Lớp 8Ngữ Văn

Phân tích bài Cây sồi mùa đông

Tác phẩm Cây sồi mùa đông của tác giả Iu-ri Na-ghi-bin đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Những thông điệp đầy ý nghĩa toát ra từ một tác phẩm văn học Xô viết ra đời cách nay hơn nửa thế kỷ. Cho đến nay, những thông điệp đó vẫn còn nguyên giá trị. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm này, mời các bạn cùng tham khảo bài văn mẫu Phân tích bài Cây sồi mùa đông đã được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Dàn ý Phân tích bài Cây sồi mùa đông

Mở bài:

Bạn đang xem: Phân tích bài Cây sồi mùa đông

Giới thiệu về tác giả và tác phẩm Cây sồi mùa đông

+ Tác giả Iu-ri Na-ghi-bin là một nhà viết kịch người Nga.

+ Ông đã sáng tác ra những tác phẩm để đời trong đó có những tác phẩm là truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết.

+ Tác phẩm Cây sồi mùa đông đã cho chúng ta thấy được bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên mùa đông thông qua con đường đi học của Xa-vu-skin. Cậu bé lần nào cũng đi học muộn mặc dù nhà của cậu bé cánh trường không xa. Cũng chính vì thế mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã có những phát hiện vô cùng thú vị trong khu rừng bí ẩn này.

Thân bài:

– Cậu bé Xa-vu-skin ngày nào cũng đi học muộn khiến cho cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nghi ngờ rằng cậu bé đã nói dối mình. Vì thế mà cô đã đề nghị cậu dắt mình về nhà để gặp mẹ của cậu bé.

– Trên đường về nhà cậu bé cô giáo đã vô cùng bất ngờ về những điều thú vị trong khu rừng:

+ Trong khu rừng bao phủ một lớp tuyết trắng tinh, dòng suối nước nóng cũng được ẩn mình dưới lớp băng mỏng.

+ Nổi bật trong khu rừng chính là cây sồi to sừng những như một người lính canh gác oai phong lẫm liệt. Cây sồi ấy như dang rộng vòng tay để che chở cho muông thú trong khu rừng.

+ Mọi loài vật đang cố gắng ủ ấm cho mình để có thể vượt qua một mùa đông rét buốt ấy. 

– Cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây sồi mùa đông cùng với vô vàn con vật đang ẩn mình ngủ đông dưới gốc cây sồi. Và từ một người thiếu thiện cảm với cậu bé Xa-vu-skin thì nay cô đã có cái nhìn khác về cậu học trò này.

– Qua đây ta cũng thấy được rằng cậu bé Xa-vu-skin là một đứa trẻ có tâm hồn ngây thơ, trong sáng cùng với đó là tình yêu thiên nhiên vô ng da diết và mãnh liệt.

Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề.

Phân tích bài Cây sồi mùa đông

      Khi nhắc đến những tác giả người Nga chắc hẳn chúng ta không thể nào không nhắc đến tác giả Iu-ri Na-ghi-bin. Ông đã có những tác phẩm để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Ông là một trong những nhà viết kịch vô vùng nổi tiếng ở Nga, bên cạnh đó ông còn sáng tác tiểu thuyết, viết truyện ngắn và truyện dài. Trong những tác phẩm để đời của ông có một tác phẩm gây ấn tượng nhất đối với tôi đó là tác phẩm Cây sồi mùa đông. Tác phẩm này đã cho chúng ta thấy được bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên mùa đông thông qua con đường đi học của Xa-vu-skin. Cậu bé lần nào cũng đi học muộn mặc dù nhà của cậu bé cánh trường không xa. Cũng chính vì thế mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã có những phát hiện vô cùng thú vị trong khu rừng bí ẩn này.

      Cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na là một cô giáo trẻ dạy văn giỏi có tiếng ở trong vùng, cô dạy một lớp học tiểu học ở một vùng nông thôn. Khi giao bài tập cho học sinh của mình thì hầu hết các em đều làm đúng, tuy nhiên chỉ có cậu bé Xa-vu-skin là trả lời chưa đúng. Câu hỏi của cô là yêu cầu các em học sinh lấy ví dụ về một danh từ, các bạn đã tìm được rất nhiều danh từ khác nhau như con mèo, ngôi nhà, con đường,… Và chỉ có cậu bé Xa-vu-skin lấy ví dụ là cây sồi mùa đông. Mặc cho cô giáo giải thích rằng chỉ có cây sồi là danh từ còn mùa đông là một loại từ khác nhưng cậu vẫn một mực cho rằng cây sồi mùa đông chính là một danh từ. Trước sự ương bướng của cậu học trò hay đi muộn mà cô An-na Va-xi-li-ep-na đã yêu cầu cậu sau buổi học dẫn mình về để gặp mẹ của cậu bé.

      Sau buổi học ấy cậu bé Xa-vu-skin đã rất hào hứng dẫn cô giáo của mình về nhà bằng một con đường tắt đi qua khu rừng. Cảnh vật của khu rừng được bao phủ bằng một màu trắng tinh của tuyết. Đến cả dòng suối nước nóng cũng được bao trùm bởi một lớp băng mỏng. Khi đứng trước khu rừng cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã rất kinh ngạc khi nhìn thấy “cây sồi mùa đông” đang đứng sừng sững, oai phong lẫm liệt ngay trong khu rừng ấy. Tất cả cây cối như dạt sang một bên để nhường chỗ cho cây sồi ấy. 

      Cây sồi mùa đông này đã đứng đây biết bao năm tháng rồi. Thân cây to đến mức phải tầm ba người mới ôm hết được. Thân cây xù xì đầy nếp nhăn như minh chứng rõ rệt nhất của thời gian. Những chiếc lá khô từ mùa thu chưa rụng vẫn cố bám trụ lại ở tán cây, từng chiếc lá đều được bao bọc bởi một lớp tuyết mỏng như tô điểm thêm sự lấp lánh cho cây sồi ấy. Mải mê ngắm nhìn cây sồi như ngắm nhìn một người quen cũ thì cô giáo đã được tiếng gọi của Xa-vu-skin lay tỉnh. Cậu bé chỉ cho cô thấy cả một hệ sinh thái thu nhỏ ngay dưới gốc cây sồi. 

Phân tích bài Cây sồi mùa đông

      Bên dưới gốc cây sồi hùng vĩ ấy là biết bao loài sinh vật đang ngủ đông tránh cái lạnh buốt giá. Có chim, có nhái, có thằn lằn, có bọ rùa, có rệp cây,… tất cả đều đang ngủ đông nhưng nhìn thì có cảm giác như đang vờ vĩnh vậy chỉ cần có nắng ấm lên là lại choi choi ngay. Mải mê đắm chìm trong khu rừng nhỏ ấy mà cô giáo trẻ đã quên mất nhiệm vụ chính của mình. Cũng từ đây mà cô nhận ra lí do tại sao cậu học trò của mình ở gần trường nhưng lúc nào cũng đi học muộn. Vì không thể gặp được mẹ cậu bé nên cô An-na Va-xi-li-ep-na đã quyết định quay trở về.

      Cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na dần cảm thấy đau đớn trong lòng tại sao lại có thể nghi ngờ cậu học trò Xa-vu-skin được chứ. Cô cũng cảm thấy bài giảng hôm nay của mình thật là khô khan, nhạt nhẽo. Ấy vậy mà từ trước đến giờ cô luôn cho rằng mình là một giáo viên dạy giỏi. Nhưng sau hôm nay mọi suy nghĩ của cô đều đã thay đổi từ lúc cùng Xa-vu-skin nhìn thấy cây sồi mùa đông. Cô nói tiếng cảm ơn đến Xa-vu-skin và nói với cậu bé rằng cậu bé vẫn có thể đi học qua khu rừng này. Cậu bé cẩm thấy xấu hổ về chuyện mình đi học muộn mà đỏ mặt. Cuối cùng Xa-vu-skin cảm ơn cô rồi nhặt dưới đất một cái gậy bẻ gập làm đôi đưa cho cô giáo rồi chỉ cô lối đi về và làm thế nào để đuổi được mấy con thú rừng. 

      Trong khoảnh khắc ấy cô thấy cậu nhóc thật là hiểu chuyện mà ngoan ngoãn. Những hành động của cậu bé đã làm cho cô An-na Va-xi-li-ep-na cảm thấy có thiện cảm hơn về mình và cô đã thay đổi toàn bộ những suy nghĩ của mình về cậu bé. Từ một cậu bé nghịch ngợm, hay đi học muộn còn nói dối thầy cô thì nay cậu nhóc Xa-vu-skin là một cậu bé hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và có tình yêu thiên nhiên vô cùng to lớn. 

      Sau khi đọc xong tác phẩm này ta cũng đã có một cái nhìn khác về khung cảnh mùa đông yên bình dưới gốc cây sồi. Ngoài ra, tác phẩm còn cho chúng ta thấy được rằng chính cậu học trò nhỏ đã giúp cô giáo của mình bổ khuyết những kiến thức về cuộc sống thực tế. Vì vậy, đôi khi chúng ta chúng ta cũng cần nhận thức rõ được nhiệm vụ của bản thân. Đối với những người có nhiệm vụ “trồng người” thì cần phải linh hoạt hơn trong việc giảng dạy và luôn thấu hiểu được tâm hồn của các bạn học trò để từ đó mà bồi dưỡng, hun đúc các em một cách tốt nhất.

————————————————–

Trên đây đã mang đến bài văn mẫu Phân tích bài Cây sồi mùa đông. Hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn, mời các bạn cùng đến với câu hỏi tiếp theo.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 8, Ngữ Văn 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button