GDQPLớp 12

Khái niệm về tỉ lệ bản đồ, các dạng của tỉ lệ bản đồ

Đáp án cho câu hỏi Khái niệm về tỉ lệ bản đồ, các dạng của tỉ lệ bản đồ chính xác, dễ hiểu nhất. Trả lời câu hỏi Khái niệm về tỉ lệ bản đồ, các dạng của tỉ lệ bản đồ ngắn gọn, nhanh nhất.

Câu hỏi: Khái niệm về tỉ lệ bản đồ, các dạng của tỉ lệ bản đồ

Trả lời:

Bạn đang xem: Khái niệm về tỉ lệ bản đồ, các dạng của tỉ lệ bản đồ

Khái niệm về tỉ lệ bản đồ

Tỉ lệ bản đồ là yếu tố toán học quan trọng để xác định mức độ thu nhỏ độ dài khi chuyển từ bề mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng bản đồ. Tỉ lệ bản đồ được biểu diễn dưới dạng phân số: Tử số chỉ độ dài đo được trên bản đồ, mẫu số chỉ M lần đơn vị độ dài tương ứng trên thực địa. 

Khái niệm về tỉ lệ bản đồ, các dạng của tỉ lệ bản đồ

Tỉ lệ bản đồ được biểu diễn dưới ba dạng sau:

– Tỉ lệ số: Là tỉ lệ ở dạng phân số, biểu thị mức độ thu nhỏ các yếu tố địa hình, địa vật trên thực địa vẽ trên bản đồ. Để tiện tính toán, mẫu số tỉ lệ bản đồ thường được xác định bằng những số chẵn như 10.000, 25.000, 50.000, 1.000.000,… tỉ lệ số thường được ghi ở dưới khung Nam mỗi mảnh bản đồ có 3 cách viết. 

Ví dụ: Bản đồ tỉ lệ một phần hai mươi lăm ngàn có thể viết: 1:25.000; 1/25.000 ;

– Tỉ lệ chữ: Tỉ lệ chữ nói rõ một đơn vị độ dài centimet (cm) trên bản đồ ứng với đơn vị độ dài bằng mét trên thực địa. Ở thước tỉ lệ thẳng của mỗi mảnh bản đồ
có ghi tỉ lệ chữ.

Ví dụ: Bản đồ tỉ lệ 1: 25000 có ghi lcm bằng 250m thực địa.

– Tỉ lệ thước: Trên mỗi tờ bản đồ có một thước tỉ lệ thẳng. Thước tỉ lệ giúp đo đạc và tính toán thuận tiện, vì độ dài trên thước đã được tính toán ra cự li thực địa (phần cấu tạo và các sử dụng sẽ được trình bày ở nội dung phần sau).

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 12, GDQP 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button