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên đặc trưng là khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt trong năm nhỏ và có sự phân chia hai mùa mưa – khô rõ rệt.

Câu 24: Các dãy núi trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng chính là

A. tây bắc – đông nam.

B. tây nam – đông bắc

C. đông – tây.

D. bắc – nam.

Đáp án: A

Các dãy núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy hướng Tây Bắc – Đông Nam: dãy Hoàng Liên Sơn, các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào.

Câu 25: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm nhanh là do

A. cháy rừng do thời tiết khô hạn.

B. khai thác quá mức.

C. công tác trồng rừng chưa tốt.

D. chiến tranh lâu dài.

Đáp án: B

Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm nhanh là do khai thác quá mức.

⇒ rừng bị tàn phá nghiêm trọng ⇒ hệ sinh thái rừng không thể phục hồi kịp thời.

Câu 26: Đâu là nguyên nhân về mặt tự nhiên làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm?

A. cháy rừng vì sét đánh.

B. công tác trồng rừng chưa tốt.

C. chiến tranh lâu dài.

D. khai thác quá mức.

Đáp án: A

Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm là cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…

Câu 27: Nhận định nào sau đây không đúng với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta hiện nay ?

A. Diện tích đất trống, đồi núi trọc giảm mạnh.

B. Diện tích đất đai bị suy thoái chỉ còn không đáng kể.

C. Phần lớn diện tích đất đai bị đe dọa hoang mạc hóa.

D. Xâm thực, xói mòn đất diễn ra nhiều nơi ở vùng đồi núi.

Đáp án: B

Hiện nay, diện tích đất bị suy thoái ở nước ta còn rất lớn (9,3 triệu ha đất đang bị đe dọa hoang mạc hóa).

⇒Nhận xét: “B. Diện tích đất đai bị suy thoái chỉ còn không đáng kể”  là Sai.

Câu 28: Khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất nước ta là :

A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: B

Khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất nước ta là : Tây Bắc.

Câu 29: Khu vực có động đất rất yếu ở nước ta là

A. Tây Bắc.

B. Nam Bộ.

C. Đông Bắc.

D. Miền Trung.

Đáp án: B

Tây Bắc là khu vực có động đất mạnh nhất ở nước ta, tiếp đến là Đông Bắc, miền Trung. Nam Bộ là khu vực có động đất rất yếu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Trên toàn quốc, mùa bão diễn ra trong khoảng thời gian

A. từ tháng IV đến tháng IX.

B. từ tháng V đến tháng XI.

C. từ tháng VI đến tháng XI.

D. từ tháng VII  đến tháng XII.

Đáp án: C

Trên toàn quốc, mùa bão diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng VI đến tháng XI.

Câu 31: Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta xếp thứ 3 sau

A. In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

B. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.

C. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.

D. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.

Đáp án: A

Dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á, sau In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

Câu 32: Dân số nước ta đứng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á?

A. Thứ nhất.

B. Thứ hai.

C. Thứ ba.

D. Thứ tư.

Đáp án: C

Dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á, sau Indonexia và Philippin.

Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết dân tộc ít người nào có số dân lớn nhất?

A. Tày.

B. Thái

C. Mường.

D. Khơ –me.

Đáp án: A

Căn cứ vào bảng số liệu: Các dân tộc Việt Nam (Atlat ĐLVN trang 16):

Trừ dân tộc Việt (Kinh) ra thì các dân tộc còn lại đều thuộc nhóm dân tộc ít người.

⇒ Dân tộc ít người có số dân lớn nhất là Tày (1 626 392 người)

Câu 34: Hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay là

A. thiếu tác phong công nghiệp.

B. tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp.

C. đội ngũ lao động có trình độ phân bố không đều theo lãnh thổ.

D. số lượng lao động quá đông.

Đáp án: B

Hạn chế của nguồn lao động nước ta là thể lực, trình độ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Câu 35: Đâu không phải là hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp.

B. tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp.

C. chất lượng nguồn lao động được nâng lên.

D. thiếu tác phong công nghiệp.

Đáp án: C

Hạn chế nguồn lao động nước ta là tay nghề, trình độ chuyên môn, chất lượng nguồn lao động còn thấp và thiếu tác phong công nghiệp,…

Câu 36: Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay không phải là

A. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

B. cần cù, sáng tạo.

C. chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên.

D. trình độ lao động cao.

Đáp án: D

Thế mạnh của lao động nước ta là

– Lao động cần cù, sáng tạo, kinh nghiệm sản xuất phong phú đặc việt trong nông – lâm – ngư nghiệp.

– Chất lượng lao động ngày càng nâng lên.

Câu 37: Đô thị cổ đầu tiên của nước ta là

A. Phú Xuân.

B. Phố Hiến.

C. Cổ Loa.

D. Tây Đô.

Đáp án: C

Đô thị cổ đầu tiên ở nước ta là Cổ Loa (xuất hiện vào thế kỉ thứ III trước Công Nguyên)

Câu 38: Các đô thị thời Pháp thuộc có chức năng chủ yếu là:

A. Thương mại, du lịch.

B. Hành chính, quân sự.

C. Du lịch, công nghiệp.

D. Công nghiệp, thương mại.

Đáp án: B

Thời Pháp thuộc, đô thị nước ta có quy mô nhỏ với chức năng chính là: hành chính, quân  sự.

Câu 39: Từ Cách mạng tháng Tăm năm 1945 – 1954, quá trình đô thị hóa

A. diễn ra nhanh, các đô thị thay đổi nhiều.

B. các đô thị thay đổi chậm, nhiều đô thị mở rộng.

C. diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.

D. diễn ra nhanh, các đô thị lớn xuất hiện nhiều.

Đáp án cần chọn là: C

Từ 1945 – 1954: Quá trình Đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm.

Câu 40: Xu hướng chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là :

A. Tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực II.

B. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II.

C. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm ti trọng khu vực I.

D. Tăng ti trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III.

Đáp án cần chọn là: C

* Xu  hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta là:

– Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông – lâm – ngư  nghiệp).

– Tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP: 41% – Năm 2005

– Khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ trọng khá cao 38% nhưng chưa ổn  định.

Câu 41: Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay

A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Đáp án cần chọn là: A

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay: tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

⇒ Nhận xét: Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến ⇒ Sai

Câu 42: Sau khi gia nhập WTO khu vực kinh tế nào tăng nhanh về tỉ trọng

A. Kinh tế nhà nước.

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tập thể.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án cần chọn là: D

Sau khi gia nhập WTO, nước ta đã mở rộng thị trường và thu hút  mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

⇒  thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh về tỉ trọng.

Câu 43: Điều kiện tự nhiên nào ảnh hưởng căn bản đến mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta

A. Địa hình.

B. Khí hậu.

C. Đất đai.

D. Sông ngòi.

Đáp án cần chọn là: B

Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng (bắc – nam, độ cao)

⇒ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu mùa vụ và đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi ở nước ta.

Câu 44: Thế mạnh của khu vực trung du và miền núi nước ta là:

A. Cây công nghiệp hàng năm và chăn nuôi dê, bò đàn.

B. Cây công nghiệp ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ.

C. Cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

D. Cây công nghiệp lâu năm và nuôi trồng thủy sản.

Đáp án cần chọn là: C

Trung du, miền núi có đất feralit màu mỡ tập trung trên các vùng đồi trung du rộng lớn→ thuân lợi cho phát triển cây công nghiệp; các cánh rừng, đồng cỏ giữa núi là điều kiện để chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 45: Đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền là

A. quy mô sản xuất nhỏ.

B. quy mô sản xuất lớn.

C. sử dụng nhiều máy móc.

D. sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: A

Nền nông nghiệp cổ truyền có đặc trưng là:

+ quy mô sản xuất nhỏ

⇒ Đáp án A đúng.

+ sử dụng nhiều sức lao động công cụ thô sơ

⇒ Đáp án B, C, D sai.

Câu 46: Đâu không phải là vai trò của sản xuất lương thực?

A. Đảm bảo lương thực cho nhân dân.

B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

C. Cung cấp lâm sản.

D. Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.

Đáp án cần chọn là: C

Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:

 – Nhằm đảm bảo lương thực cho trên 80 triệu dân.

– Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

– Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu

– Là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất lương thực.

⇒ Đáp án A, B, D đúng.

– Cung cấp lâm sản (gỗ) là vai trò của ngành lâm nghiệp → Loại

Câu 47: Vùng nào sau đây có năng suất lúa cao nhất cả nước:

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng ven biển miền Trung.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án cần chọn là: C

ĐBSH là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai (sau đồng bằng sông Cửu Long) và là vùng có năng xuất lúa cao nhất cả nước.

Câu 48: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 19, hãy cho biết cây cà phê được trồng chủ yếu ở vùng nào?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Tây Nguyên.

Đáp án cần chọn là: D.

 B1. Xem kí hiệu cây cà phê ở trang 3 (kí hiệu chung).

B2. Xác định các khu vực trồng cà phê.

⇒ Kí hiệu cây cà phê phổ biến nhất ở vùng Tây Nguyên.

⇒ Tây Nguyên là vùng có dện tích trồng cây cà phê lớn nhất nước ta (nhờ đất badan màu mỡ trên bề mặt cao nguyên xếp tầng).

Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị

Chuyên mục: Lớp 12, Địa Lý 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button