Lớp 11Ngữ Văn

Phong cách thơ Tú Xương | Ngữ Văn 11

Văn học thời xưa viết về vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Thế nhưng, đến với thơ Tú Xương lại khác. Trong các sáng tác của ông, có hẳn một đề tài về bà Tú. Vậy phong cách sáng tác của nhà thơ này như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tú Xương là ai?

– Nhà thơ Trần Tế Xương (tức Tú Xương) được biết đến với nhiều bút danh khác nhau như Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông sinh ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ (ngày 5 tháng 9 năm 1870) ở làng Vỵ Xuyên, huyện Mỹ Lộc, sau đó chuyển đến sống tại phố Hàng Nâu, nay là phố Minh Khai, phường Vỵ Xuyên, thành phố Nam Định. 

Bạn đang xem: Phong cách thơ Tú Xương | Ngữ Văn 11

– Xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, cha của Trần Tế Xương là cụ Trần Duy Nhuận làm chức Tự thừa ở dinh Đốc học Nam Định.

– Thời Trần Tế Xương sống là giai đoạn khó khăn nhất của dân tộc, khi phong trào yêu nước Cần Vương đang dần bị thoái trào và Pháp đã đánh Hà Nội lần đầu tiên vào năm 1873, sau đó tấn công Nam Định.

– Trần Tế Xương là người học hành có chí, lại có tài làm thơ. Giống như nhiều nho sĩ trẻ khác, ông có khát vọng học hành thành đạt để có cuộc sống tử tế. Ông tham gia kỳ thi hương năm 1886, lúc 16 tuổi và kiên trì đeo đuổi đến tám khoa thi. Do phong cách phóng khoáng của ông không tuân thủ theo lối văn khuôn sáo cử nghiệp và cách thức thi cử “chọn nhân tài” của chế độ thực dân phong kiến đương thời, nên ông gặp nhiều khó khăn. Ông chỉ đỗ Tú tài thiên thủ trong khoa thi thứ tư, niên hiệu Thành Thái thứ 6 khi đã 24 tuổi và lấy thêm cuối bảng.

– Sau nhiều lần thất bại, Trần Tế Xương đã chấp nhận số phận và sống trong môi trường thị dân đang bị chi phối sâu sắc bởi chế độ thực dân nửa phong kiến, nhiều giá trị đạo đức và nhân văn bị pha tạp hoặc đảo lộn.

Phong cách thơ Tú Xương

Phong cách thơ Tú Xương

– Phong cách thơ của Tú Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình. Trong đó trữ tình là gốc. Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã chỉ trích và chống lại bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.

– Thơ của Tú Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc. 

– Phong cách thơ của Tú Xương là toàn bộ những nét độc đáo, cá tính sáng tạo của nhà thơ thể hiện trong thơ văn, bắt nguồn từ đặc điểm tinh thần và lối sống của nhà thơ. Thơ văn của Tú Xương thể hiện cái nhìn, cách đánh giá xã hội và con người trong thời đại bằng nghệ thuật trào phúng độc đáo, từ ngôn ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt đến giọng điệu cười cợt, mỉa mai.

– Tú Xương là một trong những nhà thơ viết về vợ hiếm hoi trong thơ xưa, đặc biệt là viết về người vợ khi còn sống. Ông đã sáng tác trên 100 bài, chủ yếu các tác phẩm về bà Tú gồm cả thơ, văn tế và câu đối. Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,… Nổi bật trong đó là bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Không chỉ sáng tác thơ để bày tỏ tình yêu thương với người phụ nữ ở bên cạnh mình, Tú Xương còn muốn mượn hình ảnh đó để ca ngợi hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn tần tảo sớm hôm, thương chồng, thương con.

– Hầu hết nội dung trong tác phẩm của ông đều nói về khoa cử, nho học và hình ảnh một nền nho học đang thoái hóa và cảnh nghèo khó của dân trong hoàn cảnh đất nước.

– Nhà thơ vạch mặt, chỉ tên những bọn có chức có quyền, nhân cách thấp hèn, ỷ vào quyền thế mà ức hiếp người dân. 

– Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời. 

—————————————–

Trên đây là những kiến thức về Phong cách thơ Tú Xương. Hy vọng bài viết trên của sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện. Chúc các em học tốt môn Văn!

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 11, Ngữ Văn 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button