[Download] Tình trạng pháp lý của hợp đồng thông minh – Tải về File Docx, PDF
Tình trạng pháp lý của hợp đồng thông minh
Nghiên cứu mô tả bối cảnh lịch sử của hợp đồng thông minh cũng như đưa ra khái niệm hợp đồng thông minh. Bên cạnh đó, nghiên cứu nêu ra và phân tích các quan điểm pháp lý về hợp đồng thông minh. Qua đó, nghiên cứu đưa ra sự gợi mở về một số cân nhắc pháp lý cho các nhà lập pháp ở Việt Nam đối với loại hợp đồng đặc biệt này.
Bạn đang xem: [Download] Tình trạng pháp lý của hợp đồng thông minh – Tải về File Docx, PDF
*Ghi chú: Có 2 link để tải tài liệu, Nếu Link này không download được, các bạn kéo xuống dưới cùng, dùng link 2 để tải tài liệu về máy nhé!
Download tài liệu Tình trạng pháp lý của hợp đồng thông minh File Docx, PDF về máy

Nội dung
Tình trạng pháp lý của hợp đồng thông minh
Nội dung Text: Tình trạng pháp lý của hợp đồng thông minh
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP6.
TÌNH TRẠNG PHÁP LÝ
CỦA HỢP ĐỒNG THÔNG MINHNguyễn Thị Hoài(*)
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả bối cảnh lịch sử của hợp đồng thông minh cũng như đưa ra
khái niệm hợp đồng thông minh. Bên cạnh đó, nghiên cứu nêu ra và phân tích các
quan điểm pháp lý về hợp đồng thông minh. Qua đó, nghiên cứu đưa ra sự gợi mở về
một số cân nhắc pháp lý cho các nhà lập pháp ở Việt Nam đối với loại hợp đồng đặc
biệt này.Từ khóa: Hợp đồng thông minh, hợp đồng pháp lý truyền thống, tình trạng pháp lý.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Klaus Schwab (2018), cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ làm thay đổi cơ
bản về cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau. Với quy mô, phạm vi và sự
phức tạp của nó, sự biến đổi này sẽ không giống bất kỳ cuộc cách mạng nào mà nhân
loại đã từng trải qua trước đây. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có nhiều đặc tính
đột phá đã và đang tác động vô cùng to lớn, rộng khắp đối với mọi lĩnh vực đời sống
xã hội trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Đặc trưng của cách mạng công(*)
Công ty TNHH EVD Thiết bị và Phát triển chất lượng
Email: hoainguyenk54@gmail.com80
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬPnghiệp lần thứ tư là sự hợp nhất về mặt công nghệ, nhờ đó xóa bỏ ranh giới giữa các
lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực
tế. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo nên đột phá mạnh làm thay đổi mạnh mẽ
toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị của xã hội loài người (Hoàng Thị Kim
Quế, 2018).Một trong những công nghệ đột phá được dự đoán sẽ là công nghệ dẫn dắt cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đó là công nghệ Blockchain (công nghệ chuỗi – khối).
Với đặc tính phi tập trung, minh bạch và độ bảo mật cao, blockchain được đánh giá
là công nghệ mang tính cách mạng, dẫn đến sự thay đổi trong tương lai. (Bộ Khoa
học và Công nghệ & Báo Điện tử VnExpress, 2018). Các công nghệ được tạo lập
dựa trên công nghệ blockchain sẽ có nhiều ứng dụng hay biến thể khác nhau. Với
khoảng 354.000.000 kết quả tìm kiếm trong vòng 0,39 giây (Smart contract, 2018).
