Giáo trình môn học Kế toán quản trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của giáo trình môn học Kế toán quản trị cung cấp cho người học những nội dung chính sau: Phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận và thông tin thích hợp với quyết định ngắn hạn; dự toán sản xuất kinh doanh; xác định chi phí và định giá sản phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bạn đang xem: [Download] Tải Giáo trình môn học Kế toán quản trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 – Tải về File Word, PDF
*Ghi chú: Có 2 link để tải biểu mẫu, Nếu Link này không download được, các bạn kéo xuống dưới cùng, dùng link 2 để tải tài liệu về máy nhé!
Download tài liệu Giáo trình môn học Kế toán quản trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 File Word, PDF về máy

Giáo trình môn học Kế toán quản trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2
Nội dung Text: Giáo trình môn học Kế toán quản trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2
- Chƣơng 3: Phân tích mối quan hệ chi phí khối lƣợng lợi nhuận và thông tin
thích hợp với quyết định ngắn hạn
1. Những khái niệm cơ bản thể hiện mối quan hệ chi phí khối lƣợng lợi nhuận
1.1. Số dƣ đảm phí
Số dƣ đảm phí hay lãi trên biến phí trong tiếng Anh là Contribution margin. Số dƣ
đảm phí là chênh lệch giữa giá bán (hay doanh thu) với chi phí biến đổi của nó. Số
dƣ đảm phí có thể đƣợc xác định cho mỗi đơn vị sản phẩm, cho từng mặt hàng
hoặc tổng hợp cho tất cả các mặt hàng tiêu thụ.
Bản chất và cách xác định số dƣ đảm phí
Toàn bộ chi phí đƣợc phân tích thành hai loại chi phí đó là chi phí biến đổi và chi
phí cố định. Khi đó chúng ta không tính toán, phân bổ chi phí cố định cho mỗi đơn
vị sản phẩm mà luôn ứng xử nó là tổng số và là chi phí thời kì. Tổng chi phí cố
định ở kì nào phải đƣợc bù đắp đầy đủ trong kì đó.
Nếu gọi x: số lƣợng, g: giá bán, a: chi phí khả biến đơn vị, b: chi phí bất biến. Ta
có báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí nhƣ sau:Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trƣờng hợp sau:
– Khi xn không hoạt động sản lƣợng x = 0 ⇒ lợi nhuận doanh nghiệp : P = -b
nghĩa là doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.
– Tại sản lƣợng xh mà ở đó số dƣ đảm phí bằng chi phí bất biến ⇒ lợi nhuận doanh
nghiệp: P = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt đƣợc điểm hoà vốn.55
- – Tại sản lƣợng x1 > xh ⇒ lợi nhuận xn P1 = (g-a) x1 – b
– Tại sản lƣợng x2 > x1 > xh ⇒ lợi nhuận xnP2 = (g- a) xx -b Nhƣ vậy khi sản
lƣợng tăng 1 lƣợng là Δx = x2 – x1
⇒ Lợi nhuận tăng 1 lƣợng là ΔP = P2 – P1
⇒ ΔP = (g – a) (x2 – x1)
Vậy: ΔP = (g- a) (x2-x1)
1.2. Tỷ lệ số dƣ đảm phí
Tỷ lệ số dƣ đảm phí là tỷ lệ giữa số dƣ đảm phí với doanh thu một công cụ rất
mạnh khác.
Tỷ lệ số dƣ đảm phí có thể đƣợc tính theo hai cách:Tỷ lệ số dƣ đảm phí đƣợc sử dụng để xác định mức chênh lệch của tổng số dƣ đảm
phí khi doanh thu thay đổi.
