Địa LýLớp 7

Nêu nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gà

Câu hỏi: Nêu nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gà

Trả lời:

Một số bệnh phổ biến ở gà: 

Bạn đang xem: Nêu nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gà

Bệnh tiêu chảy

– Nguyên nhân: nhiễm khuẩn từ thức ăn, nước uống hay môi trường.

– Phòng, trị bệnh:

+ Ăn thức ăn sạch

+ Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống.

+ Điều trị kịp thời khi có biểu hiện bệnh.

Bệnh dịch tả

– Nguyên nhân: do vi rút gây ra và lây lan mạnh.

– Phòng, trị bệnh: sử dụng vắc xin

Bệnh cúm gia cầm

– Nguyên nhân: do vi rút gia cầm gây ra.

– Phòng, trị bệnh: 

+ Sử dụng vắc xin. 

+ Không ăn, giết mổ gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc

+ Khi phát hiện bệnh cần báo ngay cho cán bộ thú y.

* Nguyên nhân, con đường lây lan và triệu chứng bệnh dịch tả

Nguyên nhân

Là bệnh do virus nhóm Paramyxo gây ra ở tất cả các lứa tuổi và tất cả các giống gà. Tỉ lệ lây lan cao có thể lên đến 100% đàn gà và cũng có tỉ lệ chết cao. Bệnh Newcastle còn xảy ra cả trên bồ câu, vịt, gà tây, gà sao, chim cút, ngan…

Con đường lây lan

Lây lan trực tiếp qua tiếp xúc như qua người, chuột, chim trời mang virus. Qua không khí, qua thức ăn, nước uống, từ gà bệnh sang gà khỏe với tốc độ lây lan rất nhanh.

Dịch tả có thể tồn tại thời gian dài (năm này qua năm khác) ở điều kiện môi trường mát, nhưng cũng dễ bị diệt bởi các thuốc sát trùng thông dụng.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh của bệnh Newcastle từ 5 – 12 ngày nhưng thường thường là 5 ngày. Bệnh được chia làm 3 thể là quá cấp tính, cấp tính và mãn tính. Với mỗi thể thì có một triệu chứng khác nhau.

– Thể quá cấp tính: Ở thể cấp tính các biểu hiện, triệu chứng của bệnh rõ ràng hơn. Cụ thể như sau:

+ Gà sốt cao, ủ rũ, giảm ăn nhưng uống nước nhiều, sốt cao từ 42 – 43 độ C. Kèm với sốt cao là hiện tượng khó thở, ho, hắt hơi, sổ mũi.

+ Kiểm tra mào và yếm sẽ thấy tím bầm, ở mũi chảy ra chất nhầy.

+ Gà bị rối loạn tiêu hóa nên ăn không tiêu, trướng diều, khi dốc ngược gà lên sẽ thấy có nước mùi chua khắm chảy ra do thức ăn lên men.

+ Vài ngày sau từ khi phát bệnh gà bị tiêu chảy phân trắng xanh, trắng xám hoặc nâu sẫm. Xuất huyết niêm mạc hậu môn những tia đỏ.

+ Đối với gà đẻ sẽ ngừng hoặc giảm sản lượng trứng sau khi bị mắc bệnh 7-21 ngày.

+ Tỉ lệ chết cao từ 40-80%

– Thể mãn tính: Nếu xảy ổ dịch kéo dài sẽ chuyển thành thể mã tính. Gà bị thần kinh, đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn, mổ trượt thức ăn.

* Nguyên nhân, triệu chứng và bệnh tích bệnh cúm gia cầm

Nguyên nhân

Là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi rút, bệnh thường xảy ra nặng ở gà vịt.

Triệu chứng      

Gà chết đột ngột, tỷ lệ tử vong cao có khi đến 100% trong vài ngày. Có các biểu hiện đường hô hấp như ho, hắt hơi, thở khò khè, viêm xoang, chảy nhiều nước mắt, sưng đầu phù mặt. Dưới da xuất huyết, tím tái đặc biệt ở mào, những chỗ da không có lông, yếm thịt dưới da cổ gà. Gà đứng tụm vào nhau lông xù, gà mái giảm đẻ. Gà ỉa chảy, rối loạn thần kinh.

Gà bệnh có thể xuất hiện ít hoặc kết hợp nhiều biểu hiện lâm sàng nêu trên. Trong một số trường hợp, bệnh bùng phát nhanh, trước khi gia cầm bị chết không có biểu hiện lâm sàng

Bệnh tích

– Các cơ quan nội tạng gà bị tụ huyết, xuất huyết tràn lan ở gan, thận, tim, lách, phổi.

– Đường tiêu hóa dạ dày tuyến, ruột, hậu môn bị xuất huyết nặng.

– Đường hô hấp thanh quản, khí quản, phổi xuất huyết, tụ máu.

– Gia cầm bị phù đầu tím tái dưới da, viêm tụ huyết, xuất huyết ở yếm, mào, và chân.

– Cơ đùi, cơ lườn và lồng ngực gà bị xuất huyết. Cơ tim bị xuất huyết, hoại tử.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Công nghệ 7 Bài 12: Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ – Kết nối tri thức

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 7, Địa Lý lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button