Top 10 báo cáo thực tập đài phát thanh truyền hình đặc sắc
Báo cáo thực tập đài phát thanh truyền hình là một trong những mẫu báo cáo được nhiều bạn sinh viên ngành truyền thông báo chí tìm kiếm nhất. Bởi đây là chủ đề mà rất nhiều giảng viên hướng dẫn khuyến khích sinh viên của họ tìm hiểu. Bởi vậy cần chú trọng trong việc thực hiện bài báo cáo này
Tuy nhiên, cách làm cụ thể một bài báo cáo thực tập tại đài phát thanh truyền hình thì không phải bạn nào cũng nắm chắc được. Dưới đây là top những bài mẫu báo cáo thực tập đài phát thanh truyền hình hay và cụ thể, chi tiết nhất để các bạn tham khảo, nghiên cứu và tìm hiểu.
Nội dung
- I. Top 10 báo cáo thực tập tại đài phát thanh truyền hình hay nhất
- 1. Báo cáo thực tập tại Đài truyền hình Việt Nam
- 2. Báo cáo thực tập tại Đài phát thanh – truyền hình Đà Nẵng
- 3. Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa
- 4. Báo cáo thực tập tại Đài truyền hình Giảng Võ
- 5. Báo cáo thực tập tại Đài truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 6. Báo cáo kiến tập tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
- 7. Báo cáo kiến tập tại Đài truyền hình Bắc Ninh
- 8. Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên
- 9. Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng
- 10. Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội
- II. Bố cục và trình bày báo cáo thực tập Đài Phát thanh – Truyền hình
- II. Những lưu ý khi làm bài báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình
- III. Những kinh nghiệm cần có khi làm báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình
I. Top 10 báo cáo thực tập tại đài phát thanh truyền hình hay nhất
1. Báo cáo thực tập tại Đài truyền hình Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam là Đài Quốc gia của cả nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là đài phủ sóng toàn quốc duy nhất tại Việt Nam. Đài được thành lập vào ngày 7/9/1970 và là một tổ chức thuộc Chính Phủ hoạt động bằng ngân sách của nhà nước.
Bạn đang xem: Top 10 báo cáo thực tập đài phát thanh truyền hình đặc sắc

Download tài liệu
2. Báo cáo thực tập tại Đài phát thanh – truyền hình Đà Nẵng
Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng là một Đài địa phương trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Đây là một trong những cơ quan tên tuổi và có sự phát triển mạnh tại khu vực miền Trung cũng như trên cả nước. Đài có 2 kênh truyền hình: DaNang TV1 và DaNang TV2 HD.

Download tài liệu
3. Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa
Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa được thành lập ngày 26 tháng 9 năm 1956, là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, có chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối và chủ trương của Đảng, pháp luật chế độ chính sách của Nhà nước, quản lý thống nhất sự nghiệp phát thanh và truyền hình trên địa bàn tỉnh.

Download tài liệu
4. Báo cáo thực tập tại Đài truyền hình Giảng Võ
Bài báo cáo thực tập tại Đài truyền hình Giảng Võ dưới đây được bạn sinh viên làm rất chi tiết, đầy đủ với nội dung và cách trình bày khoa học. Bài đã tổng hợp được những kiến thức thực tế qua quá trình thực tập của bạn sinh viên tại Đài Truyền hình Giảng Võ. Các bạn có thể tham khảo nội dung đầy đủ dưới đây.

Download tài liệu
5. Báo cáo thực tập tại Đài truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Đài Phát thanh – Truyền hình Bà Rịa – Vũng Tàu là công cụ truyền bá các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, là phương tiện giải trí đa dạng, đáp ứng hầu hết các nhu cầu thưởng thức, hưởng thụ tinh thần và thư giãn của mọi đối tượng xem Đài.

Download tài liệu
6. Báo cáo kiến tập tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
Bài Báo cáo kiến tập tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh dưới đây có nội dung rất sâu kỹ và cách trình bày khoa học với 2 phần chính đó là: Cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất của Đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh và Quá trình kiến tập tại Đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh.

Download tài liệu
7. Báo cáo kiến tập tại Đài truyền hình Bắc Ninh
Đài Phát thanh – Truyền hình Bắc Ninh trực thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh. Đài được thành lập từ năm 1997 và có nhiệm vụ sản xuất các chương trình phát thanh, phát hình có nội dung tổng hợp và cung cấp các vấn đề về đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị tới tất cả người dân trong tỉnh Bắc Ninh.

Download tài liệu
8. Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên
Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên là cơ quan báo chí trực thuộc UBND Tỉnh Thái Nguyên thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy và chính quyền địa phương.

Download tài liệu
9. Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng
Đài Phát thanh – Truyền hình Hải Phòng có trụ sở tại số 2, Đường Nguyễn Bình, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng, là cơ quan trực thuộc UBND Thành phố Hải Phòng. Đài được thành lập ngày 1/9/1956. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển Đài Phát thanh – Truyền hình Hải Phòng đã có nhiều đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Download tài liệu
10. Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội
Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội được thành lập vào ngày 14/10/1954 và là cơ quan truyền thông báo chí trực thuộc UBND thành phố Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay, Đài đã có nhiều bước phát triển vượt bậc và trở thành một phương tiện thông tin đại chúng, là người bạn thân thiết của mỗi gia đinh Việt.

Download tài liệu
100+ Báo cáo thực tập Đài phát thanh truyền hình
10 Mẫu luận văn thạc sĩ nông nghiệp được đánh giá cao
Tham khảo 10 mẫu luận văn, báo cáo tốt nghiệp kinh tế hay nhất
II. Bố cục và trình bày báo cáo thực tập Đài Phát thanh – Truyền hình
1. Bố cục của báo cáo thực tập Đài phát thanh – truyền hình
Để có thể thực hiện được một báo cáo thực tập tại Đài phát thanh – truyền hình sao cho đúng chuẩn. Thì việc nắm rõ về bố cục trình bày vô cùng quan trọng, thông thường bài báo cáo thực tập sẽ cần có những phần sau đây:
- Tên đơn vị thực tập, tên trường, khoa của sinh viên.
- Tên báo cáo: Báo cáo thực tập tại sở Đài phát thanh – Truyền hình
- Chuyên ngành học.
- Tên cơ quan thực tập.
- Người hướng dẫn tại cơ quan thực tập.
- Tên sinh viên viết báo cáo.
- Thời gian hoàn thành báo cáo thực tập.
- Lời cảm ơn.
- Nhận xét của đơn vị thực tập, giáo viên hướng dẫn.
- Mục lục.
2. Hình thức trình bày bài báo cáo thực tập Đài Phát thanh – Truyền hình
Bên cạnh bố cục trình bày, thì sinh viên cũng cần nắm rõ hình thức trình bày chuẩn của bài báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình :
- Báo cáo phải có độ dài từ 20-70 trang không tính phụ lục. Phải có trang bìa và đóng thành quyển.
- Báo cáo thực tập phải trình bày theo đúng tiêu chuẩn được quy định của văn bản báo cáo. Phải có đầy đủ các nội dung được trình bày theo bố cục phía trên.
- Nội dung báo cáo thực tập phải được trình bày chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc, khoa học. Chỉ được in nội dung báo cáo trên 1 trang và không được tẩy xóa.
3. Nội dung của bài báo cáo thực tập
Tùy thuộc vào yêu cầu của giảng viên hướng dẫn cũng như nội dung thực tập, thời gian thực tập mà phần nội dung sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên, một số phần không thể thiếu trong bài báo cáo đó là:
- Quá trình hình thành và sự phát triển Đài
- Nêu chức năng, nhiệm vụ, tầm quan trọng của các bộ phận trong Đài
Cuối cùng là kết hoạt động của Đài trong thời gian vừa qua. Nêu các phương hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo.
II. Những lưu ý khi làm bài báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình
1. Liên hệ trước với đơn vị trước khi đi thực tập
Trước khi đi thực tập, sinh viên cần trình diện với đơn vị văn hóa muốn thực tập trước 2 – 3 tuần để được tìm hiểu kỹ cơ sở, đơn vị thực tập và tiếp nhận những thông tin liên quan tránh sự bỡ ngỡ do chưa biết được vị trí, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động,…
Ngoài ra, việc liên hệ trước với đơn vị thực tập còn tránh và xử lý được những thay đổi đến từ phía cơ sở như: không tiếp nhận, thay đổi kế hoạch,…
2. Giữ mối quan hệ tốt với giáo viên hướng dẫn
Giáo viên hướng dẫn là người quyết định điểm quá trình thực tập của bạn cũng như điểm khóa luận, chuyên đề thực tập bởi vậy nên sinh viên thực tập cần cố gắng giữ mối quan hệ tốt với giáo viên hướng dẫn.
