Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội nhằm mục đích nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, các vấn đề tồn tại, nguyên nhân trong công tác xử lý công trình sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý công trình xây dựng sai phép.
*Ghi chú: Có 2 link để tải luận văn báo cáo kiến trúc xây dựng, Nếu Link này không download được, các bạn kéo xuống dưới cùng, dùng link 2 để tải tài liệu về máy nhé!
Download tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội File Word, PDF về máy

Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội
- Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển đô thị hóa của đất nước, việc gắn kết, đảm bảo
hài hòa giữa kiến trúc, cảnh quan và môi trường là mục tiêu then chốt mà bất
cứ thành phố nào cũng hướng đến. Đặc biệt là Thành phố Hà Nội, một thành
phố được coi là văn minh đô thị bậc nhất của cả nước . Tuy nhiên hiện nay sự
gia tăng về số lượng công trình công cộng và nhà ở của thành phố đang đặt ra
yêu cầu ngày càng cao đối với những người làm công tác quản lý nhà nước về
xây dựng. Vì bên cạnh những công trình xây dựng đúng phép góp phần thúc
đẩy kinh tế xã hội, xuất hiện hàng loạt công trình xây dựng sai phép ngang
nhiên tồn tại hoạt động kinh doanh nhằm tư lợi cá nhân, đang làm biến dạng
kiến trúc và có nguy cơ phá vỡ quy hoạch thủ đô nhất là tại các trung tâm gây
nhiều bức xúc cho người dân và cấp quản lý. Quận Hai Bà Trưng là quận
trung tâm nội thành Hà Nội cũng không nằm ngoài hệ lụy đó.
Quận Hai Bà Trưng là khu vực nổi cộm về điểm nóng những sai phạm
trong trật tự xây dựng đô thị ở Thành phố Hà Nội hiện nay. Ở đây, rất nhiều
công trình nhà ở, khách sạn, nhà hàng,… Xây dựng lấn chiếm về khoảng
không, vỉa hè, đường đi vi phạm hành lang an toàn cấp điện, cấp nước, chỉ
giới xây dựng gây nên sự bất hợp lý, trật trội về quy hoạch xây dựng. Bên
cạnh đó, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng hiện nay còn có nhiều công trình xây
dựng sai phép tồn tại nhiều năm vẫn chưa được xử lý triệt để đã và đang gây
nhiều vấn đề bức xúc cho người dân và dư luận.
Vì vậy, yêu cầu công tác phải kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng
và xử lý nghiêm minh, triệt để những công xây dựng sai phép theo đúng quy
hoạch và pháp luật, loại trừ hiện tượng xây dựng sai phép, vi phạm mật độ,
chiều cao… là một vấn đề bức thiết hơn bao giờ hết ở quận hiện nay.SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang 1
- Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
Dưới góc độ quản lý nhà nước về đô thị thì hiện nay có khá nhiều công
trình, bài viết về công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn
Thành phố Hà Nội. Có thể nêu ra một số luận văn, luận án với những đề tài
như: Luận văn Nguyễn Quốc Thành (2008) “Quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng quận Ba Đình, Hà Nội ” Học viện Hành chính, Nguyễn Huy Toàn
(2011) “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của thanh tra xây dựng đô thị
tại huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội” Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Phạm
Sơn Lâm
(2011)“Công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh
TP Hà Nội” của Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong TP Hà Nội .
Các công trình trên đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của quản lý
trật tự xây dựng trong đó cũng đề cập tới công tác xử lý công trình xây dựng
sai phép nhưng mới chỉ nghiên cứu dưới góc độ chung về quản lý trật tự xây
dựng, chưa đi cụ thể tập trung vào một vấn đề trong công tác xử lý vi phạm
trật tự xây dựng đô thị. Đến nay chưa có công trình khoa học nghiên cứu nào
tìm hiểu trực tiếp, cụ thể về vấn đề : “Quản lý nhà nước về xử lý công trình
xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội ”. Mặc dù
trên địa bàn quận Hai Bà Trưng là khu vực tập trung nhiều sai phạm nhất
trong Thành phố Hà Nội hiện nay.Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “ Quản lý nhà
nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà
Trưng TP Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu và viết khóa luận tốt nghiệp.SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang 2
- Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
a. Đối tượng nghiên cứu: Công tác xử lý công trình xây dựng sai phép
b. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại quận Hai Bà Trưng,
Thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những lý luận chung, thực trạng phân tích công
tác xử lý công trình xây dựng sai phép trong quản lý trật tự xây dựng từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chuyên đề là nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, các vấn đề tồn
tại, nguyên nhân trong công tac x
́ ử lý công trình sai phép trên đia ban qu
̣ ̀ ận Hai
Bà Trưng. Từ đo đ
́ ưa ra môt sô giai phap chu yêu nhăm nâng cao hi
̣ ́ ̉ ́ ̉ ́ ̀ ệu quả
công tác xử lý công trình xây dựng sai phép, đây manh tiên đô th
̉ ̣ ́ ̣ ực hiện công
tác xử lý những vi phạm, nhăm giup cac nha quan ly đô thi co đ
̀ ́ ́ ̀ ̉ ́ ̣ ́ ược cai nhin
́ ̀
̉
tông quan h ơn vê th
̀ ực trang đ
̣ ể sớm có biện pháp tích cực khắc phục các vấn
đề còn tồn tại trong công tác này.b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về xử lý công trình sai phép
trong quản lý trật tự xây dựng đô thị. Phân tích thực trạng hoạt động quản lý và xử lý công trình xây dựng
sai phép. Phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của công tác quản lý và
xử lý công trình xây dựng sai phép, xác định nguyên nhân của những hạn chế.SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang 3
- Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
Đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước
về xử lý công trình sai phép tại quận Hai Bà Trưng.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp này giúp thu thập thông tin, số liệu, thực trạng công tác xử lý
công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Số liệu sử
dụng trong chuyên đề chủ yếu được tổng hợp từ nhiều phòng ban trực
thuộc UBND quận Hai Bà Trưng, đặc biệt là Thanh tra xây dựng quận Hai
Bà Trưng.
Phương pháp tổng hợp, phân tích
Phương pháp nghiên cứu này dựa vào việc xử lý thông tin, tư liệu để đi đến
các kết luận, đánh giá thông qua việc phân tích và tổng hợp. “ Phân tích là
phương pháp phân chia cái toàn thể của hệ thống thành tiểu hệ thống, từng
phân hệ, từng cá thể để nghiên cứu và tìm hiểu. Còn tổng hơp là phương
pháp dựa vào phân tích và liên kết, thống nhất các bộ phận, các mặt yếu tố
lại để nhận thức cái toàn thể”.
Trên cơ sở số liệu được tập hợp thông qua các chương trình nghiên cứu, các
chính sách của nhà nước, các website, các tài liệu, …để tổng hợp lại kết quả
nhằm mục đích nghiên cứu.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Phương pháp này nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng, tình hình thực tế vi
phạm và cách thức xử lý vi phạm diễn ra thực tế trên địa bàn quận. Qua
điều tra, khảo sát thực tế, người nghiên cứu tổng quát hóa các kết quả, tồn
tại yếu kém và nguyên nhân để phát huy cái tốt, khắc phục cái hạn chế cái
SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang 4 - Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
chưa tốt trong thực trạng phát triển. Kết quả của điều tra khảo sát thực tế
là một trong những cơ sở để đánh giá và đưa ra biện pháp giúp các nhà
quản lý nâng cao hiệu quả công tác.
Ngoài ra trong khóa luận em còn sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ
sự giống nhau, khác nhau, mức độ hơn kém giữa các vấn đề, phương diện,
và cách thức quản lý kiểm soát của địa bàn.
5. Kết cấu khóa luận
Tên đề tài: “Quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa
bàn quận Hai Bà Trưng Thành phố Hà Nội”
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, chuyên đề
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quản lý công trình xây dựng sai phép
Chương 2: Thực trạng công tác xử lý công trình xây dựng sai phép trên
địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử
lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà TrưngSVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang 5
- Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG SAI PHÉP
1. 1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về quy hoạch đô thị
Khoản 4, Điều 3 Luật Quy hoạch ngày 17/6/2009
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị,
hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị..
1.1.2. Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch
Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch: Là tổng thể các biện pháp và
cách thức mà chính quyền đô thị vận dụng vào các quản lý để tác động vào
các hoạt động xây dựng và phát triển đô thị nhằm đạt các mục tiêu đề ra.
1.1.3. Giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng: Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công
trình. Những công trình xây dựng này đã đủ điều kiện về mặt kiến trúc, xay
dựng kết cấu hạ tầng, an toàn,… theo luật định và được phép khởi công xây
dựng.
SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang 6 - Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
Cấp giấy phép xây dựng các công trình nhằm tạo cho các tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình thực hiện xây dựng các công trình nhanh chóng, thuận tiện.
Đảm bảo quản lý việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định
của pháp luật có liên quan: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo
tồn các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và các công trình kiến trúc
có giá trị ; phát triển kiến trúc mới, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc và sử
dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình. Trên cơ sở cấp giấy phép xây
dựng làm căn cứ để kiểm tra giám sát thi công, xử lý các vi phạm về trật tự
xây dựng, lập hồ sơ hoàn công và đăng ký sở hữu hoặc sử dụng công trình.
1.2. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
1.2.1. Khái niệm
Quản lý trật tự xây dựng đô thị là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất,
kiến nghị và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự luật định về các vấn
đề liên quan đến trật tự xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng quản lý đô thị phù
hợp với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng;
giữ gìn và phát triển bộ mặt đô thị theo đúng quy hoạch được phê duyệt tạo
điều kiện cho nhân dân xây dựng, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của
nhân dân; ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất công, sử
dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép, sai phép giữ gìn kỷ cương phép
nước.
Quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng: Là đi rà sát kiểm tra
những công trình xây dựng trên địa bàn xây dựng mà không đúng như yêu cầu
trong GPXD đã được cơ quan cấp phép cấp cho và có biện pháp xử lý theo
luật định. Quản lý trật tự xây dựng là khâu tiếp theo của khâu cấp phép. Quản
lý trật tự xây dựng dựa trên căn cứ chủ yếu là GPXD và các tiêu chuẩn đã
được duyệt cho địa phương. Công tác quản lý trật tự xây dựng đảm bảo cho
công tác cấp phép được thực thi có hiệu lực, hiệu quả và đi vào thực tiễn.
SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang 7 - Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
1.2.2. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng
a. Công trình xây dựng không phép
Là những công trình mà khi khởi công xây dựng chưa có báo cáo với cơ
quan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn để đăng kí xin cấp GPXD và
chưa được sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa
bàn để tiến hành xây dựng công trình. Việc xin phép với những công trình này
là bắt buộc nhưng chủ đầu tư đã không xin cấp GPXD. Hậu quả gây ra bởi
những công trình vi phạm loại này thường là xây dựng không đúng theo quy
hoạch chi tiết của địa phương…, xây dựng không đúng chỉ giới đường đỏ dễ
gây tranh chấp đất đai, các biện pháp thi công không được kiểm soát gây ảnh
hưởng các công trình kiến trúc kế cận, mỹ quan, môi trường đô thị xung
quanh …
Đối với các công trình loại này thì tùy vào mức độ vi phạm mà cơ quan chức
năng có thể cân nhắc cho tiếp tục tồn tại hoặc nếu mức độ nghiêm trọng thì
có thể cưỡng chế tháo dỡ hoàn toàn công trình.
b. Công trình xây dựng sai phép
Là những công trình xây dựng không đúng với thiết kế đã được duyệt phê
duyêt cũng như không đúng với nội dung GPXD đã cấp.
c. Công trình xây dựng sai thiết kế được phê duyệt
Là những công trình thuộc loại được miễn GPXD nhưng đã được xét duyệt
và thông qua thiết kế công trình của cơ quan chức năng. Nhưng khi đi vào thi
công trình thì lại tiến hành xây dựng sai với thiết kế được cấp có thẩm quyền
thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tý lệ 1/500 đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
Các công trình được miễn giấy phép xây dựng chiếm số lượng khá nhỏ và
chủng loại không nhiều. Do đó, tình trạng vi phạm của các công trình thuộc
loại này và hậu quả gây ra của nó đối với đô thị cũng không quá lớn.
SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang 8 - Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
d. Công trình xây dựng có tác động tiêu cực đến các công trình lân cận
Là những công trình đã được cấp phép (hoặc được miễn giấy phép) tuy
nhiên khi thi công thì gây ảnh hưởng xấu tới kết cấu, độ an toàn của các công
trình kế cận, đến môi trường của cộng đồng dân cư xung quanh.
1.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Mọi hành vi vi phạm trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời và phải
bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm phải được tiến hành kịp thời, công
minh, triệt để và đúng trình tự, thủ tục quy định. Mọi hậu quả do vi phạm trật
tự xây dựng gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính một lần, việc tái phạm phải
được xem là hành vi vi phạm mới để xử phạt. Việc xử lý vi phạm hành chính
phải căn cứ vào tính chất, mức độ của vi phạm, nhân thân người vi phạm và
những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý
thích hợp.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà dung túng, bao che
không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không công minh, không đúng
thẩm quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ của sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại vật chất
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có hành vi chống đối người
thì hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hoặc có
những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vi phạm sẽ bị
xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây
thiệt hại về chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1.4. Trách nhiệm bảo đảm trật tự xây dựng đô thịSVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang 9
- Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
Quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐCP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây
dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị như sau:
1.4.1. Trách nhiệm của chủ đầu tư
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về xây dựng.
Ngừng thi công xây dựng công trình, tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm
ngay sau khi có biên bản ngừng thi công xây dựng.
Trường hợp bị cưỡng chế phá dỡ phải chịu toàn bộ chi phí thực hiện cưỡng
chế phá dỡ.
Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra; nếu gây hậu quả
nghiêm trọng còn bị xử lý theo quy định của quy định của pháp luật hình sự.
Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
1.4.2. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về xây dựng.
Ngừng thi công xây dựng khi có biên bản ngừng thi công xây dựng.
Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1.4.3. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý trật tự
xây dựng
a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Đôn đốc, kiểm tra tình hình trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn, ban hành
kịp thời quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ
công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo thẩm quyền.
Xử lý những cán bộ dưới quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây
dựng đô thị để xảy ra vi phạm.
Chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.
SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang
10 - Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận
Đôn đốc, kiểm tra Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện
quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc địa bàn, ban hành kịp thời quyết định
cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo thẩm
quyền.
Xử lý Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, các cán bộ dưới quyền được giao
nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm.
Chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.
Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
ban hành biện pháp cần thiết, phù hợp thực tế nhằm quản lý trật tự xây dựng
đô thị có hiệu quả.c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ban hành các quy định, biện pháp nhằm xử lý, khắc phục tình hình vi phạm
trật tự xây dựng đô thị. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi
thẩm quyền.
Xử lý Chủ tịch UBND cấp huyện và các cán bộ dưới quyền được giao
nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm.
Chịu trách nhiệm về tình hình trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh.
d. Trách nhiệm của người có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng đô thị
Chánh thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nắm tình
hình trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn, kiến nghị Giám đốc Sở Xây dựng báo
cáo và đề xuất UBND cấp tỉnh những biện pháp chấn chỉnh, khắc phục;
Giám đốc Sở Xây dựng, Chánh thanh tra Sở Xây dựng, Chánh thanh tra xây
dựng cấp quận và cấp phường (nếu có), phòng quản lý đô thị cấp quận (nếu
SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang
11 - Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
có) và thủ trưởng các cơ quan khác được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây
dựng đô thị chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị
thuộc thẩm quyền quản lý; xử lý các cán bộ dưới quyền được phân công
quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm.
đ. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ
quản lý trật tự xây dựng đô thị
Kiểm tra, phát hiện và báo cáo kịp thời những vi phạm trật tự xây dựng đô thị
thuộc địa bàn được giao nhiệm vụ quản lý hoặc có biện pháp xử lý kịp thời vi
phạm trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền.
Chịu trách nhiệm về những sai phạm trực tiếp hoặc gián tiếp trong quản lý
trật tự xây dựng đô thị. Trường hợp cấp giấy phép xây dựng sai, cấp giấy
phép xây dựng chậm thời hạn do pháp luật quy định, quyết định sai, quyết
định không đúng thẩm quyền, không ra quyết định hoặc ra quyết định chậm
so với thời gian quy định tại nghị định này đối với công trình vi phạm trật tự
xây dựng đô thị phải bồi thường thiệt hại, nếu gây hậu quả nghiêm trọng còn
bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
e. Trách nhiệm của cơ quan công an, cơ quan cung cấp dịch vụ điện, nước và
các cơ quan liên quan khác
Thủ trưởng cơ quan công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp
với Thanh tra xây dựng có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị,
thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu trong quyết định đình chỉ thi công xây
dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ của cấp có thẩm quyền; trường hợp
không thực hiện hoặc dung túng cho hành vi vi phạm để công trình tiếp tục
xây dựng thì bị xử lý theo quy định hoặc có thể bị xử lý theo quy định của
pháp luật hình sự khi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang
12 - Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
Thủ trưởng doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước và các dịch
vụ khác liên quan đến công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị
phải thực hiện nghiêm chỉnh, đúng thời hạn các yêu cầu trong quyết định đình
chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ của cấp có thẩm quyền;
trường hợp không thực hiện, thực hiện không kịp thời hoặc dung túng, tiếp
tay cho hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định hoặc có thể bị xử lý theo
quy định của pháp luật hình sự khi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
1.5. Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng
Quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐCP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây
dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị như sau:
1.5.1. Thanh tra viên, cán bộ quản lý xây dựng cấp xã
Lập biên bản ngừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu chủ đầu tư tự phá
dỡ công trình vi phạm.
Kiến nghị Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng
hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị
thuộc thẩm quyền.
1.5.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng vi phạm
thuộc địa bàn mình quản lý; quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình
xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý trừ những công trình quy
định.
Tổ chức thực hiện cưỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm theo
quyết định cưỡng chế của Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch UBND cấp huyện và
Chánh thanh tra Sở Xây dựng.SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang
13 - Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
Xử lý cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị
để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi
phạm.
Kiến nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý các trường hợp vi phạm trật tự
xây dựng đô thị vượt thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã; xử lý cán bộ
làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1. 5.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm do
UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp giấy phép
xây dựng mà công trình xây dựng đó đã bị UBND cấp xã quyết định đình chỉ
thi công xây dựng.
Chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thực hiện cưỡng chế phá đỡ
những công trình xây dựng vi phạm theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp
huyện và của Chánh thanh tra Sở Xây dựng.
Xử lý Chủ tịch UBND cấp xã và những cán bộ dưới quyền được phân công
quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời
hoặc dung túng bao che cho hành vi vi phạm.
1.5.4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ban hành những quy định, quyết định nhằm ngăn chặn, khắc phục tình
trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.
Ban hành quyết định xử lý đối với Chủ tịch UBND cấp huyện và những cán
bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi
phạm, không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm.SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang
14 - Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
1.5.5. Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Trưởng
phòng chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý xây dựng đô thị
hoặc Chánh thanh tra xây dựng cấp huyện
Yêu cầu Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi công xây
dựng công trình, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm thuộc thẩm
quyền trong trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã không ban hành kịp thời;
đồng thời, đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện có hình thức xử lý kỷ luật đối
với Chủ tịch UBND cấp xã.
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định xử lý đối
với những vi phạm vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế
phá dỡ công trình xây dựng vi phạm theo thẩm quyền.
Ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng
vi phạm trật tự xây dựng đô thị mà UBND cấp xã không kịp thời xử lý.
1.5.6. Chánh thanh tra Sở Xây dựng
Quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, quyết định cưỡng chế phá
dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đối với những công trình do Sở
Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng trong
trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện buông lỏng quản lý, không ban hành
quyết định kịp thời.
Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện, các tổ chức, cá nhân được phân công quản lý trật tự xây dựng
đô thị để xảy ra vi phạm.
1.6. Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựngSVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang
15 - Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
1.6.1. Kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản
Thanh tra viên xây dựng hoặc cán bộ quản lý xây dựng cấp xã có trách
nhiệm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật xây dựng trên địa bàn
cấp xã, lập biên bản vi phạm ngừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu
chủ đầu tư thực hiện các nội dung được ghi trong biên bản.
Biên bản ngừng thi công xây dựng phải ghi rõ nội dung vi phạm và biện
pháp xử lý, đồng thời gửi ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để báo
cáo.Trường hợp chủ đầu tư vắng mặt hoặc cố tình vắng mặt thì biên bản
vẫn có giá trị thực hiện.
1.6.2. Đình chỉ thi công công trình
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản ngừng thi công xây dựng mà
chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng để thực hiện các nội dung trong
biên bản thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi
công xây dựng công trình, buộc chủ đầu tư thực hiện các nội dung trong biên
bản ngừng thi công xây dựng.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm ban hành quyết định đình chỉ thi
công xây dựng công trình của Ủy ban nhân dân cấp xã thì các cơ quan liên
quan phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lực lượng cấm các phương tiện
vận chuyển vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng công trình vi
phạm trật tự xây dựng đô thị
+ Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng dịch vụ cung cấp điện, nước và các
dịch vụ liên quan ngừng cung cấp các dịch vụ đối với công trình xây dựng vi
phạm. Trường hợp chủ đầu tư vắng mặt hoặc cố ý vắng mặt, quyết định
đình chi thi công xây dựng vẫn có hiệu lực.
1.6.3. Cưỡng chế, phá dỡ công trình vi phạm
SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang
16 - Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
UBND cấp xã ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ và tổ chức phá dỡ:
Sau thời hạn 03 ngày (kể cả ngày nghỉ), kể từ khi ban hành quyết định đình
chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng không phải lập phương án
phá dỡ hoặc sau 10 ngày (kể cả ngày nghỉ), kể từ khi ban hành quyết định
đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng phải lập phương án
phá dỡ mà chủ đầu tư không tự thực hiện các nội dung ghi trong biên bản
ngừng thi công xây dựng. Chủ đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí lập phương án
phá dỡ và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
Đối với công trình xây dựng vi phạm mà do UBND cấp huyện hoặc Sở Xây
dựng cấp Giấy phép xây dựng, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi UBND cấp xã
ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có
trách nhiệm gửi hồ sơ lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong thời
hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện phải ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
Đối với trường hợp đình chỉ thi công xây dựng buộc chủ đầu tư phải xin
cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì thời hạn tối đa ban hành chế phá dỡ
theo quyết định cưỡng quy định 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi
công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình giấy phép xây dựng do cơ quan
có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ. Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành
quyết định cưỡng chế phá dỡ và tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡ. Chủ
đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡ.Trường
hợp chủ đầu tư vắng mặt hoặc cố tình vắng mặt thì quyết định cưỡng chế
phá dỡ vẫn phải được tổ chức thực hiện.
Những trường hợp không phải phê duyệt phương án phá dỡ:
Công trình xây dựng tạm.SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang
17 - Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
Bộ phận công trình, công trình xây dựng có độ cao từ 3m trở xuống so với
nền đất.
Móng công trình xây dựng là móng gạch, đá; móng bê tông độc lập không
liên kết với những công trình lân cận.
1.3. Công trình xây dựng sai phép
1.3.1. Khái niệm
Công trình xây dựng sai phép được hiểu là: Xây dựng sai một trong các nội
dung của giấy phép xây dựng và các bản vẽ thiết kế được cơ quan cấp giấy
phép xây dựng đóng dấu kèm theo giấy phép xây dựng được cấp. (Khoản 1,
Điều 6, TT 02/2014/TTBXD )
Những loại công trình này đều đã có xin phép xây dựng xong sau khi có
giấy phép lại xây dựng không như trong giấy phép đã duyệt. Hầu hết là xây
lấn, xây tăng thêm so với giới hạn đã cho phép. Những công trình này rất
nhiều vì chủ đầu tư trong quá trình xây dựng thường lấy cớ là đã có Giấy
phép xây dựng để che mắt sau đó là thực hiện hành vi xây dựng sai phép.
1.3.2. Các hình thức xây dựng sai phép
Công trình xây dựng được xem như sai phép khi vi phạm nội dung Giấy phép
xây dựng với một trong các nội dung sau:
▪ Thay đổi vị trí xây dựng công trình
▪ Sai cốt nền xây dựng công trình
▪ Vi phạm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng▪ Sai diện tích xây dựng (tầng một)
▪ Chiều cao công trình vượt quá chiều cao được quy định trong giấy phép
xây dựng
▪ Xây dựng vượt quá số tầng quy định trong giấy phép xây dựng
▪ Vi phạm những quy định về quản lý quy hoạch xây dựng đã được duyệt
SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang
18 - Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
Các trường hợp không được coi là hành vi xây dựng sai phép
Quy định tại khoản 2 Điều 6, thông tư 02/2014/ TT BXD hướng dẫn nghị
định số 121/2013/ NĐ CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất
động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công
trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì
không coi là hành vi xây dựng sai phép:
Thay đổi thiết kế bên trong công trình mà không ảnh hưởng đến việc
phòng cháy chữa cháy; môi trường; công năng sử dụng; kết cấu chịu lực
chính hoặc kiến trúc mặt ngoài công trình;
Giảm số tầng so với giấy phép xây dựng đối với những khu vực chưa có
quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc thiết kế đô thị đã được phê
duyệt.
Các công trình xây dựng sai phép phổ biến hiện nay chủ yếu vi phạm các nội
dung sau:
a. Công trình xây dựng lấn chiếm về diện tích đất
Hành vi vi phạm của chủ xây dựng trong quá trình xây dựng công trình đã xây
sai chỉ giới xây dựng, xây vượt quá diện tích cho phép được quy định trong
giấy phép xây dựng như : xây dựng lấn chiếm sân chung, lối đi chung , lấn ra
vỉa hè phố, hành lang của tập thể ,lấn chiếm diện tích hộ giáp ranh,…
b. Công trình lấn chiếm không gian chung
ìTnh trạng xây dựng lấn chiếm đất lưu không ảnh hưởng tới kiến trúc cảnh
quan, vi phạm hành lang an toàn cấp điện, cấp nước, hành lang bảo vệ sông,
mương thoát nước, đê điều và các công trình kỹ thuật ,….SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang
19 - Chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
c. Công trình xây dựng vượt quá chiều cao cho phép của công trình, tăng thêm
số tầng với giới hạn đã cho phép
Các công trình vi phạm trên hiện nay rất phổ biến, vì hình thức vi phạm
tinh vi hơn, khó nhận biết hơn. Và một phần do công tác quản lý xây dựng
còn nhiều hạn chế, yếu kém.
1.3.3. Chế tài xử lý công trình xây dựng sai phép trong vi phạm trật tự xây
dựng
Quy định chế tài xử phạt hành chính đối với các trường hợp sau:
Tại Điều 6 Thông tư 02/2014/TTBXD hướng dẫn Nghị định số
121/2013/NĐ CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản;
khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng
kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở có quy định các trường hợp sau áp
dụng biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp kèm theo:
Các trường hợp:
+ Xây dựng sai nội dung giấy phép mà không vi phạm chỉ giới xây dựng,
không gây ảnh hưởng các công trình lân cận,
+ Xây dựng sai phép mà không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc
quyền sử dụng hợp pháp
Đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo như sau:
+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối
với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn.
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở
riêng lẻ ở đô thị;SVTT: Lương Thị Hồng Đô thị KH11 Trang
20