Mặt Trời và Mặt Trăng là hai người con gái của Ngọc Hoàng luôn phiên nhau đi xem xét mọi việc. Mặt Trời đi bằng kiệu và chia thành tốp già, tốp trẻ nên thời gian về khác nhau. Dưới đây là đề Nữ thần mặt trời và mặt trăng đọc hiểu kèm tóm tắt. Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!
Nội dung
Đọc hiểu Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng – Đề số 1
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Bạn đang xem: Nữ thần mặt trời và mặt trăng Đọc hiểu (4 đề) – Ngữ Văn 10
Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng
(Thần thoại Việt Nam)
Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng Nhiệm vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng luân phiên nhau. Cô chị Mặt Trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên những khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hoá dài ra.
……………….
Mặt cô từ đó bị cát giắt vào nên gần hạ giới nữa. Mặt cô từ đó bị cát giắt vào nên cũng không còn sáng như trước…
(Lược bớt đoạn cuối kể về chồng của hai nữ thần (là một con Gấu) và giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực).
(Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003)
Câu 1. Câu chuyện được kể trong văn bản trên diễn ra ở đâu, vào thời gian nào? Vì sao bạn biết?
Câu 2. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là văn bản thần thoại?
Câu 3. Qua câu chuyện, người xưa muốn lí giải những hiện tượng thiên nhiên nào? Bạn có nhận xét gì về cách lí giải ấy?
Câu 4. Nhận xét nội dung bao quát của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua câu chuyện này, người xưa muốn gửi gắm thông điệp gì?
Câu 5. Điền vào bảng dưới đây các đặc điểm về không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện của hai văn bản Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, từ đó rút ra nhận xét chung về các đặc điểm này của thể loại thần thoại.
Các đặc điểm chính | Thần Trụ Trời | Nữ thần Mặt Trời và Nữ thần Mặt Trăng | |
Không gian, thời gian | |||
Nhân vật | |||
Cốt truyện | |||
Nhận xét chung | Không gian, thời gian | ||
Nhân vật | |||
Cốt truyện |
Câu 6. Qua truyện Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, bạn có nhận xét gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc thế giới của người Việt xưa?
Câu 7. Theo bạn, các truyện thần thoại như Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có còn giá trị đối với thế hệ trẻ ngày nay không?
Câu 8. Qua các truyện thần thoại đã học và truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, bạn thấy cần chú ý gì khi tìm hiểu thể loại thần thoại?
Trả lời
Câu 1:
– Câu chuyện được kể trong văn bản trên diễn ra trong một vũ trụ không gian, có nói đến cả việc trên trời dưới đất nhưng không nói không gian cụ thể. Vì khi đó Trái Đất đang trong quá trình tạo dựng và chưa có vị trí, nơi chốn cụ thể.
– Thời gian kể chuyện: Chuyện được kể từ thời tiền sử và không xác định thời gian cụ thể vào thời điểm nào.
Câu 2:
– Những dấu hiệu cho thấy Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là văn bản thần thoại:
+ Không gian trong truyện là không gian vũ trụ, vì nó đang trong quá trình tạo dựng và không xác định được vị trí địa điểm cũng như nơi chốn cụ thể về việc diễn ra theo những sự việc trên.
+ Thời gian: Câu chuyện diễn ra vào thời tiền sử, không xác định được thời gian cụ thể
+ Cốt truyện: Xoay quanh sự xuất hiện của các vị thần Mặt trăng và Mặt trời, giải thích cho con người về các hiện tượng tự nhiên của Trái đất.
+ Các nhân vật trong truyện có sức mạnh phi thường và làm công việc tạo ra thế giới.
→ Vì vậy có thể khẳng định rằng: Truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là văn bản thần thoại.