Chênh lệch doanh thu …………………………………………………..XXX
Nhân: Tỷ lệ số dƣ đảm phí……………………………………………..XXX
Chênh lệch số dƣ đảm phí………………………………………………XXX
Nếu định phí không thay đổi, bất kỳ khoản tăng (hoặc giảm) số dƣ đảm phí nào
đều làm tăng (hoặc giảm) lợi nhuận tƣơng ứng.1.3. Kết cấu chi phí
56
- Định nghĩa
Kết cấu chi phí trong tiếng Anh là Cost structure. Kết cấu chi phí là mối quan hệ
về tỉ trọng của chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có kết cấu chi phí khác nhau thì sẽ có kết quả kinh doanh là
khác nhau mặc dù có cùng mức độ tăng doanh thu.
Mối quan hệ giữa kết cấu chi phí và lợi nhuận
– Kết cấu chi phí có quan hệ với lợi nhuận.
– Doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí với phần định phí cao hơn thì sẽ đem lại lợi
nhuận nhiều hơn khi doanh thu gia tăng và ngƣợc lại trong trƣờng hợp doanh thu
suy giảm thì sẽ gặp rủi ro nhiều hơn.
Kết cấu chi phí nhƣ thế nào thì đƣợc coi là hợp lí?
– Điều này không có câu trả lời chung.
– Kết cấu chi phí tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm, chính sách và chiến lƣợc kinh
doanh của từng doanh nghiệp.
Trong điều kiện ổn định và phát triển kinh tế, doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí
với phần chi phí cố định lớn hơn, tức là có qui mô tài sản cố định lớn hơn, thì sẽ có
lợi thế cạnh tranh hơn trong việc chiếm lĩnh thị trƣờng.
Nhƣng trong nền kinh tế không ổn định, việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó
khăn thì doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí với chi phí biến đổi nhiều hơn, tức là
qui mô tài sản cố định nhỏ hơn, thì doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng và linh hoạt hơn
trong việc chuyển đổi cơ cấu mặt hàng và ít gặp rủi ro kinh doanh hơn.
1.4. Đòn bẩy kinh doanh
Khái niệm
Đòn bẩy kinh doanh trong tiếng Anh là Operating Leverage, viết tắt là OL.
Đòn bẩy kinh doanh hay còn gọi là đòn bẩy hoạt động là khái niệm đƣợc sử dụng
để phản ánh mức độ ảnh hƣởng của kết cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
(kết cấu giữa chi phí kinh doanh cố định và chi phí kinh doanh biến đổi) đến lợi
nhuận trƣớc thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi.57
- Với một kết cấu chi phí kinh doanh không thay đổi, độ lớn của đòn bẩy kinh doanh
cho chúng ta biết phần trăm thay đổi của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay khi doanh
thu thay đổi 1%. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh còn gọi là độ nghiêng đòn bẩy
kinh doanh hoặc mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh, thƣờng đƣợc kí hiệu
là DOL (Degree of Operating Leverage).
Đo lƣờng mức độ đòn bẩy kinh doanh
Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh đo lƣờng mức độ thay đổi của lợi nhuận
trƣớc lãi vay và thuế do sự thay đổi của doanh thu hoặc khối lƣợng hàng bán.Nếu gọi:
F: là chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay)
v: chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm
p: giá bán đơn vị sản phẩm
Q: số lƣợng sản phẩm bán ra
EBIT: lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế
Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh tại một mức doanh thu gốc đƣợc tính theo công
thức sau:Trong đó:
ΔEBIT = EBIT1 – EBIT0: là độ gia tăng của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay
ΔQ = Q1 – Q0: là độ gia tăng doanh thu
Sau một số biến đổi, chúng ta có công thức sau:58
- Từ công thức trên ta thấy, doanh nghiệp nào trong kết cấu chi phí kinh doanh có
phần chi phí cố định lớn hơn thì có DOL lớn hơn, khi đó lợi nhuận trƣớc thuế và
lãi vay tăng nhiều hơn khi doanh thu tăng, ngƣợc lại sẽ có lợi nhuận trƣớc thuế và
lãi vay giảm nhiều hơn khi doanh thu giảm.
Rủi ro giảm lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay đƣợc gọi là rủi ro kinh doanh. Một
doanh nghiệp có kết cấu chi phí kinh doanh với phần chi phí kinh doanh cố định
lớn hơn sẽ có nhiều cơ hội thu đƣợc lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay lớn hơn nhƣng
gắn liền với nó là rủi ro kinh doanh cũng lớn hơn.
2. Phân tích điểm hoà vốn
Phân tích điểm hòa vốn (break-even analysis) là phƣơng pháp phân tích để xác
định mức sản lƣợng hòa vốn, tức mức sản lƣợng đem lại tổng doanh thu vừa đủ
để bù đắp tổng chi phí. Chi phí sản xuất của một hàng hóa có thể tách ra thành
những bộ phận cấu thành nhƣ chi phí cố định, chi phí biến đổi. Theo quan điểm kế
toán, sản lƣợng hòa vốn là mức sản lƣợng bán ra đảm bảo bù đắp cả chi phí cố
định và biến đổi tại một mức giá nào đó.
Vì chi phí cố định không biến đổi cùng với sản lƣợng nên đƣờng chi phí cố định là
đƣờng nằm ngang FC. Tổng chi phí bao gồm cả chi phí cố định (FC) và chi phí
biến đổi (VC) và đƣợc biểu thị bằng đƣời TC. Tổng doanh thu tăng lên khi sản
lƣợng hàng hóa gia tăng và đƣợc biểu thị bằng đƣờng TR. Khi sản lƣợng đạt mức
thấp, chẳng hạn Q, tổng chi phí cao hơn tổng doanh thu và nhà cung cấp phải chịu
mức lỗ bằng đoạn AB. Khi sản lƣợng cao hơn, chẳng hạn bằng Q, tổng chi phí cao
hơn tổng doanh thu và nhà cung cấp phải chịu mức lỗ bằng đoạn AB. Khi sản
lƣợng cao hơn, chẳng hạn bằng Q2, doanh thu cao hơn chi phí và nhà cung cấp thu59
- đƣợc khoản lợi nhuận bằng DE. Khi sản lƣợng bằng mức Q, tổng doanh thu đúng
bằng tổng chi phí (tại điểm C) và nhà sản xuất hòa vốn.
Cách xác định điểm hòa vốn
Có ba cách tiếp cận để xác định điểm hòa vốn:
a. Phƣơng pháp phƣơng trình.
b. Phƣơng pháp số dƣ đảm phí.
c. Phƣơng pháp đồ thị.
a. Phƣơng pháp phƣơng trình dựa vào biểu thức thể hiện mối quan hệ CVP
Lợi nhuận – (Doanh thu – Biến phí) – Định phí
hoặc:
Doanh thu – Biến phí + Định phí + Lợi nhuận (1)
Tại điểm hòa vốn, lợi nhuận bằng 0, nên biểu thức (1) đƣợc viết lại nhƣ sau:
Doanh thu – Biến phí + Định phí (2)
Biểu thức (2) đƣợc gọi là biểu thức hòa vốn.
Từ biểu thức hòa vốn, chúng ta có thể tính số lƣợng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn và
doanh thu hòa vốn.
SL sản phẩm tiêu thụ hòa vốn = Định phí / (Đơn giá bán – Biến phí đơn vị)
Doanh thu hòa vốn = Đơn giá bán x SL sản phẩm tiêu thụ hòa vốn
hoặc:
Doanh thu hòa vốn = Định phí /(1 – (Biến phí đơn vị/ Đơn giá bán))
b. Phƣơng pháp số dƣ đảm phí
Theo phƣơng pháp số dƣ đảm phí, số lƣợng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn và doanh
thu hòa vốn đƣợc xác định bằng cách vận dụng các thuật ngừ liên quan đến số dƣ
đảm phí.