Smart contract hay hợp đồng thông minh – một công nghệ mới dựa trên công nghệ
blockchain đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội.Riccardo de Caria (2018) cho rằng nếu tiền ảo (virtual currency) như đồng
Bitcoin, đồng Ethereum hoặc đồng Ripple ít nhiều cũng có một “danh phận” trên thị
trường – hoặc là phương tiện thanh toán hoặc là tài sản, thì địa vị pháp lý (legal status)
của hợp đồng thông minh hiện nay vẫn đang bị bỏ ngỏ. Hiện nay, chưa có bất kỳvăn
bản pháp luật nào trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam nhắc đến hay quy định
về “hợp đồng thông minh”. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu về tình trạng pháp lý của hợp
đồng này là vô cùng cần thiết.2. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG THÔNG MINH
2.1. Bối cảnh lịch sử của hợp đồng thông minhThuật ngữ “hợp đồng thông minh” lần đầu tiên được giới thiệu bởi nhà khoa học
máy tính và nhà mật mã Nick Szabo khoảng 20 năm trước đây. Theo Szabo: “Hiện
nay, các thể chế mới (new institutions) và những cách thức mới để chính thức hóa các
mối quan hệ tạo nên các thể chế này có thể được tạo nên bằng cuộc cách mạng số hóa
(digital revolution). Tôi gọi những hợp đồng mới này là “thông minh”, bởi vì chúng
có nhiều chức năng hơn so với những hình thức nguyên thủy được xác lập dựa trên
giấy trước đây (paper-based ancestors). Không sử dụng trí tuệ nhận tạo được ngụ ý nói
đến. Hợp đồng thông minh là một tập hợp các lời hứa, được quy định ở dạng số hóa,
bao gồm các giao thức trong đó các bên thực hiện những lời hứa này”. (Nick Szabo,81
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP2018). Theo Stuart D. & Alex B. (2018), Szabo sử dụng dấu ngoặc kép xung quanh từ
“thông minh” khi so sánh các hợp đồng thông minh với các hợp đồng dựa trên giấy,
và việc tránh sự thông minh nhân tạo của ông là quan trọng. Hợp đồng thông minh có
thể “thông minh hơn” so với các hợp đồng bằng giấy vì chúng tự động có thể thực hiện
các bước được lập trình sẵn, nhưng chúng không được xem là công cụ thông minh có
thể phân tích các yêu cầu chủ quan của hợp đồng. Ví dụ cổ điển của một hợp đồng
thông minh được cung cấp bởi Szabo là một máy bán hàng tự động. Khi người mua đã
thỏa mãn các điều kiện của “hợp đồng” (nghĩa là nạp tiền vào máy), máy sẽ tự động
thực thi các điều khoản của thỏa thuận được xác lập không bằng hình thức văn bản và
cung cấp đồ ăn nhẹ. Ngày nay, hợp đồng thông minh cũng tìm thấy nguồn gốc trong
hợp đồng Ricardian, một khái niệm được xuất bản vào năm 1996 bởi Ian Grigg và
Gary Howland như là một phần của công việc của họ trên hệ thống thanh toán Ricardo
để chuyển giao tài sản. Grigg xem hợp đồng Ricardian là cầu nối giữa các hợp đồng
văn bản và mật mã. Đó là một tài liệu duy nhất và bao gồm những đặc tính sau: “a)
một hợp đồng được cung cấp bởi tổ chức phát hành đến những người nắm giữ, b) trao
một quyền đáng giá cho chủ thể nắm giữ và được quản lý bởi tổ chức phát hành, c)
mọi người có thể đọc dễ dàng (như hợp đồng trên giấy), d) chương trình máy tính có
thể đọc được (có thể phân tích như một cơ sở dữ liệu), e) chữ ký điện tử, f) chứa đựng
các khóa (keys) và thông tin máy chủ, và g) đồng minh với sự định danh duy nhất và
bảo mật”. (Ian Grigg, 2018).2.2. Khái niệm hợp đồng thông minh
Năm 1994, Nick Szabo nhận ra rằng sổ cái phi tập trung (decentralized legder)