Câu 3:
Qua câu chuyện người xưa muốn lí giải về những hiện tượng thiên nhiên là:
+ Hiện tượng ngày dài và ngày ngắn: Chuyện về thần Mặt Trời
+ Hiện tượng trăng rằm, mồng một và trăng 30…. : Chuyện về thần Mặt Trăng
Câu 4:
Mặt Trời và Mặt Trăng – hai người con gái của Ngọc Hoàng có nhiệm vụ thay phiên nhau xem xét mọi việc. Mặt Trời đi bằng kiệu, chia theo nhóm già trẻ nên thời gian về cũng khác nhau. Mặt Trăng có tính nóng nảy nên có sức nóng làm hại vạn vật. Thêm vào sự lười biếng của mình, sau đó cô bị trừng phạt, mặt đầy cát và trở nên dịu dàng hơn trước, không còn nóng nảy như trước.
Câu 5:
Các đặc điểm chính | Thần trụ trời | Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng | |
Không gian, thời gian | – Không gian rộng lớn, không rõ địa danh: Đất trời chỉ là một vùng hỗn độn, tăm tối, lạnh lẽo. – Thuở xa xưa, thời vô định: Lúc đó chưa có thế giới, vạn vật và con người. | – Không gian rộng lớn, không có địa điểm cụ thể: truyện nói về cả sự vật trên trời và dưới đất nhưng không xác định địa điểm cụ thể. – Từ xa xưa, khi các vị thần và con người giao thoa với nhau: Chàng Quải đã ném cát vào mặt nữ thần Mặt Trăng. | |
Nhân vật | Là một vị thần: khổng lồ, có khả năng phi thường đội trời, đạp đất. | Là một vị thần: hai nữ thần Mặt trời và Mặt trăng với khả năng phi thường là soi sáng cả thế giới. | |
Cốt truyện | Câu chuyện xoay quanh việc vị thần dựng cột chống trời, ngăn cách trời và đất, tạo ra thế giới. | Câu chuyện xoay quanh việc giải thích các đặc điểm của sinh giới: ngày dài, ngắn; ánh trăng, mặt trời. | |
Nhận xét chung | Không gian, thời gian | – Không gian là không gian vũ trụ đang trong quá trình hình thành, không có vị trí xác định. – Thời gian cũng là thời gian nguyên thủy, vô định và vĩnh hằng. | |
Nhân vật | Nhân vật là một vị thần, vì vậy có một khả năng phi thường để làm công việc tạo ra thế giới. | ||
Cốt truyện | Cốt truyện xoay quanh việc tạo ra thế giới bởi các vị thần. |
Câu 6:
Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần xuất hiện từ các xã hội nguyên thủy, trên cơ sở những tiền đề nhận thức luận:
+ Khái niệm vạn vật hữu hình, bái vật giáo, quan niệm tô – tem, quan niệm về vạn vật tương tác.
+ Người nguyên thủy thường thể hiện cái trừu tượng bằng cái cụ thể, vì con người chưa phát triển về mặt trừu tượng.
+ Người nguyên thủy có khái niệm và thực hành ma thuật. Bởi vì tư duy nguyên thủy chưa phát triển khả năng phân biệt nên người nguyên thủy chưa phân biệt được chủ quan và khách quan, vật chất và tinh thần…
+ Người xưa họ tin vào các sự kiện được kể lại trong thần thoại và thường gắn các trò diễn thần thoại vào các hình thức nghi lễ (hình thức thực hành tín ngưỡng).
Câu 7:
Đối vưới thế hệ trẻ các truyện thần thoại như Thần Trụ trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có giá trị rất lớn
Nó giúp các thế hệ trẻ hiểu được những thắc mắc của mình về thế giới xung quanh, về nguồn cội của con người, về những hiện tượng thiên nhiên, sự vật xung quanh cuộc sống chúng ta. Đồng thời, thần thoại cũng giúp thế hệ trẻ có cái nhìn về thế giới cũ nguyên thủy, ở đó con người đã hình dung vũ trụ và thế giới như thế nào.
Câu 8:
Theo em thấy cần chú ý một số điểm khi tìm hiểu thể loại thần thoại như sau:
– Các yếu tố đặc trưng, nổi bật của truyện như: không gian và thời gian, cốt truyện và nhân vật truyện.
– Các chi tiết, nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ của họ tác phẩm.
– Nội dung bao quát và thông điệp gửi gắm trong tác phẩm.
