Nội dung
Câu hỏi: Nêu vai trò của Sử học đối với một số ngành nghề trong lĩnh vực Công nghiệp hóa?
Trả lời:
Công nghiệp hoá là sự chuyển hoá căn bản và toàn diện hầu hết các hoạt động sản xuất từ lao động thủ công sang sử dụng rộng rãi lao động phổ thông trên cơ sở phát triển công nghiệp. Vì vậy, công nghiệp hoá hiện nay là quá trình chuyển hoá căn bản và toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội, từ lao động chân tay là chủ đạo sang hoạt động kinh tế, xã hội và kinh tế do lao động phổ thông chi phối. Năng suất lao động xã hội.
Bạn đang xem: Nêu vai trò của Sử học đối với một số ngành nghề trong lĩnh vực Công nghiệp hóa
Tất cả các ngành nghề đề cần sử dụng những chất liệu của lịch sử -văn hóa trong quá trình phát triển.
Kiến thức tham khảo về công nghiệp hóa
1. Khái niệm công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, v.v..
Đây là quá trình chuyển biến kinh tế-xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế-xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn. Công nghiệp hóa còn gắn liền với thay đổi các hình thái triết học hoặc sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên. Dầu vậy, những thay đổi về mặt triết học là nguyên nhân của công nghiệp hóa hay ngược lại thì vẫn còn tranh cãi.
Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao giá trị tuyệt đối sản lượng công nghiệp.
Công nghiệp hóa gắn với phát triển văn hóa và xã hội để đạt tới xã hội công nghiệp.
Những quốc gia đã hoàn thành công nghiệp hóa gọi là các nước công nghiệp.
2. Các mô hình công nghiệp hóa
Cho đến nay, có 3 mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu được nhân loại nhắc tới.
Thứ nhất là , mô hình công nghiệp hóa cổ điển
Đây là mô hình công nghiệp hóa đầu tiên trong lịch sử được gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp 1.0, tiêu biểu ở nước Anh từ giữa thế kỷ XVIII. Đặc trưng cơ bản mô hình này là bắt đầu từ sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ (ngành dệt), nông nghiệp, rồi cuối cùng là ngành công nghiệp nặng (cơ khí chế tạo máy). Quá trình công nghiệp hóa diễn ra tuần tự trong thời gian tương đối dài, trung bình từ 60 – 80 năm, sau khi khởi nguồn ở Anh rồi lan rộng sang Pháp và các nước Đức, Nga, Mỹ…
Mô hình công nghiệp hóa thứ hai là, mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ)
Mô hình này được xây dựng đầu tiên ở Liên Xô năm 1930, sau lan ra các nước XHCN và Đông Âu vào năm 1945, ở Việt Nam chúng ta cũng xây dựng mô hình này từ năm 1960 đến năm 1986 thì xóa bỏ. Đặc trưng mô hình là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như ngành cơ khí chế tạo máy, nhà nước có vai trò quyết định, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh…
Thứ 3, mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs)
Xuất phát muộn khi Công nghiệp hóa, các nước như Nhật bản, NICs sử dụng Chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn. Họ tận dụng tốt cơ hội để « đi tắt » thông qua tiếp nhận công nghệ và đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Bằng việc nhập khẩu công nghệ và từng bước sáng tạo công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất hàng hóa trong nước thay thế nhập khẩu. Thông qua việc tận dụng lợi thế về khoa học, công nghệ của các nước đi trước, cùng với việc phát huy nguồn lực và lợi thế trong nước thu hút nguồn lực ngoài để tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Kết quả chỉ sau 20 – 30 năm đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Đặc điểm của công nghiệp hóa
Mỗi nước đề ra yêu cầu với phát triển công nghiệp hóa khác nhau, nhưng cơ bản vẫn có những điểm cơ bản sau: Khắc phục những điểm yếu của công nghiệp truyền thống về bất công xã hội, lãng phí vật chất, làm ô nhiễm môi trường, thời gian thực hiện kéo dài) Gắn kết việc công nghiệp hóa với phát triển nền kinh tế và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghệ cao. Chú trọng phát triển bền vững, vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ an ninh xã hội và vấn đề môi trường.
4. Mục tiêu của công nghiệp hóa
Đó là cải biến nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật, kỹ thuật hiện đại; quan hệ sản xuất tiến độ, cơ cấu kinh tế hợp lý để phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống của nhân dân cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân chủ, dân giàu, nước mạnh, công bằng và văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện được điều đó, Đảng và Nhà Nước ta đã xác định được mục tiêu chủ chốt, quan trọng nhất là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết hợp với phát triển nền kinh tế tri thức nhằm sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10