Sinh viên cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kiến thức và xin sự hướng dẫn, chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn, phải có sự tích cực chăm chỉ và làm theo đúng những chỉ dẫn của giáo viên để thêm phần gắn kết và có thể hoàn thành bài báo cáo tốt hơn, nhận được sự đánh giá cao từ giáo viên.
3. Lưu ý về hình thức bài báo cáo thực tập
Hình thức bài báo cáo thực tập chiếm vai trò khá là quan trọng đối với việc đánh giá bài báo cáo và sẽ là phần gây ấn tượng đầu tiên đối với giáo viên chấm đánh giá nên cần có sự chú trọng và cẩn thẩn.Bài báo cáo cần trình bày theo thể thức khoa học, form chuẩn, đặc biệt tránh những lỗi sai chính tả. Cần trình bày ngắn gọn, súc tích các mục và tiểu mục trong từng chương, tránh lan man dài dòng.
Ngoài ra, việc đóng thành quyển cũng cần sự chỉn chu, in ấn chuẩn chỉnh, phần phụ lục và những hình ảnh có trong bài báo cáo thì cần phải in màu rõ nét. Phần bố cục và màu sắc từ bìa bài báo cáo cho đến phần nội dung bên trong cũng cần hài hòa và cân đối.
Những sinh viên trong ngành cần phải tập trung và có sự đầu tư hoàn chỉnh cho bản báo cáo thực tập từ ngay phần hình thức trình bày thì mới dễ dàng tạo ấn tượng và đạt kết quả cao cho bài báo cáo.
III. Những kinh nghiệm cần có khi làm báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình
1. Kinh nghiệm lựa chọn đơn vị thực tập
Việc lựa chọn đơn vị thực tập đối với sinh viên là một việc vô cùng quan trọng, cần thiết nhưng cũng không hề đơn giản. Trước hết cần phải tìm hiểu kĩ thông tin về các đơn vị văn hóa cả lớn và nhỏ về các lĩnh vực hoạt động, cơ cấu bộ máy tổ chức và các hoạt động chính diễn ra tại đơn vị. Cần nắm vững kiến thức về chuyên ngành để từ đó áp dụng vào các lĩnh vực của công ty và vận dụng một cách linh hoạt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong quá trình thực tập tại đơn vị.
Các sinh viên ngành này cần có sự cân nhắc cho phù hợp để lựa chọn cho mình một cơ sở đi thực tập thuận tiện, có thể trực tiếp vận dụng những kiến thức ngành đã được học để hoàn thành tốt được bài báo cáo thực tập.
2. Kinh nghiệm lựa chọn đề tài báo cáo thực tập
Việc chọn đề tài và đề cương phải phù hợp với các lĩnh vực hoạt động của cơ sở, đơn vị. Những đề tài không nên quá rộng cũng không quá hẹp, cần có nội dung và định hướng cụ thể để áp dụng được một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất những kiến thức đã được học trong ngành vào bài báo cáo. Những đề tài này cần mang tính thiết thực, gắn trực tiếp với lĩnh vực hoạt động của đơn vị sinh viên đi thực tập.
3. Kinh nghiệm tìm hiểu, tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo
Để có thể làm tốt một bài báo cáo thực tập thì sinh viên ngành này cần có sự linh hoạt chủ động tìm kiếm tài liệu và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Trước hết là nên tham khảo và hỏi ý kiến, xin tài liệu từ thầy cô và các anh chị khóa trên.
Và đặc biệt, trước và trong khi làm bài báo cáo thực tập , những sinh viên cần phải tìm hiểu kiếm nhiều sách vở, tài liệu qua nguồn thông tin ở thư viện trường học, đó sẽ là nguồn cung cấp thông tin và tài liệu chính xác, đa dạng nhất.
Ngoài ra, tìm kiếm những thông tin, tài liệu trên mạng cũng là một nguồn vô cùng đa dạng, phong phú và hữu ích. Tuy nhiên, những tài liệu trên mạng không nhiều và cần có sự chọn lọc, nghiên cứu một cách cẩn thận, không nên lấy quá nhiều phần bài làm của người khác mà chỉ là một nguồn tham khảo thêm.
Top 10 tiểu luận về triết học Mác- Lênin hay nhất.
Top 10 mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa hay nhất
Trên đây là top những tài liệu báo cáo thực tập Đài Phát thanh – Truyền hình cùng những chia sẻ ý nghĩa, mong rằng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đừng quên theo dõi 123doc để được tham khảo những tài liệu đặc sắc đúng chuẩn nhất. Chúc các bạn thành công!
Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị
Chuyên mục Tài Liệu