Câu hỏi: Em hãy sưu tầm tư liệu để giải thích lí do cây lúa nước phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam.
Trả lời
Lí do cây lúa nước phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam:
Bạn đang xem: Em hãy sưu tầm tư liệu để giải thích lí do cây lúa nước phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam
– Đặc điểm sinh thái cây lúa nước:
+ Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước.
+ Đất phù sa và cần nhiều phân bón.
– Điều kiện tự nhiên Việt Nam:
+ Việt Nam có 2 đồng bằng lớn ĐBSH và ĐBSCL với đất phù sa màu mỡ.
+ Khí hậu Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn (trung bình 1500 – 2000 mm/ năm), nhiệt độ cao (nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều > 20oC).
Kiến thức tham khảo về cây Lúa
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với bắp (Zea Mays L.), lúa mì (Triticum sp, tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz, tên khác khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.). Theo quan niệm xưa lúa cũng là một trong sáu loại lương thực chủ yếu trong Lục cốc.
Lúa là loài thực vật thuộc một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng. Lúa sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp khoảng (2 – 2,5 cm) và dài 50 – 100 cm. Rễ chùm, có thể dài tới 2 – 3 m/cây trong thời kỳ trổ bông. Tuỳ thời kì sinh trưởng, phát triển mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Các hoa nhỏ, màu trắng sữa, tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 35 – 50 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5 – 2 mm và dày 1 – 2 mm. Cây lúa non được gọi là mạ.
Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt lúa đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là hạt lúa, hoặc còn gọi là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ La tinh).
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô