Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Tiếng gà trưa chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.
Nội dung
- Soạn bài Tiếng gà trưa Đọc – Hiểu
- Câu 1. Cội nguồn của cảm hứng bài thơ? Mạch cảm xúc của bài thơ
- Câu 2. Tiếng gà trưa khơi gợi những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Qua đó thấy được tình cảm gì của tác giả
- Câu 3. Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu
- Câu 4. Nhận xét cách gieo vần và số (câu) dòng trong mỗi khổ. Vị trí mà “tiếng gà trưa” được lặp lại và tác dụng của việc lặp lại
- Soạn bài Tiếng gà trưa Luyện tập
- Các bài viết liên quan bài Tiếng gà trưa:
Soạn bài Tiếng gà trưa Đọc – Hiểu
Bố cục:
– Phần 1 (khổ 1): Sự xuất hiện của tiếng gà trưa và việc gợi dậy kí ức tuổi thơ
Bạn đang xem: Soạn bài Tiếng gà trưa
– Phần 2 (từ khổ 2 đến khổ 6): Khơi gợi những kỉ niệm thơ ấu của cháu với bà
– Phần 3 (2 khổ còn lại): Nỗi niềm tâm sự và giấc mơ của người lính
Câu 1. Cội nguồn của cảm hứng bài thơ? Mạch cảm xúc của bài thơ
Ngay từ những câu thơ đầu tiên, người đọc có thể nhận ra được cảm hứng của tác giả được khởi nguồn từ âm thanh vô cùng bình dị và dân dã – tiếng gà trưa nhảy ổ mà người lính – nhân vật trữ tình nghe được trên đường đi hành quân. Âm thanh ấy tuy mộc mạc nhưng đủ sức mạnh gợi dậy cả quãng thời gian tuổi thơ nhiều kỉ niệm.
Mạch cảm xúc trong bài thơ cũng vô cùng tự nhiên nhưng chứa đầy khả năng khơi gợi cảm xúc. Bắt đầu với tiếng gà trưa để gợi lại quãng thời gian tuổi thơ. Từ đó tác giả tái hiện lại hình ảnh người bà tần tảo với tình yêu thương cháu mãnh liệt. Qua đó càng khắc sâu thêm tình cảm với quê hương xứ sở, với những gì nhỏ bé mà gắn bó sâu sắc.
Câu 2. Tiếng gà trưa khơi gợi những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Qua đó thấy được tình cảm gì của tác giả
Tiếng gà trưa là yếu tố khơi gợi khá nhiều những kí ức, hình ảnh liên quan đến tuổi thơ người lính
– Hình ảnh con gà mái mơ bên ổ rơm hồng đầy trứng
– Có những lần từng bị bà mắng vì nhìn gà mái đẻ sẽ bị lang mặt. Vì thế mà người cháu lo lắng soi gương.
– Hình ảnh bà lo lắng mỗi độ gió đông về sương muối làm gà chết. Đàn gà ấy mang hi vọng về tấm quần áo mới cho người cháu. Vậy nên bà chắt chiu từng quả trứng để cháu có cuộc sống ấm no và đủ đầy hơn.
Tình cảm của tác giả được thể hiện qua việc nhớ lại những kí ức đó: Những kí ức về tuổi thơ nghèo khó nhưng đong đầy tình thương bên bà được tác giả tái hiện vô cùng chân thực nhưng thấm đẫm cảm xúc. Qua đó người đọc thấy được tình thương với bà vô cùng sâu nặng. Đồng thời ẩn hiện qua từng câu chữ còn là sự trân trọng với quãng thời gian niên thiếu có bà, có quê hương, có những kỉ niệm khó quên.
Câu 3. Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu
Hình ảnh người bà không được khắc họa trực tiếp về ngoại hình mà chủ yếu tập trung vào tính cách và tình yêu thương, sự gắn bó với người cháu. Giống như người bà đã xuất hiện trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt, người bà trong “Tiếng gà trưa” đi vào lòng độc giả với những đặc điểm như
– Chịu thương chịu khó (bà nuôi gà và chắt chiu từng quả trứng hồng để lo cho cuộc sống của hai bà cháu, để cho đứa cháu có được thêm tấm áo manh quần mới)
– Thương cháu nhưng vô cùng nghiêm khắc (mắng cháu không được nhìn gà đẻ vì sợ lang mặt)
Qua đó có thể thấy được tình cảm của hai bà cháu vô cùng khăng khít và sâu đậm. Bà thương cháu, vun vén lo lắng cho cháu. Cháu trân trọng, biết ơn bà.
Câu 4. Nhận xét cách gieo vần và số (câu) dòng trong mỗi khổ. Vị trí mà “tiếng gà trưa” được lặp lại và tác dụng của việc lặp lại
Tuy viết theo thể thơ 5 chữ nhưng không cố định. Ngược lại tác giả sử dụng thể thơ 5 chữ linh hoạt với lối gieo vần linh hoạt. Chủ yếu bài thơ sử dụng vần cách.
Câu thơ “Tiếng gà trưa” được điệp đi điệp lại ở vị trí mở đầu tại các khổ 2, 3, 4 và 7. Tiếng gà trưa chính là khởi nguồn cho mạch cảm xúc dâng trào xuyên suốt bài thơ. Nhờ vậy, điệp từ “Tiếng gà trưa” ở đầu các khổ thơ đó có tác dụng lớn trong việc triển khai liền mạch cảm xúc đồng thời tạo điểm nhấn để cảm xúc phát triển mạnh mẽ và da diết hơn.
Soạn bài Tiếng gà trưa Luyện tập
Câu 1. Học thuộc một đoạn
Câu 2. Cảm nghĩ về tình bà cháu
Tình bà cháu được khắc họa trong bài thơ một cách vô cùng xúc động, tha thiết và không kém phần thiêng liêng. Tình cảm đó in dấu đậm sâu vào kí ức của mỗi con người. Đến khi trưởng thành, tình cảm đó không hề mất đi mà còn tiếp thêm động lực để người lính có thể chiến đấu tốt hơn.
Các bài viết liên quan bài Tiếng gà trưa:
-
Dàn ý phân tích Tiếng gà trưa
-
Soạn bài Tiếng gà trưa (ngắn nhất)
Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị