Tuyển tập Bộ đề Đưa người ta không đưa qua sông Đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đưa người ta không đưa qua sông Đọc hiểu đầy đủ nhất.
Nội dung
Đề bài Đưa người ta không đưa qua sông Đọc hiểu
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Bạn đang xem: Đưa người ta không đưa qua sông {5 hay nhất
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.
(Trích Tống biệt hành – Thâm Tâm)
Câu 1: Hãy chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? (1,5 điểm)
Câu 2: Nêu hiệu quả nghệ thuật của hai biện pháp tu từ đó (1,5 điểm)
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1: 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích:
– Câu hỏi tu từ: “Sao có tiếng sóng ở trong lòng?” và “Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”
– Hình ảnh ẩn dụ: “tiếng sóng ở trong lòng”
Câu 2: Tác dụng các biện pháp tu từ:
– Các câu hỏi tu từ đc đặt ra không phải để hỏi mà là để bộc lộ tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình. Đó là cảm giác tiếc nuối đầy lưu luyến không lỡ chia xa trong cuộc chia ly. Từ đó cho thấy được tình cảm của nhân vật trữ tình và người sắp chia xa vô cùng thắm thiết mặn nồng. Những câu hỏi tu từ còn tăng sức gọi thương gợi nhớ, tăng nhịp điệu cho câu thơ
– Hình ảnh ẩn dụ “tiếng sóng ở trong lòng” diễn tả cảm xúc bồi hồi xao xuyến cứ nối tiếp nhau tựa như những cơn sóng trong tâm trạng nhân vật trữ tình khi giây phút chia ly tới. Từ đó thể hiện sự lưu luyến không nỡ chia xa của người ra đi và người ở lại
Một số bài phân tích bài thơ Tống biệt hành (Thâm Tâm)
Phân tích bài thơ Tống biệt hành (Thâm Tâm) – Mẫu số 1
Thâm Tâm (1917- 1950) là một nhà thơ tiêu biểu thời kỳ tiền chiến. Cuộc đời thi ca của ông sáng tác không nhiều, chỉ khoảng hơn hai mươi bài thơ, nhưng đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Bài thơ “Tổng Biệt hành” được sáng tác năm 1940, viết về nỗi lòng của người đi và kẻ ở lại trong một cuộc tống biệt, đưa tiễn người đi xa. Và khổ thơ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng người đọc là khổ thơ đầu tiên:
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.
Bài thơ được viết theo phong cách thơ Đường. Và chỉ với bốn câu thơ đầu tiên mang đậm nét thơ Đường, người đọc đều bị chinh phục bới những câu thơ, những hình ảnh dạt dào cảm xúc. Khổ thơ còn có phảng phất chút gì đó của thơ cổ Trung Quốc, một sự ảnh hưởng không nhỏ trong phong cách sáng tác của Thâm Tâm. Bốn câu thơ diễn tả tâm trạng của người ra đi và kẻ ở lại, người quyến luyến, bịn rịn, kẻ nhớ thương lưu luyến. Người đọc dễ dàng liên tưởng đến cuộc chia ly của những con người có cùng chung chí lớn, vì mục tiêu rõ ràng mà phải quyết tâm ra đi thực hiện khát vọng của mình. Hoặc biết đâu, đó là những người bạn tri âm tri kỉ, vì một lý do không tiện nói mà phải chia ly. Không gian buồn bã của buổi chia ly diễn ra ở hai câu thơ đầu:
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Tâm trạng của người ở lại khi tiễn đưa người ra đi thật khó diễn tả. Người ở lại “đưa người ta không đưa qua sông”, nhưng cảm xúc trong lòng thì như đang trào dâng những con “sóng” lòng. Câu hỏi “sao có tiếng sóng ở trong lòng?” có lẽ là lời khẳng định, miêu tả rõ nét nhất về tâm trang của người ở lại khi phải tiễn người ra đi. Không rõ người ở lại có phải nhà thơ không, chỉ biết rằng chắc chắn sóng đang trào dâng trong lòng một cách mãnh liệt, qua nhịp thơ chậm, đều đều như chính cảm xúc đang từ từ trào dâng. Đây cũng chính là nét đặc trưng của thơ Đường, những câu thơ nói lên tâm trạng bằng hình ảnh trừu tượng. Tác giả đã mượn tiếng sóng để nói lên cảm xúc mãnh liệt trong cõi lòng khi phải đưa người ra đi mà không biết bao giờ mới có dịp được tái ngộ trên đường đời.
Hai câu thơ tiếp theo, những tâm sự sâu lắng tiếp tục cứa sâu vào lòng người đọc bằng câu hỏi tu từ tinh tế và giàu cảm xúc:
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.
Ở câu thơ thứ ba, điệp từ “ không” được nhắc đi nhắc lại hai lần, mang ý nghĩa phủ định nhưng cũng như khẳng định bóng chiều không thắm và vàng. Đây cũng như là sự khẳng định tâm trạng đang buồn bã, ngồn ngang tâm sự ở câu thơ kế tiếp. Thâm Tâm lựa chọn thời điểm buổi chiều tà, thời gian mà con người thường dễ buồn man mác, trái tim yếu lòng hơn bình thường để diễn tả nỗi nhớ, một sự lựa chọn khéo léo và tinh tế. Khung cảnh khi tiễn đưa không phải nơi sông nước, nhưng cảm xúc trong lòng người thì buồn da diết hơn bao giờ hết. Nỗi buồn cũng nỗi nhớ thương khi sắp phải chia ly khiến cho cả người đi cùng kẻ ở lại đều cảm thấy nặng nề, cảm xúc dâng trào hơn bao giờ hết. Một cuộc chia ly vì ý chí, vì nghĩa lớn chứ không phải cuộc chia ly nghĩa tử tình thâm, nhưng sao vẫn trĩu nặng một cảm giác buồn thương đến thế?
“Tổng biệt hành” thật sự là một bài thơ xuất sắc của Thâm Tâm. Chỉ bằng những ngôn từ có sức gợi tinh tế, cũng như cảm nhận của bản thân, Thâm Tâm đã khiến cho người đọc thật sự xúc động, trào dâng cảm xúc và không thể quên được cảnh tượng chia ly đầy cảm động của Tống biệt hành.
Phân tích bài thơ Tống biệt hành (Thâm Tâm) – Mẫu số 2
“Áo chàm chia buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Những cuộc chia ly đầy lưu luyến luôn là cảm hứng của các nhà thơ, đặc biệt là trong thời kỳ kháng chiến của dân tộc. Hai câu thơ trên trong bài Việt Bắc của Tố Hữu là cảnh chia tay đầy xúc động giữa cán bộ và người dân, ta còn bắt gặp cảnh chia tay đầy dứt khoát của kẻ đi qua bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm. Thâm Tâm viết bài thơ “Tống biệt hành” vào năm 1940, để tiễn đưa một người bạn lên chiến khu Việt Bắc.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã mở ra một khung cảnh chia tay giữa kẻ đi và người ở lại:
“Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình một dửng dưng…”
Cảnh tiễn đưa là một buổi chiều tà, giữa kẻ đi và người ở lại vô hình tạo ra một sợi dây đầy lưu luyến. Điệp từ “đưa người” được lặp lại nhằm nhấn mạnh việc chia ly này chắc chắn sẽ diễn ra. Thâm Tâm đã sử dụng đại từ “ta và người” để nói lên sự ngang tàn, khẩu khí của một đấng nam nhi. Dù vậy, trong lòng tác giả vẫn phải thốt lên một câu hỏi “Sao có…?”, một phép ẩn dụ đầy gợi hình, “tiếng sóng ở trong lòng”. Tiếng sóng ở đây chính là nỗi lòng của con người, mà nó cũng chính là nỗi buồn của kẻ chia ly, tiếng sóng không mạnh mẽ nhưng nó cứ dạt dào xô đẩy khiến nỗi buồn của con người dài hơn. Có một sự tương phản đối lập ở đây “không-có” cùng với giọng điệu rắn rỏi trong từng chữ để nhấn mạnh cái “không” thành cái “có”, tưởng chừng như nỗi buồn ấy dứt khoát mà ra đi, nhưng ngược lại nó lại càng sâu đậm thêm. Người tiễn đưa là một con người rất hiểu bạn của mình “trong mắt trong”, hai tâm hồn như đồng điệu làm một, họ chia sẻ cho nhau. Câu thơ cuối của đoạn mang giọng điệu thật dứt khoát bởi sự kết hợp giữa điệp từ, số từ và sự tương phản “một giã gia đình – một dửng dưng”. Chia tay đầy đau xót như vậy, cớ mà sao lòng người có thể dửng dưng vậy được, tưởng chừng như có thể xóa đi được nỗi buồn, nỗi buồn càng khắc sâu thêm.