– Những nội dung gần gũi giữa thần thoại của các nền văn hóa khác nhau.
>>> Xem thêm: Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng
Đọc hiểu Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng – Đề số 2
NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG
Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai có con gái đẹp. Nước Hoàng phi quý hai nàng nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để bảo lại cho nhà Trời. Cô gái đầu tiên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bản ngành khiêng. Bốn người này chia làm hai tấp, một cấp già và một tập trẻ.
……………….
Người ta nói mỗi lần có ngành mặt xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm cô quay lưng tức là ba me ming một, còn cô trở sang trái, sang phải tức là thời kì trăng hạ huyền hoặc thương huyền. Còn những khi trũng quẳng, ấy là lúc cát bụi trát mặt bị gió thổi bay tung ra.
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên
A. Cổ tích.
B. Truyền thuyết.
C. Thần thoại.
D. Si thi.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 3. Nhân vật chính của câu chuyện là ai?
A. Nữ thần Mặt Trời.
B. Nữ thần Mặt Trăng
C. Ngọc Hoàng.
D. Cả Nữ thần Mặt Trời, Mặt Trăng.
Câu 4. Qua hai nữ thần, tác giả dân gian đã giải thích các hiện tượng tự nhiên nào dưới đây
Hiện tượng ngày dài, ngày ngắn, trăng rằm, trăng mùng một, trăng ba mươi, trăng hạ huyền, trăng thượng huyền.
Câu 5. Chi tiết quái ném cát túi bụi vào Mặt trăng được tác giả dân gian xây dựng nhằm mục đích gì
Thể hiện khát vọng của con người, muốn chinh phục thiên nhiên.
Câu 6. Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn là một trong những vẻ đẹp của thần thoại. Theo em, niềm tin ấy còn có sức hấp dẫn đối với con người hiện đại không?
Niềm tin thiêng liêng vào một thế giới nơi mọi vật đều có linh hồn là một trong những nét đẹp của thần thoại. Tín ngưỡng đó vẫn có sức hấp dẫn đối với con người hiện đại, nó thể hiện ở những tín ngưỡng của nhân dân ta vẫn được lưu giữ và truyền bá cho các thế hệ hôm nay như thờ thần núi, thần nước, cá… Có thể nói, người Việt Ta còn có một sự vô hình. niềm tin vào các vị thần cai quản thiên nhiên.
Tin vào sự tồn tại của một thế giới khác không phải là điều xấu, nếu điều đó khiến chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Chỉ những kẻ dựa vào đó để trục lợi và lợi dụng niềm tin của người khác đáng bị phê phán.
Đọc hiểu Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng – Đề số 3
Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời. Công việc của Trời giao phó hàng ngày phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian. Bọn khiêng kiệu gồm có hai lớp già và trẻ thay phiên nhau.
……………………….
Người ta nghe nói rằng chồng của hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một con gấu. Mỗi lần gấu đến với vợ là sinh ra nguyệt thực hay nhật thực, lúc đó người dưới trần làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để cho gấu xa ra, vì gấu đi lại với vợ, che lấp Mặt Trời, Mặt Trăng làm hại cho mùa màng.
(Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng – Truyện thần thoại Việt Nam The GioiCoTich. Vn)
Câu 1: Truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng thuộc thể loại truyện dân gian nào?
Câu 2: Nêu đặc trưng về thời gian, không gian của văn bản.
Câu 3: Trong văn bản trên, nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được Trời cho giao công việc gì?
Câu 4: Nhân vật Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là con của ai? Họ có tính cách như thế nào?
Câu 5: Chi tiết “Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng” nhằm lý giải hiện tượng gì?
Câu 6: Hình tượng nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng phản ánh quan niệm, nhận thức của người xưa về thế giới tự nhiên như thế nào?
Câu 7: Qua văn bản trên, em rút ra được bài học gì?
Trả lời:
Câu 1:
Truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng thuộc thể loại truyện dân gian thần thoại.
Câu 2: Đặc trưng về thời gian, không gian của văn bản:
– Thời gian thể hiện qua từ ngữ: Từ đó, mỗi khi, hôm nào, mỗi lần,…
– Không gian thể hiện qua từ ngữ: thế gian, mặt đất.
Câu 3:
Trong văn bản Mặt Trời và Mặt Trăng được Trời giao công việc là hàng ngày thay phiên nhau đi xem xét mọi việc trên thế gian.
Câu 4:
– Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời.
– Mặt Trời và Mặt Trăng tính tình nóng nảy, kênh kiệu nên khiến con người ở hạ giới nóng bức, khó chịu. Mặt Trăng thì lười biếng hơn.
Câu 5:
Chi tiết “Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng” nhằm lý giải hiện tượng:
– Hiện tượng “trăng quầng” (là hiện tượng xuất hiện vòng sáng trắng quanh Mặt Trăng).
– Ánh sáng của Mặt Trăng cũng dịu nhẹ hơn Mặt Trời
Câu 6:
Hình tượng hai nữ thần Mặt trời và Mặt trăng phản ánh quan niệm, cách nhìn nhận của người xưa về thế giới tự nhiên như sau: Thế giới tự nhiên luôn chứa đựng một thế lực siêu nhiên chi phối và tác động đến đời sống con người. Đồng thời muốn nói lên sự ham học hỏi, khát khao giải thích trí tò mò và chinh phục thế giới tự nhiên của người xưa.
Câu 7:
Bài học rút ra từ văn bản trên:
– Tự nhiên và con người phải có quan hệ mật thiết với nhau vì chúng luôn có mối quan hệ tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
– Thiên nhiên bao la, rộng lớn, ẩn chứa bao điều kỳ thú mà con người muốn khám phá và chinh phục.
– Giáo dục con người biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên
– Không được nóng vội mà phải bình tĩnh trong mọi tình huống…
Đọc hiểu Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng – Đề số 4
Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời (…) Mặt Trăng làm hại cho mùa màng.
Thực hiện những yêu cầu sau đây:
Câu 1. Trong văn bản, nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được Trời giao công việc gì?
A. Chiếu sáng cho nhân gian.
B. Hàng ngày thay phiên nhau đi xem xét thế gian.
C. Cai quản công việc trên trời.
D. Khiêng kiệu
Câu 2. Câu nào dưới đây đúng khi nói về nội dung bao quát của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.
A. Lý giải về hiện tượng ngày và đêm
B. Lý giải về hiện tượng nắng và mưa
C. Lí giải các hiện tượng tự nhiên gắn với mặt trời có ánh sáng gay gắt vào ban ngày và mặt trăng có ánh sáng dịu dàng vào ban đêm
D. Lý giải về sự hình thành của trời và đất
Câu 3. Sự kiện “Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng” được tác giả dân gian tạo ra nhằm lý giải điều gì?
A. Hiện tượng mặt trăng hiện lên khi đêm xuống
B. Hiện tượng mặt trăng có ánh sáng dịu nhẹ
C. Hiện tượng ngày ngắn đêm dài
D. Hiện tượng ngày dài đêm ngắn
Câu 4. Theo bạn :“cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra… cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại.” giúp bạn liên tưởng đến câu tục ngữ nào dưới đây :
A. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
B. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối
C. Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng nam vừa làm vừa chơi
D. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa
Câu 5. Biện pháp tu từ nào được dùng chủ yếu trong văn bản trên ?
A. Nhân hóa
B. Liệt kê
C. So sánh
D. Phóng đại
Câu 6. Trong văn bản trên, ai là người kể chuyện ?
A. Ông Trời
B. Mặt Trời
C. Mặt Trăng
D. Người trực tiếp diễn xướng để kể lại cho công chúng
Câu 7. Khi nguyệt thực, nhật thực xảy ra con người làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để Mặt Trời Mặt Trăng khỏi bị che lấp làm hại mùa màng, liên quan hoạt động nào trong đời sống cộng đồng thời cổ đại ?
A. Lễ hội
B. Liên hoan
C. Cầu nguyện thần linh
D. Thờ cúng
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô
Chuyên mục: Lớp 10,Ngữ Văn 10