Trong bài học này Sài Gòn Tiếp Thị sẽ cùng các bạn tóm lược kiến thức cơ bản của Bài 17. Ôn tập chương II và chương III trong sách giáo khoa Lịch sử 7 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau đi đến phần Soạn sử 7 bài 17 ngắn nhất bằng việc trả lời toàn bộ câu hỏi trong nội dung bài. Cuối cùng sẽ là các câu hỏi mở rộng và các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.
Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:
Bạn đang xem: Soạn sử 7 Bài 17 Ôn tập chương II và chương III
Mục tiêu bài học
– Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ.
– Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt ở thời Lý, Trần, Hồ.
Nội dung
Kiến thức lý thuyết Bài 17: Ôn tập chương II và chương III
Nội dung
* Các cuộc kháng chiến:
– Kháng chiến chống Tống 10/1075 – 3/1077: Thắng lợi
– Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ I (1258), 3 vạn quân Mông bị tiêu diệt
– Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần II (1285 – 1288): 50 vạn quân địch bị tiêu diệt
– Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ III (12/1287 – 4/1288): 20 vạn thuyên lương bị tiêu diệt
– Kháng chiến chống Tống: Ban đầu, ta chủ động đánh giặc buộc chúng đánh theo cách của ta. Sau đó ta tiếp tục chủ động, xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt.
– Kháng chiến chống Mông Nguyên: thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”
* Tấm gương tiêu biểu
+ Lý Thường Kiệt
+ Trần Quốc Tuấn
* Tinh thần đoàn kết
+ Kháng chiến chống Tống: sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội triều đình với đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi.
+ Kháng chiến chống Mông Nguyên:
Nhân dân theo lệnh triều đình thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”, tự xây dựng làng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình để tiêu diệt giặc.
* Nguyên nhân thắng lợi
+ Sự ủng hộ của nhân dân.
+ Sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của các tướng lĩnh.
Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 7 bài 17 ngắn nhất
Câu hỏi trang 81 Sử 7 Bài 17 ngắn nhất: Thời Lý – Trần nhân dân ta đã phải đối đầu với những cuộc xâm lược nào? (Thời gian? Lực lượng quân xâm lược?)
Trả lời:
Những cuộc xâm lược Thời gian | Lực lượng quân xâm lược |
Quân xâm lược Tống | 1075 – 1077 10 vạn bộ binh, 20 vạn dân phủ |
Quân xâm lược Mông Cổ (lần 1) | 1258 3 vạn |
Quân xâm lược Nguyên (lần 2) | 1285 50 vạn |
Quân xâm lược Nguyên (lần 3) | 1287 – 1288 30 vạn |
Câu hỏi trang 81 Sử 7 Bài 17 ngắn nhất: Diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông – Nguyên thời Trần.
Trả lời:
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý | Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần | |
Thời gian | 1075 – 1077 | Lần 1: 1258 Lần 2: 1285 Lần 3: 1287 – 1288 |
Đường lối chống giặc | Đường lối chung: Chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách đánh của ta. Giai đoạn 1: chủ động tấn công trước để tự vệ… Giai đoạn 2: chủ động xây dựng phòng tuyến phản công tiêu hao lực lượng, buộc chúng đầu hàng rút quân về nước. | Khi giặc mạnh rút lui bảo toàn lực lượng Thực hiện “vườn không nhà trống”. Khi giặc lâm vào thế khó khăn phản công tiêu diệt. Trong lần 3 diệt đoàn thuyền lương, lập trận địa trên sông Bạch Đằng. |
Những tấm gương tiêu biểu | Lý Thường Kiệt, Thân Cảnh Phúc, Lí Kế Nguyên… | Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toàn… |
Một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết đánh giặc | Sự đoàn kết giữa quân đội triều đình với đồng bào dân tộc miền núi do các tù trưởng chỉ huy. | Nhân dân theo lệnh triều đình thực hiện “vườn không nhà trống”. Nhân dân phối hợp với quân triều đình tiêu diệt giặc. |
Nguyên nhân thắng lợi | Ý chí độc lập tự chủ của toàn dân, sức mạnh đoàn kết dân tộc. Tài mưu lược của anh hung Lý Thường Kiệt. | Tinh thần đoàn kết toàn dân. Chiến lược chiến thuật tài tình của vua quan nhà Trần. Sự đóng góp quan trọng của các danh tướng. |
Ý nghĩa lịch sử | Buộc nhà Tống phải bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt. Nền độc lập tự chủ được bảo vệ. | Đập tan ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam. Củng cố khối đoàn kết toàn dân. |
Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 7 bài 17 ngắn nhất
Bài 1 trang 81 Sử 7 Bài 17 ngắn nhất: Nước Đại Việt thời Lý – Trần đã đạt được những thành tựu nổi bật gì? (kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – nghệ thuật)
Trả lời:
Thành tựu | Thời Lý | Thời Trần |
Kinh tế – | Nông nghiệp: Nhà nước quan tâm đến khai hoang, thủy lợi nên nông nghiệp có bước phát triển. Thủ công nghiệp: Sản xuất ra nhiều mặt hàng tinh xảo, cần kĩ nghệ cao. – Thương nghiệp: Mở mang, Vân Đồn, Thăng Long trở thành trung tâm buôn bán | – Nông nghiệp: Khuyến khích khai hoang, diện tích canh tác được mở rộng nông nghiệp phát triển. – Thủ công nghiệp: Nghề truyền thống tiếp tục phát trển. Nghề mới xuất hiện như đóng thuyền, đi biển, khai khoáng… Xuất hiện các làng nghề, phường nghề. – Thương nghiệp: Buôn bán tấp nập. |
Văn hóa | Đạo Phật trở thành tôn giáo độc tôn, nhiều nhà sư tham gia vào việc triều chính. Các hình thức sinh hoạt văn hóa trong nhân dân tiếp tục phát triển phong phú, đa dạng. | Đạo Phật phát triển nhưng không độc tôn như nhà Lý, Nho giáo ngày càng được coi trọng. Các hình thức sinh hoạt văn hóa trong nhân dân tiếp tục phát triển phong phú, đa dạng. |
Giáo dục | – Giáo dục bước đầu được quan tâm phát triển. – Cho xây dựng Văn Miếu. – Mở khoa thi. | – Giáo dục phát triển mạnh, sử dụng khoa cử để tuyển chọn quan lại. – Các lộ, phủ đều có trường công và xuất hiện các trường tư ở làng xã. |
Khoa học – Nghệ thuật | – Khoa học bước đầu được quan tâm. – Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với trình độ tinh vi, thanh thoát. – Nhiều công trình nghệ thuật có giá trị đã được xây dựng. | – Các ngành khoa học như Sử học, thiên văn học, y học đều được quan tâm và có những bước tiến quan trọng. – Kỹ thuật: chế tạo ra được súng thần cơ và đóng được thuyền lớn. |
Bài 2 trang 81 Sử 7 Bài 17 ngắn nhất: Lập bảng thống kê những sự kiện sự kiện lớn đáng ghi nhớ trong lịch sử nước ta thời Lý – Trần theo trình tự thời gian và nội dung (niên đại và sự kiện).
Trả lời:
Thời gian | Sự kiện chính |
1009 | Nhà Lý được thành lập |
1010 | Rời đô về Thăng Long |
1042 | Ban hành bộ luật Hình Thư |
1075 – 1077 | Kháng chiến chống Tống |
1226 | Nhà Lý sụp đổ, nhà Trần được thành lập |
1258 | Kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ |
1285 | Kháng chiến lần hai chống quân xâm lược Nguyên. |
1287 – 1288 | Kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên |
1288 | Chiến thắng Bạch Đằng |
1400 | Nhà Trần sụp đổ. |
Câu hỏi củng cố kiến thức Sử 7 bài 17
Câu 1: Lập bảng niên biểu về thời gian tồn tại của các triều đại Lý – Trần – Hồ ?
Trả lời
Triều đại | Thời gian tồn tại |
Lý | 1009 – 1226 |
Trần | 1226 – 1400 |
Hồ | 1400 – 1407 |
Câu 2: Bộ Luật Hình thư được ban hành dưới triều đại nào ?
Trả lời
Nhà Lý ban hành bộ Luật Hình thư năm 1042.
Câu 3: Qua các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa em rút ra bài học gì trong đánh giặc để giành thắng lợi ?
Trả lời
– Trong đánh giặc bảo vệ Tổ quốc trước hết cần một đường lối đánh giặc sáng tạo, thông minh, đúng đắn, biết áp dụng cách đánh giặc đúng thời điểm, đúng thời cơ
– Tin tưởng vào nhân dân, sức mạnh đoàn kết của toàn dân là vai trò quan trọng không thể thiếu được trong đánh giặc, chú trọng đến vai trò của dân tộc ít người.
– Sự đồng lòng quyết tâm đánh giặc của quan lại và nhân dân
– Xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 17: Ôn tập chương II và chương III trong SGK Lịch sử 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm thật chắc kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.
Mời các bạn xem thêm các bài Giải Lịch sử 7 trong Sách bài tập và Vở bài tập tại đây nhé:
- Giải SBT Lịch sử 7: Bài 17. Ôn tập chương II và chương III
- Giải VBT Lịch sử 7: Bài 17. Ôn tập chương II và chương III
Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị
Chuyên mục: Lớp 7, Lịch Sử lớp 7