Qua khổ thơ thứ hai, hình ảnh người ly khách hiện lên thật dứt khoát:
“- Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!”
Tác giả rất trân trọng người bạn của mình nên ông đã sử dụng từ Hán Việt và còn lặp lại đến hai lần “ly khách”. Hình ảnh người ly khách hiện lên thật là một con người gan góc, đầy ý chí quyết tâm. “Con đường nhỏ” đây chính là lý tưởng đầy khó khăn vất vả của người bạn cần phải vượt qua. Người ly khách ấy còn khẳng định một cách quyết liệt: “chưa về”, “không bao giờ”, “mẹ già đừng mong”, qua đó, ta thấy được một thái độ sống chết vì nghĩa lớn của một đấng trượng phu.
Đằng sau sự ra đi ấy, người ly khách đã phải bỏ lại gia đình của mình:
“Ta biết người buồn chiều hôm trước:
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,
Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay,
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…”
Mỗi một con người đều có gia đình riêng của mình để chăm sóc, đặc biệt là phụng dưỡng cha mẹ, nhưng người ly khách này đã phải để lại sau lưng tất cả để đi theo chí lớn. Có một sự luân chuyển thời gian ở đây, nó như là một vòng tròn quay lại vạch xuất phát ban đầu trong lòng của những con người ở lại. Một nỗi buồn từ chiều hôm trước đến sáng hôm nay nó không hề vơi vai mà nó lại sâu đậm hơn. Trong gia đình còn có mẹ già, em thơ, hai người chị đã muộn màng, họ buồn lắm muốn níu kéo “em trai dòng lệ suốt”, “gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay”. Tác giả rất đồng cảm với người bạn của mình, biết được sự giằng xé trong nội tâm một bên bổn phận một bên chí lớn. Dù sao đi chăng nữa, người ly khách ấy vẫn kiên định với hướng đi của mình, ta càng thấy rõ tính bi hùng của người chiến sĩ vì nước vì dân của dân tộc ta.
Khổ cuối của bài thơ, giọng thơ như chìm đắm xuống, tâm trạng đầy ngổn ngang:
“Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.”
“Người đi?” người đã phải đi rồi, đó là một sự thực, phải chăng tác giả cũng đang hoang mang với chính khoảnh khắc ấy. Điệp ngữ dồn dập đến mà đau thắt “coi như”, sao có thể coi mẹ già như chiếc lá bay, chị như hạt bụi, em là hơi rượu say, cho thấy đây là một sự lựa chọn đầy trăn trở nhưng vẫn quyết đi. Dù ra đi vì nghĩa lớn đấy, dứt áo một cách dứt khoát, mà tận sâu bên trong con người ấy vẫn là nỗi nhớ nhà nỗi buồn của sự chia ly.
Thâm Tâm đã rất thành công trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật để miêu tả tâm trạng của người ra đi và kẻ ở lại như điệp từ, số từ, ẩn dụ, so sánh… Những câu thơ đầy dứt khoát, hùng hồn của kẻ đi mà đầy xót xa. Qua đây, ta càng cảm thấy được tấm lòng của tác giả đối với những người vì nghiệp lớn đầy trân trọng và yêu thương.
Tống biệt hành của Thâm Tâm là một trong những bài thơ hay và xúc động trong phong trào thơ mới. Một cuộc chia ly đầy buồn bã bao nhiêu thì càng khẳng định được tâm thế của một tâm hồn có chí lớn ra sao. Những con người có một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn như vậy sẽ mãi nằm trong lòng người mang một dấu ấn không bao giờ phai.
Phân tích bài thơ Tống biệt hành (Thâm Tâm) – Mẫu số 3
Đến với thế giới thơ mới, ta sẽ bắt gặp ngay “một hồn thơ rộng lớn như Thế Lữ, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên…. và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu…” nhưng sẽ mãi là thiếu sót nếu ta không nhắc đến Thâm Tâm – một hồn thơ mới mang tâm sự của “ thời đại cái tôi”. Thơ của ông sau những tâm sự uất ức đó đây, là một lòng yêu nước kín đáo và cả khát vọng “lên đường” – trước hết là để thoát khỏi cuộc sống bế tắc và Tống Biệt Hành là một trong số đó. Bài thơ được Thâm Tâm viết vào năm 1940 đã kể về một cuộc đưa tiễn với những dòng thơ đặc tả tâm trạng của người ở lại cũng như người ra đi vì nghĩa lớn.
Dưới nhiều góc nhìn khác nhau, ta vẫn thấy Tống Biệt Hành mang đậm màu sắc của cấu tứ Thơ Đường, tuy nói nhưng lại không nói, chẳng nói hết mình nhưng để lại phía sau nó là những nỗi buồn in sâu trong lòng người.
Mở đầu bài thơ ta bắt gặp ngay cảnh tiễn biệt, với những cảm nhận xao xuyến của người đưa tiễn trong phút tiễn đưa.
“ Đưa người, ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”.
Thâm Tâm lòng bỗng cảm thấy nuối tiếc, xót xa mà viết nên câu thơ thứ nhất, ông chẳng thể đưa người qua hết dòng sông kia. Dòng sông như dấu chấm hết cho một cuộc gặp gỡ và cũng chính dòng sông đã làm cho lòng người phải dậy sóng. Với hình thức câu hỏi tu từ, câu thơ thứ hai chính là những dao động, là sự xao xuyên, một tâm trạng khắc khoải khôn nguôi khi sắp phải xa người mình yêu mến nhất. Bóng chiều thường là đại diện của sự chia ly, nỗi buồn, nhưng trong thơ của Thâm Tâm nó lại chẳng mang một ý nghĩa đặc biệt nào cả. “ Không thắm” cũng chẳng “vàng vọt” – một sự nhạt nhòa dần của ánh sáng, bóng chiều với ánh hoàng hôn như phản chiếu qua đôi mắt kia, đây là giã tưởng của riêng tác giả hay chính là sắc đỏ của “đôi mắt trong” khi cảm xúc dâng trào? Và mặc dù đã biết trước tình cảnh nhưng ở chính giây phút tiễn đưa ấy, tác giả lại chẳng thể kiềm nổi cảm xúc, nỗi buồn của chính mình – một nỗi buồn như dòng chảy của sông kia sẽ cứ chảy mãi xuyên suốt bài thơ.
Đến với hai câu thơ tiếp theo khung cảnh chia ly như được miêu tả rõ nét hơn
“Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình một dửng dưng”
Nơi đây chẳng đông đúc kẻ tiễn người đưa mà chỉ tồn tại vỏn vẹn hai chủ thể là tác giả và người ra đi. Tác giả xem người ra đi như một người thân trong gia đình và cũng chính vì vậy mà nỗi buồn trong tâm trạng của tác giả như tăng thêm bội phần. Ly khách bước đi “dửng dưng”, đây không phải là sự vô tâm hay hời hợt mà chính là tư thế ra đi đầy hiên ngang, bất khuất đi theo chí lớn của một đấng nam nhi.
Cả đoạn một như một con thuyền đang chở đầy tâm trạng của người đọc chìm dần xuống dòng sông chia ly. Nhưng chính chí nhớn và quyết tâm thực hiện chí nhớn của người ra đi đã cứu lấy con thuyền.
“Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lạ
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!”
“Ly khách! Ly khách!” tiếng gọi từ đáy lòng của tác giả nhưng nó chẳng thể phát ra thành lời bởi tác giả thấy được ý chí của người ra đi, người sẵn sàng bước đi trên con đường lí tưởng dù biết nó đầy gian nan, khó khăn. Lời ly biệt, cũng như một lời khẳng định “Chí nhớn chưa về bàn tay không/
Thì không bao giờ nói trở lại” lần ra đi chẳng hẹn ngày quay về, chí lớn chưa thành quyết không về với đôi bàn tay không. Ta chẳng biết người ra đi vì điều gì, vì mục đích gì, hay chăng người đi chỉ để thỏa mãn khát khao của chính mình. Lời từ biệt cuối cùng, người đi đã xác định rõ tư tưởng cho người ở lại rằng nếu ba năm bạch vô âm tính xin người ở lại đừng mong. Nhưng sau tất cả, với bao lời từ biệt, ta đã thấy phảng phất đâu đó một tâm hồn của tráng sĩ mang trong mình chí lớn, một lí tưởng mang đầy sự chân thành, cao cả.
