GDQPLớp 12

Nghi binh là hành động

Nghi binh là hoạt động Tạo hiện tượng giả để đánh lừa đối phương, gây lầm lẫn về địa điểm tấn công, dẫn đến quyết định sai về hướng tiến quân của quân bị tấn công. Khi các lực lượng viện binh dồn đến điểm nghi binh, quân tấn công sẽ tấn công vào nơi khác vốn dĩ là mục tiêu chính yếu đã chọn. 

Câu hỏi: Nghi binh là hành động

A. Lợi dụng môi trường tự nhiên như địa hình, địa vật, rừng để che giấu mục tiêu

Bạn đang xem: Nghi binh là hành động

B. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật giảm bớt đặc trưng ánh sáng, âm thanh, điện tử

C. Làm cho mục tiêu của ta gần giống như môi trường xung quanh

D. Tạo hiện tượng giả để đánh lừa đối phương.          

Đáp án đúng: D. Tạo hiện tượng giả để đánh lừa đối phương.             

Giải thích của giáo viên về lí do chọn đáp án D

Nghi binh là hoạt động tạo hiện tượng giả để đánh lừa đối phương, gây lầm lẫn về địa điểm tấn công, dẫn đến quyết định sai về hướng tiến quân của quân bị tấn công. Khi các lực lượng viện binh dồn đến điểm nghi binh, quân tấn công sẽ tấn công vào nơi khác vốn dĩ là mục tiêu chính yếu đã chọn.

– Tìm hiểu về chiến thuật của nghi binh

Tấn công nghi binh

Một cuộc tấn công nghi binh sẽ được tiến hành để thúc đẩy quân thù tiến hành hoạt động phòng thủ đối với các điểm bị tấn công. Nó thường được sử dụng như một sự chuyển hướng để buộc kẻ thù phải tập trung nhiều nhân lực hơn trong một khu vực nhất định, từ đó làm suy yếu lực lượng họ ở một khu vực khác. Ví dụ: Trận Khe Sanh năm 1968, Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công nghi binh ở Pleiku trong khi mục tiêu tấn công thật sự là Buôn Ma Thuột.

Rút lui nghi binh

Một cuộc rút lui nghi binh (Giả vờ rút lui) được thực hiện sau một thời gian ngắn chiến đấu với quân thù, sau đó rút lui. Nó được thiết kế để khiến kẻ thù đuổi theo vào một điểm phục kích đã chuẩn bị trước, hoặc gây ra sự hỗn loạn. Một số ví dụ:  Nghi binh trên bộ: Trận Hastings, quân Saxons theo đuổi kỵ binh Norman và bị đánh bại; trận Kizaki, tháng 6 năm 1572, lực lượng của Shimazu Yoshihiro đánh bại quân đội lớn hơn của Ito Yoshisuke. Nghi binh thủy chiến: Các trận Bạch Đằng; trận Rạch Gầm-Xoài Mút.

– Một vài trận chiến nước ta sử dụng chiến lược nghi binh

Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh nằm trong tổng thể kế hoạch nghi binh chiến lược Tết Mậu Thân 1968. 11-1967, phía ta nhận thấy Mỹ đã biết nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (tháng 12-1965) là ta tranh thủ tìm kiếm một số thắng lợi quân sự nhằm làm chuyển biến cục diện chiến tranh, phục vụ thương lượng. Từ đó, Mỹ đánh giá ta không đủ khả năng làm một “Điện Biên Phủ 1968”. Kế hoạch nghi binh là phải khiến địch tin chắc vào đánh giá trên của chúng. Cục Tác chiến đã dự thảo kế hoạch nghi binh chiến lược phục vụ tổng công kích – tổng khởi nghĩa; đồng thời xây dựng một loạt kế hoạch nghi binh của trung ương, của các địa phương, phối hợp cả các cơ quan Cục Tình báo, Bộ Ngoại giao, cơ quan lãnh đạo báo chí… Ngày 14-11-1967, kế hoạch được đồng chí Văn Tiến Dũng thông qua. Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ đạo khéo léo để lộ kế hoạch với địch, thực hiện một bước nhỏ trong toàn bộ kế hoạch nghi binh; một mặt chỉ đạo Đảng ủy Bộ Tư lệnh Mặt trận Đường 9 – Khe Sanh quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ; mặt khác, chỉ đạo cơ quan báo chí phát thanh hạn chế tuyên truyền những trận đánh đô thị mà tập trung vào những hướng nghi binh.

Đầu năm 1954, dưới sự chỉ huy của tướng Na-va, quân Pháp đã tăng cường lực lượng, phương tiện, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm quyết chiến với quân chủ lực của ta. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhất là khi chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, ngày 26-01-1954, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định sử dụng nghi binh. Mục đích là nhằm tiêu diệt, phá vỡ hành lang bảo vệ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, phân tán lực lượng cơ động chiến lược của thực dân Pháp, cô lập quân Pháp ở nơi đây, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia Chiến dịch đưa lực lượng, phương tiện trở lại khu vực tập kết an toàn, chuẩn bị mọi mặt thực hiện phương châm tác chiến mới; đồng thời, giúp bạn Lào mở rộng vùng giải phóng.

Nghi binh là hành động

Hoạt động nghi binh ở chiến dịch Tây Nguyên được xem là nghệ thuật đặc sắc trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam. Bởi trong chiến dịch này, vấn đề quan trọng nhất là ta đã chọn đơn vị thế chân được Sư đoàn 10, lực lượng mà địch vẫn xác định là “đối tượng tác chiến” chủ lực của ta ở Tây Nguyên. Thực chất hoạt động nghi binh, lừa địch ở chiến dịch Tây Nguyên chính là việc tạo thế. Trong tác chiến, vấn đề tạo thế cực kỳ quan trọng. Khi đã tạo được thế thì sẽ giải quyết được bài toán chọn lực lượng để đánh vào các vị trí chủ yếu, chiến lược và quan trọng của đối phương. Ở Chiến dịch Tây Nguyên, lựa chọn đánh Buôn Ma Thuột là quyết định đúng, bởi nơi đây là trung tâm chỉ huy, tác chiến và hậu cần, kỹ thuật khu vực của địch. Tuy nhiên, nếu địch tập trung lực lượng, phương tiện thì ta khó bóc gỡ. Chính việc nghi binh tốt đã tạo điều kiện để ta nhử chủ lực của địch đến nơi khác mà khó quay lại để bảo vệ và thành công rực rỡ.

>>> Xem thêm: Trắc nghiệm GDQP: Phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 12, GDQP 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button