Hóa HọcLớp 8

Tổng số hạt

Câu 1: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử Y là 52, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Y là

A. Cl        

B. Na        

Bạn đang xem: Tổng số hạt

C. F        

D. Cu

Đáp án: A (HD: Z = (52 + 16)/4 = 17 ⇒ Y là Cl)

Câu 2. Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định số khối X?

A. 23

B. 24

C. 27

D. 11

Đáp án A

Ta có tổng số hạt trong nguyên tử: P + N + E = 34

Mà P = E = Z ⇒ 2Z + N = 34

Mặt khác số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện nên:

2Z = 1,8333N ⇒ 1,8333N + N = 34 ⇒ N = 12 ⇒ Z = 11

Vậy X có Z = 11 nên điện tích hạt nhân là 11+

Số khối của X: A = Z + N = 23

[CHUẨN NHẤT] Tổng số hạt

Câu 3: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Nguyên tố X là

A. Br.        

B. Cl.        

C. Zn.        

D. Ag.

Đáp án: A

Câu 4. Một nguyên tử nguyên tố A có tổng số proton, nơtron, electron là 52. Tìm nguyên tố A.

A. Mg

B. Cl

C. Al

D. K

Đáp án B

Ta có: 2Z + N = 52

Do bài toán có hai ẩn nhưng chỉ có một dữ kiện để lập phương trình nên ta sử dụng thêm giới hạn

1 ≤ N/Z ≤ 1,222 hay 52/3,222 ≤ Z ≤ 52/3 ⇒ 16,1 ≤ Z ≤ 17,3.

Chọn Z = 17 ⇒ N = 18 ⇒ A = 35 (nguyên tố Clo)

Câu 5: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là

A. [Ne]3s2        

B. [Ne] 3s23p1       

C. [Ne] 3s23p2        

D. [Ne] 3s23p3

Đáp án: B (HD: Z = (40 + 12)/4 = 13 ⇒ cấu hình: 1s22s22p63s23p)

Câu 6. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40.Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là:

A. 27

B. 26

C. 28

D. 23

Đáp án A

p + n + e = 40 vì p = e ⇒ 2p + n = 40 (1)

Hạt mang điện: p + e = 2p

Hạt không mang điện: n.

Theo bài: 2p – n = 12 (2)

Từ 1 và 2 ⇒ p = e = 13; n = 14 ⇒ A = p + n = 27

Vậy, kim loại X là Ca, Y là Fe.

Câu 7: Tổng số hạt cơ bản trong M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là

A. Cr.        

B. Cu.        

C. Fe.        

D. Zn.

Đáp án B (HD: Z = (90 + 2.2 + 22)/4 = 29 ⇒ Cu )

Câu 8. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X, Y lần lượt là

A. Na, K.

B. K, Ca.

C. Mg, Fe.

D. Ca, Fe.

Đáp án D

Đặt số proton, notron của A lần lượt là pA, nA

Đặt số proton, notron của A lần lượt là pB, nB

­Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton = số electron → eA = pA ; eB = pB

Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử A, B là 142 nên ta có phương trình:

(pA + eA + nA) + (pB + eB + nB) = 142

→ 2pA + nA + 2pB + nB = 142

→ 2pA + 2pB + nA + nB = 142 (1)

Trong A, B số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42 nên ta có phương trình

(pA + eA + pB + eB) – (nA + nB) = 42

→ (2pA + 2pB) – (nA + nB) = 42 (2)

Số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12 nên ta có phương trình

(pB + eB) – (pA + eA) = 12

→ 2pB – 2pA = 12

→ pB – pA = 6 (3)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

(2pA + 2pB) + (nA + nB) = 142

(2pA + 2pB) − (nA+nB) = 42

2pA + 2pB = 92 (4)

nA + nB = 50

Từ (3) và (4) kết hợp ta có hệ phương trình:

−pA + pB = 6(3)

2pA + 2pB = 92(4)

⇒ pA = 20

pB = 26

Vậy 2 nguyên tố A, B là Ca và Fe

Câu 9. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. X là nguyên tố nào sau đây?

A. Al

B. Fe

C. Cu

D. Ag

Đáp án D

Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong 1 nguyên tử nguyên tố X là 155:

p + e + n = 155 hay 2p + n = 155 (do p = e) (1)

Số hạt mang điện (p và e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n) là 33 hạt.

(p + e) – n = 33 hay 2p – n = 33(2)

Giải (1), (2) ta có p = e = 47 => A = P + N = 108 => Ag

Câu 10. Một ion X3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hat mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Viết kí hiệu của nguyên tử X.

A. 

B. 

C. 

D. 

Đáp án A

Gọi pM , eM và nM là 3 hạt cơ bản của nguyên tố M

=> tổng số hạt cơ bản của ion M3+ là: pM + eM + nM -3 = 79

=> 2.pM + nM = 82 (1)

Trong ion M3+, số hạt mang điện là: pM và eM -3 (ion M3+ có ít hơn 3 electron so với nguyên tử M)

Mà tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 19

=> pM + eM – 3 – nM = 19 => 2pM – nM = 22 (2)

Từ (1) và (2) => pM = eM = 26; nM= 30

⇒ Z = 26; N = 30 ⇒ A = 56. Vậy ki hiệu nguyên tử: 2656X

Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị

Chuyên mục: Lớp 8, Hóa Học 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button