có thể được sử dụng cho các hợp đồng thông minh (smart contracts), hay còn gọi là
hợp đồng tự thực thi (executing contracts), hợp đồng dựa trên hệ thống chuỗi khối
(blockchain contracts) hoặc hợp đồng được số hóa (digital contracts). Trong sự định
dạng này, các hợp đồng có thể được chuyển đổi thành mã máy tính, được lưu trữ
và sao chép trên hệ thống và được giám sát bởi mạng máy tính được chạy dựa trên
công nghệ chuỗi khối (blockchain). Điều này cũng sẽ dẫn đến kết quả được phản hồi
trên sổ cái như chuyển tiền và nhận sản phẩm hoặc dịch vụ. (Smart Contracts: The
Blockchain Technology That Will Replace Lawyers, 2018). Có thể thấy, hợp đồng
thông minh là bước tiếp theo trong việc phát triển công nghệ blockchain. Theo Roman
Beck & Christoph Müller-Bloch (2017), công nghệ này cho phép thực thi hợp đồng
một cách tự động bằng chương trình máy tính khi sự đồng thuận được xác lập. Ngoài82
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬPra, công nghệ này cho phép lập trình các giao dịch khác nhau và thực hiện một số giao
dịch kinh doanh nhất định. Theo Nick Szabo, hợp đồng thông minh là một giao thức
giao dịch được máy tính hóa để thực thi các điều khoản của hợp đồng. (Babbitt and
Dietz, 2014).Theo nhận định của Tanel Kerikmäe & Addi Rull (2016), trong nhiều năm qua,
một nhóm các nhà phát minh đã bắt đầu thiết kế các công nghệ máy tính mang lại
sự tự thực thi cho lĩnh vực hợp đồng. Họ gọi đó là hợp đồng thông minh. Hợp đồng
thông minh là một nhân tố/ phương tiện thông minh (itelligent agent). Nói cách khác,
nó là một chương trình máy tính có khả năng đưa ra quyết định khi một số điều kiện
tiên quyết được đáp ứng. Trí thông minh của nó phụ thuộc vào sự phức tạp của một
giao dịch mà nó được lập trình để thực hiện. Ngoài ra, James Ray (2018),nhận định:
hợp đồng thông minh có thể được coi là một hệ thống chuyển nhượng tài sản được
số hóa (digital assets) đến tất cả hoặc một số chủ thể có liên quan khi các quy tắc
được thiết lập trước đó được đáp ứng.Và Tania H. (2018) cho rằng, hợp đồng thông
minh là một phần mềm lưu trữ những quy tắc cho các điều khoản thương lượng của
một thỏa thuận, tự động xác minh việc thực hiện và sau đó thực thi các điều khoản
đã thỏa thuận.Như vậy, hợp đồng thông minh được xác định như những thỏa thuận mà trong đó
các điều khoản của hợp đồng được ghi lại dưới dạng ngôn ngữ của máy tính (hay bởi
các thuật toán). Được tạo dựng dựa trên công nghệ Blockchain, nên hợp đồng thông
minh có khả năng tự đưa ra các điều khoản và thực thi tự động thỏa thuận thông qua
hệ thống máy tính. Trong toàn bộ quá trình, hợp đồng thông minh được thực hiện tự
động và không có sự can thiệp từ bên ngoài. Hay có thể hiểu, hợp đồng thông minh là
thỏa thuận của các bên được viết trước một cách logic theo dạng mã máy tính; được
lưu trữ và tái tạo trên blockchain; được thực thi và chạy bởi mạng lưới các máy tính
sử dụngcông nghệ blockchain và có thể dẫn đến các cập nhật cho các tài khoản trên sổ
cái (tức là thanh toán cho một hợp đồng đã thực hiện).3. TÌNH TRẠNG PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG THÔNG MINH
Để hiểu rõ hơn về tình trạng pháp lý của loại hợp đồng đặc biệt này, tác giả đặt
nó trong mối quan hệ với hợp đồng pháp lý truyền thống. Stuart D. & Alex B.(2018)
cho rằng: Một trong những khó khăn khi thảo luận về hợp đồng thông minh là thuật
ngữ được sử dụng để nắm bắt hai mô hình rất khác nhau. Mô hình đầu tiên, hợp đồng83
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬPthông minh được tạo ra và triển khai mà không có bất kỳ hợp đồng bằng văn bản nào
ở phía sau. Ví dụ, hai bên đạt được một sự thỏa thuận bằng miệng về mối quan hệ kinh
doanh mà họ muốn nắm bắt và sau đó chuyển sự thoả thuận đó thành mật mã để thực
thi. Dạng thức này được xem như là hợp đồng thuần mật mã thông minh (code-only
smart contracts). Mô hình thứ hai, sử dụng hợp đồng thông minh làm phương tiện để
thực hiện các điều khoản nhất định của một hợp đồng văn bản truyền thống. Trong
đó bản thân hợp đồng truyền thống phải tham chiếu đến việc sử dụng hợp đồng thông
minh để thực hiện một số điều khoản đó. Dạng thức này là “hợp đồng phụ trợ thông
minh” (ancillary smart contracts).Cùng theo quan điểm phân chia đó, trên thế giới hiện nay có hai luồng quan điểm
lớn về mối quan hệ này. Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng hợp đồng thông minh
là một dạng của hợp đồng pháp lý và trong tương lai có khả năng thay thế hợp đồng
truyền thống. (Vũ Thị Diệu Thảo, 2018). Luồng quan điểm này tiếp cận dưới lăng
kính xem hợp đồng thông minh như là một sự thể hiện mới, hiện đại của hợp đồng
pháp lý. Thật vậy, trong thực tiễn, có một số cách để đạt được một thỏa thuận mà
không cần theo mô hình đề nghị và chấp nhận. Đặc biệt, phải thừa nhận rằng sự phát
triển của thương mại điện tử đã đưa ra sự cần thiết phải khẳng định những cách khác
nhau để tạo nên một hợp đồng. (Tanel Kerikmäe & Addi Rull, 2016).Luồng quan điểm còn lại cho rằng hợp đồng thông minh chỉ đơn thuần là một
phương thức phụ trợ cho hoạt động thực hiện hợp đồng đã được thỏa thuận giữa các
bên.Luồng quan điểm này tiếp cận vấn đề từ góc độ mục đích sử dụng, cho rằng hợp
đồng thông minh chỉ được coi là một phương tiện dùng để thúc đẩy hoặc tự động hóa
quy trình thực hiện hợp đồng (software agent). Trong trường hợp này, các bên đã có
những thỏa thuận trước và hợp đồng thông minh chỉ là một chương trình máy tính
được thiết kế để thực hiện chính xác các nội dung đã được thỏa thuận đó. Với vai trò
là phương thức phụ trợ hợp đồng này, hợp đồng thông minh có thể được coi là một
chương trình máy tính và thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
(Vũ Thị Diệu Thảo, 2018).Để phân tích về hai luồng quan điểm pháp lý trên, chúng ta cần quay trở lại bản
chất của hợp đồng thông minh. Có thể thấy, khác với hợp đồng truyền thống, ở hợp
đồng thông minh, sự thống nhất ý chí của các bên được thể hiện ra bên ngoài thông
qua các mật mã thay vì ngôn ngữ tự nhiên. Ngoài ra, hợp đồng thông minh tự thực thi
hợp đồng mà không cần sự trợ giúp/ can thiệp của bất kỳ bên thứ ba nào. Bản chất của84
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬPhợp đồng là sự thống nhất ý chí. Và hình thức của hợp đồng là sự biểu đạt ý chí của
các bên ra bên ngoài. Do đó, hơn ai hết, các bên là người hiểu rõ nội dung của hợp
đồng và sự biểu đạt ý chí của mình ra bên ngoài. Tuy nhiên, với hợp đồng thông minh,
ý chí đó lại được mã hóa thành các thuật toán. Và thật sự, ngoài chủ thể lập trình, các
bên trong hợp đồng không thể hiểu một cách đúng đắn hay dám chắc rằng sự biểu đạt
bằng các thuật toán đó là ý chí trọn vẹn của mình. Tất nhiên, mật mã chỉ là một hình
thức mà các bên có quyền lựa chọn hay không lựa chọn để biểu đạt ý chí của mình.
Nên, khi các bên chấp nhận biểu đạt ý chí đó thông qua mật mã đồng nghĩa việc các
bên chấp nhận mọi rủi ro có thể xảy ra. Tính “thông minh” của hợp đồng thông minh
chủ yếu thể hiện ở đặc điểm tự thực thi hợp đồng một cách tự động. Chúng ta có thể
hình dung đặc tính này như một phương tiện đặc biệt giúp các bên thực hiện hợp đồng
cũng như bảo vệ quyền của mình mà chưa cần nhờ đến bên thứ ba. Khi cam kết bị phá
vỡ, các bên sẽ không cần sự trợ giúp của bên thứ ba nếu có thể thỏa thuận được với
nhau. Và ứng dụng thông minh này như một công cụ giúp sự thỏa thuận/ cam kết của
các bên được tự động thực hiện dựa trên các lệnh đã được cài đặt sẵn trước đó. Bởi lẽ,
khi các bên lựa chọn hợp đồng thông minh đồng nghĩa việc các bên buộc mình phải
tuân theo những quy tắc đã được định sẵn.Như vậy, hợp đồng thông minh có thể là một hợp đồng pháp lý và được điều
chỉnh bởi Luật hợp đồng nếu thỏa mãn các điều kiện về hợp đồng. Tuy nhiên, sẽ rất
rủi ro và gây nhiều thách thức cho các nhà lập pháp về việc quản lý và thực thi hợp
đồng này. Bởi hợp đồng được xác lập và thực hiện hoàn toàn trên mạng internet nên
việc gian lận về hợp đồng, đánh cắp thông tin là bài toán khó đối với các nhà lập pháp
và nhà quản lý. Không chỉ vậy, các tranh chấp liên quan đến hợp đồng thông minh sẽ
được giải quyết như thế nào khi hợp đồng này được thể hiện hoàn toàn bằng mật mã
cũng là vấn đề pháp lý lớn đối với nhà lập pháp.Một cách tiếp cận có thể được xem là đơn giản hơn đối với loại hợp đồng đặc
biệt này, đó là xem nó như một phương thức phụ trợ cho hoạt động thực hiện hợp
đồng truyền thống. Đây chính là luồng quan điểm pháp lý thứ hai. Trong trường hợp
giải pháp hợp đồng thông minh được sử dụng trong hợp đồng pháp lý, các yêu cầu về
hợp đồng phải được xem xét. Các bên phải đồng ý sử dụng giải pháp hợp đồng thông
minh để thực hiện các điều khoản hợp đồng; nếu không, hợp đồng thông minh không
phải là một phần của hợp đồng pháp lý và do đó không có sự ràng buộc về mặt pháp
lý. Hợp đồng thông minh có tính ràng buộc về mặt pháp lý chỉ khi các bên đã đồng85
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬPý tất cả các yêu cầu thiết yếu cho việc giao kết hợp đồng. (Tanel Kerikmäe & Addi
Rull, 2016, trang 140). Việc sử dụng hợp đồng thông minh tách riêng với các hợp
đồng pháp lý để thực thi các điều khoản hợp đồng pháp lý là một cơ hội pháp lý để
thực thi các điều khoản hợp đồng với điều kiện các bên đã đồng ý sử dụng hợp đồng
thông minh. Trong hầu hết các trường hợp sử dụng hợp đồng thông minh để thực thi
các điều khoản hợp đồng có thể loại trừ sự cần thiết phải thực thi các điều khoản hợp
đồng tại Tòa án, nhưng nó không đặt ngoài quyền tư pháp. Luôn có và nên là cơ hội
cho các bên trong hợp đồng bảo vệ quyền lợi của mình tại Tòa án. (Tanel Kerikmäe &
Addi Rull, 2016, trang 137).Tóm lại, khi đặt hợp đồng thông minh trong mối quan hệ với hợp đồng pháp lý
truyền thống, chúng có thể tồn tại chồng lên nhau, nhưng cũng có thể độc lập với
nhau. Việc đánh giá tình trạng pháp lý của loại hợp đồng đặc biệt nàytùy thuộc vào
quan điểm pháp lý của nhà lập pháp ở các quốc gia khác nhau.4. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển của
công nghệ blockchain đã tạo ra một hợp đồng mới và hiện đại mang tên “hợp đồng
thông minh”. Theo Maciej H. (2018), hợp đồng thông minh tạo ra một tình huống đó
là mã lập trình trở thành luật của các bên. Sự chuyển đổi này có ý nghĩa quan trọng
đối với việc hiểu các nghĩa vụ theo hợp đồng.Việc xác định bản chất pháp lý của hợp
đồng thông minh sẽ tùy thuộc vào quan điểm và học thuyết pháp lý mà từng quốc gia
theo đuổi. Các nhà lập pháp Việt Nam có thể ban hành chính sách mới để mở rộng về
phạm trù hợp đồng và ban hành một khung pháp lý mới cho loại hợp đồng đặc biệt
này hoặc có thể khôn ngoan trong việc sử dụng chính sách định vị cái mới trong cái
cũ. Điều quan trọng hơn cả là các nhà quản lý cần nhìn nhận rõ những lỗ hổng pháp
lý liên quan đến việc ứng dụng hợp đồng thông minh vào thực tế cuộc sống để có các
chiến lược quản lý phù hợp.86
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬPTÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Babbitt and Dietz (2014), Crypto-Economic Design: A Proposed Agent-Based Modeling
Effort, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2018 tại:
2. https://www3.nd.edu/~swarm06/SwarmFest2014/Crypto-economicDesignBabbit.pdf.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ & Báo Điện tử VnExpress (2018), Diễn đàn Blockchain -Xu
hướng và tầm nhìn phát triển, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2018 tại:https://
www.youtube.com/watch?v=Tc3X716wPVk.
4. Hoàng Thị Kim Quế (2018), “Nhà nước, pháp luật trong xã hội thông tin, công nghệ số
và cách mạng công nghiệp 4.0 dưới lăng kính triết học pháp luật”, Tài liệu hội thảo khoa
học Cách mạng 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách hệ thống pháp luật Việt
Nam, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Ian Grigg (2018), The Ricardian Contract, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2018
tại:http://iang.org/papers/ricardian_contract.html.
6. James Ray (2018), A Next-Generation Smart Contract and Decentralized Application
Platform, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2018 tại: https://github.com/ethereum/
wiki/wiki/White-Paper.
7. Klaus Schwab(2018), The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to
respond, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2018 tại:https://www.weforum.org/
agenda/2016/01/the-fourth-industrial-revolution-what-it-means-and-how-to-respond/.
8. Maciej H. (2018), The legal framework and challenges of smart contract appilations,
truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2018 tại: http://www.cs.bath.ac.uk/smartlaw2017/
papers/SmartLaw2017_paper_3.pdf.
9. Nick Szabo (2018), Smart Contracts: Building Blocks for Digital Market, truy cập
lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2018 tại: http://www.fon.hum.uva.nl/rob/Courses/
InformationInSpeech/CDROM/Literature/LOTwinterschool2006/szabo.best.vwh.net/
smart_contracts_2.html.
10. Riccardo de Caria (2018), A Digital Revolution in International Trade? The International
Legal Framework for Blockchain Technologies, Virtual Currencies and Smart Contracts:
Challenges and Opportunity, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2018 tại: http://
www.uncitral.org/pdf/english/congress/Papers_for_Programme/5-DE_CARIA-A_
Digital_Revolution_in_International_Trade.pdf.
11. Roman Beck &Christoph Müller-Bloch(2017),Blockchain as Radical
Innovation: A Framework for Engaging with Distributed Ledgers, truy cập lần
cuối ngày 10 tháng 11 năm 2018 tại:https://pdfs.semanticscholar.org/cdc3/
a80f5c77270bd36f1a0212bccea8651de3d4.pdf.
12. Smart contract (2018), truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2018 tại:
https://www.google.com.vn/87
Download tài liệu Tình trạng pháp lý của hợp đồng thông minh File Docx, PDF về máy