Hướng dẫn xác định mục tiêu nghề nghiệp ngành ngân hàng
Mục tiêu nghề nghiệp ngành ngân hàng là kim chỉ nam giúp bạn có lý do để theo đuổi đam mê và kiên trì với nghề trong môi trường cạnh tranh và áp lực công việc khốc liệt của ngành ngân hàng, đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường chưa có định hướng rõ ràng.
Nội dung
1. Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là bản phác thảo những dự định trong tương lai của bạn trước mắt nhà tuyển dụng, và đặc biệt là mục tiêu nghề nghiệp còn là ngọn hải đăng cho chính bản thân bạn trong việc định hướng tương lai của bản thân mình.
Bạn đang xem: Hướng dẫn xác định mục tiêu nghề nghiệp ngành ngân hàng
Song hành với những người thành công là mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, họ hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và tham vọng của chính mình trong tương lai. Bằng cách đưa ra các mục tiêu từ ngắn hạn đến dài hạn rõ ràng, họ từng bước thực hiện và đạt được những khát vọng đó.

Đối với ngành ngân hàng, theo khảo sát hàng năm thì đây là ngành có số lượng người theo học rất cao, cho thấy tỷ lệ chọi việc làm sau khi ra trường là không hề nhỏ. Mức độ cạnh tranh trong ngành cao kết hợp với áp lực công việc, doanh số, trách nhiệm của một nhân viên ngân hàng thì đây cũng là nhóm ngành có số người chuyển đổi, bỏ việc cũng tương đối nhiều.
Ngoài đam mê và năng lực bản thân thì để theo đuổi bất kỳ công việc nào nói chung và công việc ngành ngân hàng nói riêng thì xác định mục tiêu đúng là thành tố quyết định đến sự kiên trì và lâu dài trong công việc của bạn.
Vì vậy, có thể khẳng định chắc chắn rằng xác định mục tiêu nghề nghiệp rất quan trọng, đặc biệt là trong ngành nghề ngân hàng thì mỗi nhân viên, mỗi sinh viên mới ra trường đều phải định hướng rõ ràng cho mình về dự định tương lai.

Dự định tương lai này cần đảm bảo các yếu tố về tính khả thi, có thể đo lường hình dung được, có thể nhận biết và xác định, nằm trong phạm vi đạt được và mục tiêu nhỏ sẽ làm tiền đề cho những mục tiêu bao quát, rộng lớn hơn.
2. Hướng dẫn xác định mục tiêu nghề nghiệp ngành ngân hàng
Để có thể tìm và định hướng mục tiêu nghề nghiệp ngành ngân hàng chính xác phù hợp với bản thân thì bạn cần phải dựa trên các yếu tố sau:
2.1. Xét theo năng lực của bản thân
Đầu tiên trước khi làm bất kỳ việc gì bạn phải cụ thể hóa được mục tiêu cần làm. Đánh giá mức độ khó, dễ của công việc, thời gian có thể hoàn thành và yếu tố ngoại cảnh. Sau đấy sẽ tự đánh giá năng lực của bản thân, xem xét xem mình có thể thực hiện được hay không.
Đối với ngành nghề ngân hàng thì bạn phải biết tự đánh giá năng lực bản thân về các mặt chuyên môn công việc, kỹ năng mềm như kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp trình bày, kỹ năng ngôn ngữ,…
Chẳng hạn nếu bạn là sinh viên mới ra trường, các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ ngành ngân hàng còn yếu thì bạn nên đưa mục tiêu hàng đầu của mình là nâng cao kỹ năng xử lý thông tin và tiếp nhận khách hàng.

Hoặc nếu bạn có kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp tốt bạn có thể đề cập mục tiêu ở là chuyên viên quan hệ khách hàng chuyên nghiệp trong 1 năm tới.
Tất cả các mục tiêu đều dựa trên bước đầu là xác định được tốt khả năng của bạn. Nếu bạn xác định sai, ví dụ bạn mới ra trường nhưng nghĩ rằng công việc ngân hàng khá dễ, bạn đã có kiến thức lý thuyết và trở nên chủ quan, đề cập mục tiêu sau khi ra trường 1 năm là có thể hướng tới vị trí quản lý thì khả năng cao là bị đánh trượt CV trước khi nhà tuyển dụng đọc tiếp phần sau.
2.2. Xét theo vị trí công việc hiện tại
Xác định theo vị trí công việc hiện tại tức là dựa trên công việc bạn đang làm, vị trí đang nắm giữ thì bạn có thể đặt mục tiêu trong tương lai gần là được thăng tiến lên chức vụ cao hơn từ 1 – 2 bậc.
Hoặc là bạn có thể đặt mục tiêu về kỹ năng phù hợp với công việc hiện tại và kỹ năng cần có trong tương lai nếu bạn muốn tiến xa hơn.
Ví dụ hiện tại bạn đang ở vị trí là chuyên viên giao dịch thì mục tiêu trong vòng 3 năm tới của bạn là hướng đến vị trí Leader của Team giao dịch, hoặc là mục tiêu của bạn sẽ đề ra liên quan đến các kỹ năng tổ chức quản lý công việc, sắp xếp điều hành phân bổ vị trí, kỹ năng lãnh đạo đàm phán, kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu, kỹ năng quyết định,…

Đây là những kỹ năng mà một người làm sếp bắt buộc phải có và nếu bạn đang hướng đến vị trí này thì tất nhiên phải đảm bảo sở hữu các kỹ năng được đề cập như ở trên.
Ngoài ra bạn cũng nên xem xét đến yếu tố kinh nghiệm lâu năm trong ngành ngân hàng, thông thường ở vị trí chuyên viên thời gian làm việc là tối đa 4 năm, tiếp đến vị trí tổ trưởng nhóm là 3 năm, cấp Phó phòng/Trưởng phòng là từ 4 – 5 năm.
Dựa vào thời gian làm việc trong ngành ngân hàng mà bạn có thể đưa ra mục tiêu hướng tới tương xứng. Và không thể nhảy từ vị trí chuyên viên lên đến vị trí trưởng phòng được.
3. Gợi ý một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành ngân hàng
Như các bạn đã biết, đối với từng vị trí khác nhau thì mục tiêu hướng đến trong ngắn hạn và dài hạn cũng rất khác nhau. Điều đó yêu cầu rằng bạn phải đầu tư kỹ lưỡng tìm hiểu thông tin trong phần mục tiêu nghề nghiệp của mình. Đặc biệt đối với ngành ngân hàng có rất nhiều vị trí nhỏ và cần nhiều kỹ năng.
– Mục tiêu của vị trí nhân viên giao dịch: Nhân viên giao dịch ngân hàng thì mục tiêu kỹ năng hướng đến đó chính là kỹ năng thành thạo tin học văn phòng, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán và thuyết phục. Trong dài hạn thì mục tiêu có thể đề cập tới là trở thành chuyên viên giao dịch ngân hàng.
Ví dụ: “Tôi mong muốn được làm việc và trải nghiệm trong môi trường ngân hàng chuyên nghiệp, có thể trực tiếp xử lý các vấn đề chuyên môn giao dịch, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng của mình. Trong vòng 3 năm tới, tôi muốn nỗ lực để hướng đến vị trí chuyên viên giao dịch”.

– Mục tiêu của vị trí nhân viên tín dụng: Mục tiêu kỹ năng của nhân viên tín dụng đó chính là hoàn thành chỉ tiêu KPI được đề ra, có kỹ năng thuyết phục và đàm phán với khách hàng đồng thời giúp công ty mở rộng được tệp khách hàng trong tương lai.
Ví dụ: “Mục tiêu của tôi là được nâng cao kỹ năng tìm kiếm, hỗ trợ và tư vấn khách hàng. Trong vòng 4 năm tiếp theo, tôi đặt mục tiêu trở thành chuyên viên tín dụng cá nhân cao cấp của ngân hàng.
– Mục tiêu của sinh viên mới ra trường: Đối với sinh viên mới ra trường, “chân ướt chân ráo” bước vào môi trường ngân hàng thì sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm định hướng phát triển bản thân tại một vị trí cụ thể nào đấy.
Thông thường mục tiêu của nhóm đối tượng này sẽ là hướng đến được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, được trực tiếp tham gia các giao dịch và chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhằm cải thiện trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản mà một nhân viên ngân hàng phải có.

Có thể thấy đặt mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng không hề quá khó như bạn nghĩ, dựa theo những gợi ý được đề ra trong bài viết vừa rồi thì bạn hoàn toàn có thể tự tin xác định được mục tiêu nghề nghiệp ngành ngân hàng của mình.