Trong bài học này Sài Gòn Tiếp Thị sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật trong sách giáo khoa Địa lí 10. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.
Bạn đang xem: Soạn Địa 10 Bài 18 Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật ngắn nhất
Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
– Biết khái niệm sinh quyển.
– Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.
Nội dung
Tổng hợp lý thuyết Địa 10 Bài 18 ngắn gọn
I. Sinh quyển
– Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
– Phạm vi của sinh quyển:
+ Gồm tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
+ Ranh giới phía trên là tiếp xúc với tầng ô dôn; phía dưới đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
1. Khí hậu
– Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
– Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
– Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
2. Đất
– Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.
Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất fe ra lit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác…
3. Địa hình
Độ cao, hướng sườn ảnh hưởng đến phân bố và phát triển:
+ Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.
+ Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau
4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật. Nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
– Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).
– Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.
– Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.
Hướng dẫn Soạn Địa 10 Bài 18 ngắn nhất
Câu hỏi Địa Lí 10 Bài 18 trang 67: Quan sát hình 18: Nhiệt độ giảm và lượng mưa thay đổi theo độ cao đã tạo nên các vành đai thực vật nào ở núi An-pơ?
Trả lời:
Các vành đai thực vật từ thấp lên cao: rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao.
Câu hỏi Địa Lí 10 Bài 18 trang 68: Hãy tìm một số ví dụ chứng tỏ thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố động vật.
Trả lời:
Ở các vùng đồng cỏ thường tập trung các loại động vật ăn cỏ như trâu rừng, bò, dê, ngựa, hươu, nai,.. đó lại là cơ sở để xuất hiện các loài động vật ăn thịt các động vật ăn cỏ như: báo, hổ, sư tử, cáo,…
Soạn Bài 1 trang 68 ngắn nhất: Sinh quyển là gì? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không? Tại sao?
Trả lời:
– Sinh quyển là quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
– Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển, mà chỉ tập trung ở nơi có thực vật mọc.
Soạn Bài 2 trang 68 ngắn nhất: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?
Trả lời:
– Khí hậu ảnh huởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
– Đất: các đặc tính lý, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
– Địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật ở vùng núi.
– Sinh vật: thực vật quyết định đến sự có mặt của động vật.
– Con người làm thay đổi phạm vi phân bố sinh vật.
Soạn Bài 3 trang 68 ngắn nhất: Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương của em.
Trả lời:
– Săn bắn quá mức các loài động vật, thực vật quý hiếm.
– Khai thác thủy sản bằng các phương pháp hủy diệt.
– Đốt rừng.
– Làm nhiễm môi trường nước.
Trắc nghiệm Địa 10 Bài 18 tuyển chọn
Câu 1: Giới hạn phía trên của sinh quyển là
A. Nơi tiếp giáp lớp ôzôn của khí quyển (22km)
B. Đỉnh của tần đối lưu (ở xích đạo là 16 km, ở cực khoảng 8 km)
C. Đỉnh của tầng bình lưu (50 km)
D. Đỉnh của tầng giữa (80 km)
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/66 địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Giới hạn phía dưới của sinh quyển là
A. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ lục địa.
B. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ phong hóa (trên lục địa)
C. Tới đáy đại dương và kết hợp vỏ phong hóa (trên lục địa)
D. Tới đáy đại dương và hết lớp vỏ lục địa.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/66 địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ các địa quyển nào dưới đây ?
A. Khí quyển và thủy quyển.
B. Thủy quyển và thạch quyển
C. Thủy quyển và thổ nhưỡng quyển
D. Thạch quyể và thổ nhưỡng quyển
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/66 địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Ở kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc, nguyên nhân chủ yếu là do
A. Gió thổi quá mạnh
B. Nhiệt độ quá cao
C. Độ ẩm quá thấp
D. Thiếu ánh sang
Đáp án: C
Giải thích: Ở kiểu khí hậu lục địa có nền nhiệt cao, mưa lại rất ít nên độ ẩm rất thấp, độ ẩm thấp khiến cho cây cuối hầu như không phát triển được hoặc phát triển thấp lùn, bụi cây,… và hình thành nên các hoang mạc, bán hoang mạc rộng lớn.
Câu 5: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cà phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố
A. Gió, nhiệt độ, nước, ánh sang
B. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
C. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
D. Khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/66 địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Trong các kiểu (hoặc đới) khí hậu dưới đây, kiểu (hoặc đới) nào có điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho cây cối sinh trưởng và phát triển ?
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa
B. Khí hậu xích đạo
C. Khí hậu cận nhiệt gió mùa
D. Khí hậu ôn đới lục địa.
Đáp án: B
Giải thích: Khí hậu xích đạo có nền nhiệt độ cao, tương đối điều hòa, ổn định và có lượng mưa trung bình năm lớn nên rất thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của thực vật. Khu vực có khí hậu xích đạo có thảm thực vật phát triển xanh tốt quanh năm và có rừng xích đạo ẩm nhiều tầng phong phú, đa dạng,…
Câu 7: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào ?
A. Đất phù sa ngọt.
B. Đất feralit đồi núi
C. Đất chua phen
D. Đất ngập mặn.
Đáp án: D
Giải thích: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất mặn. Tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một ít dọc ven biển.
Câu 8: Các vành đai thực vật ở núi An – pơ, lần lượt từ thấp lên cao là :
A. Cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao, rừng hỗn hợp, rừng lá kim.
B. Rừng lá kim, rừng hoocn hợp, đồng cỏ núi cao, cỏ và cây bụi.
C. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao.
D. Cỏ và cây bụi, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/67 địa lí 10 cơ bản.
Câu 9: Trong những nhân tố tự nhiên, nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là
A. Khí hậu
B. Đất
C. Địa hình
D. Bản thân sinh vật.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/66 địa lí 10 cơ bản.
Câu 10: Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật chủ yếu do
A. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật
B. Thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật.
C. Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật.
D. Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/68 địa lí 10 cơ bản.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật trong SGK Địa lí 10. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.
Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 10 trong Sách bài tập tại đây nhé:
Giải SBT Địa lí 10: Bài 18. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị