Lớp 12Ngữ Văn

Hình thức ngôn ngữ là gì?

Một trong những yếu tố góp phần giúp con người chúng ta đạt đến thành công chính là văn hóa ứng xử, trong đó  hình thức ngôn ngữ cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong giao tiếp, đối thoại giữa người với người. Hình thức đối thoại được sử dụng ở nhiều nơi và bằng nhiều hình thức khác nhau, vậy Hình thức ngôn ngữ là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. 

Nội dung

1. Ngôn ngữ là gì?

Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ chức năng là một phương tiện để giao tiếp và là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ được hình thành trong quá trình hoạt động và giao lưu của mỗi cá nhân với người khác trong xã hội. Ngôn ngữ mang bản chất xã hội, lịch sử và tính giai cấp.

Bạn đang xem: Hình thức ngôn ngữ là gì?

Ký hiệu là bất kì cái gì của hiện thực được dùng để thực hiện hoạt động của con người. Như vậy ký hiệu cũng có chức năng của công cụ: hướng vào hoạt động và làm thay đổi hoạt động, tất nhiên là tùy theo các thuộc tính vốn có trong kí hiệu.

[CHUẨN NHẤT] Hình thức ngôn ngữ là gì?

Ký hiệu từ ngữ là một hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của con người, là một phương tiện xã hội đặc biệt. Ký hiệu từ ngữ cũng tác động vào hoạt động, làm thay đổi hoạt động nhưng là hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ, hoạt động tâm lí cao cấp của con người như tri giác, trí nhớ, tư duy tưởng tượng… Ký hiệu từ ngữ làm được điều đó là nhờ vào đặc tính bên trong của nội dung, tức là nghĩa của từ-một đặc tính ngay từ đầu chỉ là do quy ước nghĩa mang tính khái quát dùng để chỉ cả một lớp sự vật, hiện tượng của hiện tượng hiện thực.

2. Đặc điểm của ngôn ngữ

* Đặc điểm chính của ngôn ngữ nói:

Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp. Người nói và người nghe trực tiếp trao đổi với nhau, vì vậy họ có thể đổi vai (nói – nghe, nghe – nói) cho nên trong giao tiếp có thể sửa đổi. Người nói ít có điều kiện gọt giũa, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích.

– Đa dạng về ngữ điệu, có thể cao, thấp, nhanh, chậm, mạnh, yếu, liên tục hay ngắt quãng. Ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ bổ sung thông tin.

– Trong ngôn ngữ nói có sự phối hợp giữa âm thanh và cử chỉ, dáng điệu…

* Đặc điểm của ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.

– Người viết và người đọc phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy tắc tổ chức văn bản.

– Khi viết phải suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa nên người đọc phải đọc đi đọc lại, phân tích nghiềm ngẫm để lĩnh hội.

– Ngôn ngữ viết đến với đông đảo người đọc trong không gian và thời gian lâu dài.

 Ngôn ngữ viết không có yếu tố ngữ điệu, cử chỉ nhưng có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, bảng biểu, sơ đồ…

Trong ngôn ngữ viết, từ ngữ phong phú nên khi viết có điều kiện được lựa chọn thay thế để đạt tính chính xác.

– Trong văn bản viết, tùy thuộc vào phong cách ngôn ngữ mà sử dụng từ ngữ.

– Không dùng các từ mang tính khẩu ngữ, địa phương, thổ ngữ.

– Được sử dụng câu dài ngắn khác nhau tùy thuộc ý định.

– Trong thực tế có hai trường hợp sử dụng ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ nói được lưu bằng chữ viết (đối thoại của các nhân vật trong truyện, ghi lại các cuộc phỏng vấn tọa đàm, ghi lại cuộc nói chuyện…) văn bản viết nhằm thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể, khai thác ưu thế của nó.

+ Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày bằng lời nói miệng (thuyết trình trước tập thể, đọc văn bản, báo cáo…). Lời nói đã tận dụng được ưu thế của văn bản viết (suy ngẫm, lựa chọn, sắp xếp…), đồng thời vẫn phối hợp các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nói (cử chỉ, nét mặt, ngữ điệu).

– Ngoài hai trường hợp này cần tránh sự lẫn lộn giữa hai loại ngôn ngữ, tránh dùng những yếu tố đặc thù của ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ viết và ngược lại.

3. Hình thức ngôn ngữ bao gồm

– Ngôn ngữ tự sự

– Ngôn ngữ miêu tả

– Ngôn ngữ biểu cảm

– Ngôn ngữ người kể chuyện

– Ngôn ngữ nhân vật

– Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

– Ngôn ngữ đối thoại

4. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ

Ngôn ngữ được dùng làm vật thay thế để chỉ nghĩa cho sự vật, hiện tượng, tức là sự vật hiện tượng có thể tồn tại bằng chất liệu của ngôn ngữ làm cho con người có thể nhận thức được sự vật hiện tượng khi không còn bản thân nó trước mặt,

Các kinh nghiệm của loài người cũng được cố định lại, được tồn tại và truyền đạt cho thế hệ sau nhờ ngôn ngữ. Chính vì chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng làm phương tiện lưu giữ, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử.

Những điều đó cho thấy rằng ngôn ngữ của con người khác hẳn tiếng kêu của con vật. Về bản chất con vật không có ngôn ngữ.

– Chức năng thông báo:     

Ngôn ngữ dùng để truyền đạt, và tiếp nhận thông tin để biểu cảm và nhờ đó thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động của con người, Nhờ có ngôn ngữ con người thông báo cho nhau giao tiếp với nhau.

– Chức năng khái quát hóa:

Chức năng khái quát hóa được thể hiện ở chỗ, từ ngữ không chỉ mốt sự vật, hiện tượng riêng rẽ mà nó đại diện cho một loại sự vật hiện tượng có chung các thuộc tính cơ bản, Nhờ vậy ngôn ngữ trở thành một phương tiện đắc lực cho hoạt động trí tuệ . Nói cách khác ngôn ngữ là là vỏ bọc của trí tuệ, hay ngôn ngữ là hình thức tồn tại và biểu hiện của trí tuệ.

—————————

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã cùng bạn trả lời câu hỏi hình thức ngôn ngữ là gì? Và cung cấp cho bạn một số kiến thức về ngôn ngữ. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn học tốt!

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 12, Ngữ Văn 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button