Nhưng nếu chỉ vì lí tưởng cá nhân mà đánh đổi tất cả từ tình bạn, tình yêu, tình thân gia đình và cả tình mẫu tử thì có quá tàn nhẫn chăng? Nếu nhìn ở một góc độ nào đó,ta sẽ cảm thấy đây có lẽ là sự ích kỉ của đấng nam nhi nhưng khi nhìn ở một góc độ khác, nó lại là cả một sự hi sinh, hi sinh những thứ cứ ngỡ sẽ chẳng bỏ được để vì một nghĩa lớn. Và khi phải nhìn thấy người ở lại phải buồn về quyết định của mình nhưng vẫn vững vàng bước đi không khựng lại, đã khiến người đọc phải khâm phục ít nhiều.
“Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót”
Mấy ai lại bình thường, vui vẻ khi nhìn thấy người thân mình đi vào nơi nguy hiểm chết chóc mà không hẹn ngày trở về. “ Một chị, hai chị” khuyên em hết cả nước mắt để đến giọt nước mắt cuối cùng, các chị lại đành ngậm ngùi động viên em mình ra đi cũng chỉ vì hai chữ “ chí nhớn” dù bản thân chẳng muốn. Và dù là chiều hôm trước hay sáng hôm nay thì nỗi buồn thật sự vẫn chẳng thể chấm dứt.
“Ta biết người buồn sáng hôm nay
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc, chiếc khăn tay”
Sáng hôm nay, tiết trời vẫn chưa chuyển sang thu nhưng lại tươi đến lạ như báo hiệu vào một tương lai tươi sáng, một tương lai với đầy sự hứa hẹn về một ngày sum họp, đoàn viên. Một tia hi vọng sau bao nỗi hụt hẫng khôn cùng. Em nhỏ ngây thơ với đôi mắt biết, đây đơn thuần là một người em hay chính là người thương của ly khách? Chiếc khăn tay gói tròn nỗi thương tiếc như tín vật chia xa, gửi gắm bao nỗi lòng của người ra đi cũng như người ở lại. Hết từ biệt gia đình lại từ biệt bạn bè, vì nghĩa lớn, người trượng phu thật sự đã phải đánh đổi rất nhiều. Nhưng kết quả ở cuối con đường nhỏ kia thật sự chẳng ai đoán được, chờ mong, động viên, khích lệ luôn là những thứ duy nhất mà người ở lại có thể làm được cho người ra đi.
Có những thứ thực sự đã xảy ra, nhanh đến chóng mặt mà không thể lý giả được với tác giả
“Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say”
Người thật sự đã đi rồi ư, nó nhanh như một cái chớp mắt vậy. Thâm Tâm dù biết vẫn phải tự hỏi lại rồi lại tự mình trả lời “ Ừ nhỉ, người đi thực!”. Bằng một cách tự sự nào đó, Thâm Tâm đã khiến ta phải đồng cảm cùng nổi buồn của ông Người đi rồi, để lại mẹ già lẻ bóng chẳng ai phụng dưỡng, ngày ngày trông tin con trước hiên nhà, để lại người chị với nỗi nhớ thư em da diết, sầu thương và người em buồn tủi chẳng biết cách nào quên đi nỗi buồn. Hình ảnh “ hơi rượu say” đầy độc đáo, say rồi cảm xúc thăng hoa nhưng hết say nó có còn ở lại, hay tan biến theo mây khói, nhấp chén rượu say đổi lấy sự vui vẻ nhưng sau đó lại là gấp bội phần nỗi buồn. Thật sự, bốn câu thơ cuối đã cho ta thấy nỗi đau, nỗi xót xa trong mỗi người ở lại. Thời gian chờ đợi càng dài thì nỗi đau trong những người ở lại càng tăng thêm, đau lại càng thêm đau.
Nam Cao từng nói: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Và Tống Biệt Hành như vừa chứng minh điều đó, nó chẳng mĩ miều với những lời văn thơ mộc mà chỉ đơn giản là những từ ngữ mộc mạc của kẻ đưa tiễn. Chính thời đại đã làm nên Thâm Tâm và làm nên Tống biệt hành, bài thơ đã trở thành lời bộc bạch khi tác giả chẳng thể kể hay nói cũng ai nỗi buồn của chính mình. Tài hoa của người nghệ sĩ được hình thành vào những giây phút đau thương nhất thật quả không sai.
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô
Chuyên mục: Lớp 11, Ngữ Văn 11