Trong bài học này Sài Gòn Tiếp Thị sẽ cùng các bạn Trả lời câu hỏi Gợi ý và giải phần bài tập Bài 7: Đoàn kết, tương trợ sách giáo khoa GDCD 7 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và làm các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.
Vậy chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:
Bạn đang xem: Soạn GDCD 7 Bài 7 Đoàn kết, tương trợ
Nội dung
Nội dung bài học
Thế nào là đoàn kết, tương trợ?
– Là sự thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn; là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung.
– Đoàn kết, tương trợ không phải là sự kéo bè, kéo cánh, a dua hoặc bao che cái xấu, đi ngược lại lợi ích chung.
Ý nghĩa
– Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và được mọi người yêu quý.
– Là truyền thống quý báu của dân tộc.
– Giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, thực hiện được mục đích của mình.
GDCD 7 Bài 7 ngắn nhất
a) Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải những khó khăn gì?
Trả lời:
– Lớp 7A đã gần trưa nhưng chưa hoàn thành san sân bóng.
– Do gặp phải khu đất khó làm, có nhiều mô đất cao, có nhiều rễ cây chằng chịt.
– Lớp có nhiều bạn nữ, chân yếu tay mềm.
b) Để giúp lớp 7A giải quyết khó khăn, các bạn lớp 7B đã làm gì?
Trả lời:
– Động viên tinh thần, mời lớp 7A sang ăn mía, ăn cam.
– Cùng lên kế hoạch, phân chia công việc giải quyết phần đất còn lại
– Cả lớp 7B sang giúp đỡ lớp 7A.
c) Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của các bạn lớp 7B?
Trả lời:
Những việc làm ấy thể hiện đức tính đoàn kết, thân ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau của các bạn lớp 7B.
Hướng dẫn giải Bài tập GDCD 7 Bài 7 ngắn nhất
a) Trung là bạn học cùng tổ, lại ở gần nhà Thuỷ. Trung bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Nếu em là Thuỷ, em sẽ giúp Trung việc gì?
Trả lời:
– Nếu là Thủy, em sẽ động viên Trung để bạn mau khỏe bệnh.
– Giúp Trung ghi chép bài vở trên lớp, giúp Trung có thể học ở nhà.
b) Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi, còn Hưng lại học kém toán ; mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn lại làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm xấu.
Em có tán thành việc làm của Tuấn không? Vì sao?
Trả lời:
Em không đồng ý với việc làm của Tuấn. Bởi vì:
– Việc làm của Tuấn là đang hại bạn chứ không phải giúp bạn. Bởi vì, Hưng học kém toán thì Tuấn phải giúp đỡ Hưng học toán, bằng cách giảng giải cho Hưng, cùng Hưng học nhóm.
– Việc làm hộ Hưng bài tập về nhà, sẽ làm Hưng ỷ lại không chịu học và kết quả Hưng sẽ càng học kém toán hơn.
c) Giờ kiểm tra toán, có một bài khó, hai bạn ngồi cạnh nhau đã “góp sức” để cùng làm.
Em có suy nghĩ gì về việc làm của hai bạn đó?
Trả lời:
Việc làm này của hai bạn là đúng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Sẽ làm cả hai bạn tiến bộ và học tốt hơn.
d) Em hãy kể lại một việc làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của em với bạn hoặc với những người xung quanh.
Trả lời:
– Những việc làm thể hiện tính đoàn kết, tương trợ của em đối với bạn hoặc đối với những người xung quanh:
– Khi có những bài tập khó, em sẽ giảng giải cho các bạn để cùng làm bài.
– Khi bạn bị hỏng xe, em đã giúp bạn đưa đi sửa, sau đó cho bạn đi nhờ đến trường.
– Em cùng các bạn cán bộ lớp, tổ chức trò chơi tập thể để các bạn gắn kết nhau hơn.
– Lớp em có một nhóm bạn học yếu môn Văn, nên em đã lập một nhóm để cùng giúp đỡ các bạn đó học tốt môn Văn.
Các câu hỏi củng cố kiến thức Bài 7 GDCD 7
Đoàn kết tương trợ là gì? Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? Tìm ca dao (tục ngữ, danh ngôn) nói về chủ đề: Đoàn kết tương trợ?
Trả lời:
a/ Đoàn kết tương trợ:
Đoàn kết: Thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
Tương trợ: Là sự liên kết đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ cuả mỗi người và làm nên sự nghiệp lớn.
b/ Ý nghĩa: Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống với những người xung quanh và được người khác giúp đỡ.
Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn
Là truyền thống quí báu của dân tộc ta …
Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 7
Câu 1: Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì?
A. Lòng biết ơn.
B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lòng khoan dung.
Đáp án: C
Câu 2: Gia đình bạn E thuộc hộ nghèo trong thôn, bố mẹ ốm đau và có 2 em nhỏ. Bạn E tranh thủ vừa đi học vừa đi xách vữa đi làm thêm để lấy tiền phụ cha mẹ. V là bạn học cùng lớp thấy vậy, xin mẹ qua nhà bạn E để dạy học cho em bạn E để các em biết chữ. V là người như thế nào?
A. V là người trách nhiệm.
B. V là người giả tạo.
C. V là người vô ơn.
D. V là người tốt bụng.
Đáp án: D
Câu 3: Biểu hiện của đoàn kết, tương trợ là?
A. Cùng nhau làm bài khó.
B. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn.
C. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị gãy.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 4: Đối lập với đoàn kết, tương trợ là?
A. Chia rẽ.
B. Vô ơn.
C. Trung thành.
D. Khoan dung.
Đáp án: A
Câu 5: Trong bài hát Thanh niên làm theo lời Bác có đoạn: Kết niên lại anh em chúng ta cùng nhau đi lên, giơ nắm tay thề gìn giữ hòa bình độc lập tự do. Kết niên lại anh em chúng ta cùng quyết tiến bước, đánh tan quân thù xây dựng cuộc sống ấm no. Đoạn hát đó nói đến điều gì?
A. Tôn sư trọng đạo.
B. Lòng biết ơn.
C. Lòng khoan dung.
D. Tinh thần đoàn kết, tương trợ.
Đáp án: D
Câu 6: Câu tục ngữ: Dân ta có một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng. Câu đó nói đến điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết, tương trợ.
B. Tinh thần yêu nước.
C. Sự trung thành.
D. Khiêm tốn.
Đáp án: A
Câu 7: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào
A. Đoàn kết.
B. Tương trợ.
C. Khoan dung.
D. Trung thành.
Đáp án: A
Câu 8: Hành động giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học chơi game được gọi là gì?
A. Đoàn kết.
B. Tương trợ.
C. Việc làm xấu.
D. Khoan dung.
Đáp án: C
Câu 9: Sống đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
A. Hòa nhập với mọi người xung quanh.
B. Hợp tác với mọi người xung quanh.
C. Mọi người yêu quý.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 10: Vào 1 buổi đi xem ca nhạc tại công viên có rất nhiều người chen lấn nhau để được vào hàng đầu để nhìn và nghe ca sĩ hát, trong lúc em đứng xem thì thấy có 1 em nhỏ đứng một mình khóc rất to và gọi tên bố mẹ nhưng không có ai nhận bé. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. Đứng nhìn một lúc rồi đi chỗ khác vì sợ lừa đảo.
C. Đưa em bé đó đến gặp công an để nhờ tìm giúp bố mẹ.
D. Trêu cho em bé khóc to hơn.
Đáp án: C
Kết quả đạt được qua bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ; ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ trong mối quan hệ giữa mọi người với nhau trong cuộc sống.
2. Kĩ năng
Giúp học sinh biết tự đánh giá mình về những biểu hiện đoàn kết, tương trợ.
3. Thái độ
– Rèn thói quen biết đoàn kết, thân ái và giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong Bài 7: Đoàn kết, tương trợ theo cách ngắn gọn nhất rồi. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm được nội dung kiến thức qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.
Mời các bạn xem thêm các bài Soạn GDCD 7 ngắn nhất trong Sách bài tập và Vở bài tập tại đây nhé:
-
Giải SBT GDCD 7 Bài 7: Đoàn kết, tương trợ
-
Giải VBT GDCD 7 Bài 7: Đoàn kết, tương trợ
Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị
Chuyên mục: Lớp 7, GDCD lớp 7