Câu hỏi: Tại sao người Ai Cập cổ lại sùng bái tự nhiên?
Trả lời
Lí do người Ai Cập cổ sùng bái tự nhiên vì:
Bạn đang xem: Tại sao người Ai Cập cổ lại sùng bái tự nhiên?
– Ai Cập cổ điều kiện tự nhiên và đặc trưng kinh tế riêng biệt. Do đó, nhân tố tự nhiên đóng vai trò quan trọng đối với xã hội thời bấy giờ.
– Ai Cập khai sinh gắn liền với dòng sông Nin, con sông gắn liền với đời sống sản xuất kinh tế nông nghiệp của người dân.
– Không chỉ vậy, Ai Cập là quốc gia có hình thức thể chế quân chủ chuyên chế cổ đại, đứng đầu bộ máy nhà nước là Pha-ra-ông. Trong đó, giai cấp thống trị cai trị giai cấp bị trị thông qua tông giáo.
– Trong tôn giáo Ai Cập cổ đại thì việc sùng bái tự nhiên là việc bình thường, chiếm địa vị trọng yếu. Người dân sùng bái Thiên thần Nut, địa thần Geb, và thủy thần Osiris. Đặc biệt, thần mặt trời Ra được người Ai Cập cổ tôn vinh nhiều và phổ biến hơn.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại
Kiến thức tham khảo
Tôn giáo Ai Cập cổ đại bao gồm các niềm tin tôn giáo và nghi thức khác nhau tại Ai Cập cổ đại qua hơn 3.000 năm, từ thời kỳ Tiền Triều Đại cho đến khi du nhập Kitô giáo trong những thế kỷ đầu Công nguyên. Những niềm tin này tập trung vào thờ cúng các vị thần đại diện cho nhiều khía cạnh, ý tưởng và chức năng quyền lực khác nhau của thiên nhiên, thể hiện qua các nguyên mẫu phức tạp và đa dạng. Vào thời kỳ của triều đại thứ 18, người Ai Cập đã có nâng vị thế một số đơn vị thần như Amun lên hàng đấng sáng tạo vũ trụ với nhiều biểu hiện, tương tự như khái niệm kinh tế cũng được tìm thấy trong đạo Ki-tô: niềm tin rằng một Thượng đế có thể tồn tại trong nhiều hơn một người.
Những vị thần được tôn thờ với các nghi lễ và cầu nguyện, trong các ngôi đền địa phương và đền thờ gia đình cũng như trong ngôi đền chính thức quản lý bởi các giáo sĩ. Các vị thần khác nhau đã được nổi bật ở giai đoạn khác nhau của lịch sử Ai Cập, và các huyền thoại liên quan đến họ thay đổi theo thời gian, do đó, Ai Cập chưa bao giờ có một hệ thống thứ bậc các vị thần chặt chẽ hay một thần thoại thống nhất. Dù vậy, trong tôn giáo Ai Cập có nhiều niềm tin bao quát. Trong số đó có sự tôn thờ của pharaon – đã giúp thống nhất quốc gia về mặt chính trị, và niềm tin phức tạp về một thế giới bên kia, mà đã dẫn đến việc gia tăng tục chôn cất công phu của người Ai Cập.
Truyền thuyết về các vị thần của Ai Cập cổ đại khá đặc biệt. Thần Mặt Trời, hay Thần Thái Dương là Ra, sinh ra hai vị thần, nam thần Shu – thần không khí và nữ thần Tefnut, thần hơi nước. Shu và Tefnut cưới nhau rồi sinh ra đôi thần trai gái là Nut và Geb. Nut và Geb cũng yêu nhau, nhưng bị cha cấm hẹn hò vì vậy họ phải lén lút với nhau. Một hôm, thần Shu bắt gặp, ném Nut lên trời, đạp Geb xuống sâu trong mặt đất. Từ đó, Nut là nữ thần bầu trời, Geb là nam thần mặt đất. Nhưng nhờ có thần Thoth, cả hai cũng được cưới nhau và bên nhau chỉ trong năm ngày (Thot thắng 72 ván cờ với thần mặt trăng Khonsu nên đã làm cho lịch dương chuyển thành 365 ngày nhờ ánh sáng của mặt trăng).
Nut sinh ra năm vị thần là: Osiris, Isis, Seth, Nephthys và Horus (một số thần thoại xưa). Cả năm vị thần đều là những vị thần quan trọng trong thế giới Ai Cập, được ghi chép lại trong cuốn “Book of The Dead” nghĩa là Sách của Người Chết.
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10