Chúng ta đã biết :
Số dƣ đảm phí – Định phí = Lợi nhuận (3)
Tại điểm hòa vốn, lợi nhuận bằng 0, biểu thức (3) trở thành:
Số dƣ đảm phí – Định phí = 060
- hay Số dƣ đảm phí = Định phí (4)
Biểu thức (4) có thể viết lại nhƣ sau:
Số lƣợng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn x Số dƣ đảm phí đơn vị = Định phí (5)
Từ biểu thức (5), ta có công thức tính số lƣợng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn nhƣ sau:
Số lƣợng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn = Định phí / (Đơn giá bán – Biến phí đơn vị)
Biểu thức (4) có thể viết lại nhƣ sau:
Doanh thu hòa vốn x Tỷ lệ số dƣ đảm phí = Định phí (6)
Từ biểu thức (6), ta có công thức tinh Doanh thu hòa vốn nhƣ sau:
Doanh thu hòa vốn = Định phí / Tỷ lệ số dƣ đảm phí
Chúng ta dễ dàng nhận thấy, về mặt toán học, kết quả tính toán số lƣợng sản phẩm
tiêu thụ hòa vốn và doanh thu hòa vốn không thay đổi, dù chúng ta áp dụng
phƣơng pháp phƣơng trình hay phƣơng pháp số dƣ đảm phí.
c. Phƣơng pháp đồ thị
Xác định bằng các công thức nhƣ trên, điểm hòa vốn còn có thể xác định bằng đồ
thị.
Chúng ta đã biết tại điểm hòa vốn, doanh thu bằng chi phí, lợi nhuận bằng không.
Chính vì vậy, đƣờng biểu diễn của doanh thu và chi phí – theo số lƣợng sản phẩm –
gặp nhau tại điểm nào trên đồ thị, đó chính là điểm hòa vốn.
4. Một số ứng dụng của việc phân tích mối quan hệ chi phí khối lƣợng và lợi
nhuận vào việc lựa chọn dự án
Khái quát về chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận
Kế toán quản trị không chỉ cung cấp những thông tin chi tiết, cụ thể theo yêu cầu
quản lý mà còn phát hiện nhiều khả năng tiềm ẩn của doanh nghiệp (DN) chƣa
khai thác nhƣ: Tình hình tiết kiệm chi phí, sử dụng hiệu quả nguồn nhân, tài, vật
lực của DN. Một trong những đối tƣợng mà kế toán quản trị nghiên cứu là mối
quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận (Cost – Volume – Profit (CVP). Mối
quan hệ CVP là một trong những mối quan hệ kinh tế cơ bản thể hiện sự liên quan
giữa các nhân tố giá bán, sản lƣợng, chi phí. Thông qua việc nghiên cứu và nắm61
- vững mối quan hệ CVP, nhà quản trị có thể khai thác tối đa các khả năng tiềm tàng
của DN, sử dụng và phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực trong DN nhằm thực hiện
tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là cơ sở cho việc đƣa ra các quyết định lựa
chọn hay điều chỉnh phƣơng thức sản xuất kinh doanh… nhằm tối đa hóa lợi
nhuận.
Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP
Số dƣ đảm phí
Tổng số dư đảm phí (SDĐP): Là số dƣ biểu hiện bằng số tuyệt đối tổng số tiền còn
lại của doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi tổng biến phí (Hay là số chênh lệch
giữa doanh thu và tổng biến phí). SDĐP có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một
sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.
Tổng SDĐP đƣợc sử dụng trƣớc hết để trang trải định phí, phần còn lại đó là lãi
thuần trong kỳ. Nếu tổng số dƣ đảm phí không trang trải đủ định phí công ty sẽ bị
lỗ, nếu trang trải vừa đủ định phí thì công ty sẽ hòa vốn. Khi tổng số dƣ đảm phí
lớn hơn tổng định phí, có nghĩa rằng công ty hoạt động có lợi nhuận. Lợi nhuận
đƣợc tính bằng cách lấy tổng số dƣ đảm phí trừ định phí .
SDĐP đơn vị: Là số dƣ đảm phí tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Khi tính cho một đơn
vị sản phẩm, số dƣ đảm phí còn gọi là “phần đóng góp”, vậy phần đóng góp là
phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ đi biến phí đơn vị.
Gọi: x là sản lƣợng tiêu thụ
P: Giá bán
b: Biến phí đơn vị
A: Định phí
X: Mức độ hoạt động (sản lƣợng)
Khi DN không hoạt động, sản lƣợng X=0, lợi nhuận của DN = – A, DN lỗ bằng
định phí;
Khi DN hoạt động tại sản lƣợng Xo, ở đó SDĐP bằng định phí, lợi nhuận của
DN =0, DN hòa vốn;62
- Sản lƣợng hòa vốn = Chi phí bất biến/SDĐP đơn vị
Khi DN hoạt động tại sản lƣợng X1> Xo, lợi nhuận của DN = (P-b)X1 – A
Khi DN hoạt động tại mức sản lƣợng X2> xX1> X0, lợi nhuận DN = (P-b)X2 – A
Nhƣ vậy, khi sản lƣợng tăng một lƣợng ∆X = X2 – X1
Lợi nhuận tăng một lƣợng ∆P = (P-b)(X2-X1) = (P-b)∆X
Thông qua khái niệm về SDĐP, có thể thấy, mối quan hệ giữa sự thay đổi về sản
lƣợng tiêu thụ và lợi nhuận. Nếu sản lƣợng tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm bằng
chính sản lƣợng tăng thêm đó nhân với SDĐP đơn vị. Điều này chỉ đúng khi DN
vƣợt qua điểm hòa vốn.
Việc sử dụng khái niệm SDĐP cũng có nhƣợc điểm là: Không giúp nhà quản lý có
đƣợc cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ doanh nghiệp nếu công ty sản xuất và
kinh doanh nhiều loại sản phẩm bởi vì sản lƣợng cho từng sản phẩm không thể
tổng hợp ở toàn DN; Làm cho nhà quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định
bởi vì tƣởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận
tăng lên nhƣng điều này có khi hoàn toàn ngƣợc lại.
Tỷ lệ số dƣ đảm phí
Tỷ lệ SDĐP là tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu hoặc giữa phần đóng
góp với đơn giá bán. Chỉ tiêu này có thể tính trên tất cả các loại sản phẩm, một loại
sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm).
Tỷ lệ SDĐP = P-b/P x 100%
Ý nghĩa của Tỷ lệ SDĐP đối với các nhà quản trị:
Tỷ lệ SDĐP cho biết khi doanh thu tăng lên 1 đồng thì trong mức tăng đó có bao
nhiêu đồng thuộc về tổng SDĐP. Khi DN hòa vốn, tỷ lệ SDĐP cũng chính là tỷ lệ
tăng lợi nhuận khi doanh thu tiêu thụ tăng lên.
Tỷ lệ SDĐP cho phép DN xác định khả năng sinh lời của từng loại sản phẩm; Tỷ lệ
SDĐP là một kênh thông tin quan trọng khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của các
sản phẩm, dịch vụ, phƣơng án đầu tƣ, đƣợc dùng để so sánh với các chỉ tiêu khác
khi đƣa ra quyết định lựa chọn phƣơng án kinh doanh tối ƣu.63
- Kết cấu chi phí
Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu tƣơng đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ định phí và
biến phí của một tổ chức DN. Phân tích kết cấu chi phí là nội dung quan trọng
của phân tích hoạt động kinh doanh, vì kết cấu chi phí có ảnh hƣởng trực tiếp
đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi.
Thông thƣờng DN sẽ hoạt động theo 2 dạng kết cấu chi phí sau:
Định phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì biến phí chiếm tỷ trọng nhỏ,
từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP lớn, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng
(giảm) nhiều hơn. DN có định phí chiếm tỷ trọng lớn thƣờng là DN có mức đầu
tƣ lớn, vì vậy nếu gặp thuận lợi thì tốc độ phát triển của những DN này sẽ rất
nhanh và ngƣợc lại nếu gặp rủi ro doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm nhanh
hoặc sẽ nhanh chóng phá sản nếu sản phẩm không tiêu thụ đƣợc.
Định phí chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí thì biến phí chiếm tỷ trọng lớn,
từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP nhỏ, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng
(giảm) ít hơn. Những DN có định phí chiếm tỷ trọng nhỏ thƣờng là những DN
có mức đầu tƣ thấp do đó tốc độ phát triển chậm, nhƣng nếu gặp rủi ro, lƣợng
tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ đƣợc thì thiệt hại sẽ lớn hơn.
Hai dạng kết cấu chi phí trên đều có ƣu và nhƣợc điểm. Tùy theo đặc điểm kinh
doanh và mục tiêu kinh doanh của mình mà mỗi DN xác lập một kết cấu chi phí
cho riêng mình. Tuy vậy, khi dự định xác lập một kết cấu chi phí, cần phải xem
xét các yếu tố tác động nhƣ: kế hoạch phát triển dài hạn và trƣớc mắt của DN,
tình hình biến động của doanh số hàng năm, quan điểm của các nhà quản trị đối
với rủi ro…
Đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh (ĐBKD) là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí
trong tổ chức DN. Do vậy, ĐBKD sẽ lớn ở các DN có tỷ lệ định phí cao hơn
biến phí trong tổng chi phí và nhỏ ở các DN có kết cấu chi phí ngƣợc lại. Điều
này cũng có nghĩa là DN có ĐBKD lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn64
- hơn biến phí, do đó lợi nhuận của DN sẽ rất nhạy cảm với thị trƣờng doanh thu
biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh thu cũng sẽ gây ra biến động
lớn về lợi nhuận.
Độ lớn của ĐBKD ở một mức doanh thu nhất định của DN đƣợc xác định theo
công thức sau:
Độ lớn của ĐBKD = (Tổng SDĐP)/(Lãi thuần)=(Tổng SDĐP)/(Tổng SDĐP-
Định phí)
Độ lớn ĐBKD là một công cụ đo lƣờng ở mức doanh thu nhất định, khi có 1%
doanh thu thay đổi thì sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến lợi nhuận.
Mặc dù có những hạn chế nhất định, song lý thuyết về mối quan hệ CVP nói
chung, điểm hòa vốn nói riêng vẫn có những ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu lý
luận và ứng dụng thực tiễn. Việc nghiên cứu mối quan hệ CVP là phần không
thể thiếu trong tác nghiệp của nhà quản lý nhƣng cũng cần phải thận trọng khi
sử dụng kết quả phân tích mối quan hệ này.
Giải pháp ứng dụng phân tích CVP trong doanh nghiệp thƣơng mại
Hiện nay, việc phân tích mối quan hệ CVP trong các DN thƣơng mại ngày càng
trở nên quan trọng. Thực tế cho thấy, nếu các DN vận dụng linh hoạt mối quan
hệ đó sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế nhƣ mong muốn, tận dụng đƣợc tối đa nguồn
lực kinh doanh của mình. Tuy nhiên, hiện nay việc phân tích mối quan hệ CVP
truyền thống mà các DN thƣơng mại hiện đang sử dụng có nhiều hạn chế vì:
Không xem xét đến chi phí sử dụng vốn, chi phí chìm, chi phí khác mà kế toán
quản trị không xét đến của mỗi quyết định kinh doanh; Không xem xét đến cấu
trúc tài sản cần cho mỗi quyết định; Không xem xét đến rủi ro của mỗi quyết
định; Chƣa xem xét đến chi phí cơ hội của từng phƣơng án kinh doanh
Với các lý do trên, việc tính lợi nhuận chƣa phải là con số chính xác, vì vậy tác
giả đề xuất một số giải pháp sau:
Về việc áp dụng hệ thống kế toán quản trị
Tại nhiều quốc gia, việc áp dụng kế toán quản trị trong DN không hề mới65
- nhƣng tại Việt Nam, kế toán quản trị mới chỉ đƣợc ghi nhận chính thức trong
Luật Kế toán và Thông tƣ số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài
chính về việc hƣớng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Chính vì
vậy, để phát huy hết thế mạnh, khắc phục những hạn chế của mình, các DN cần
tiến hành xây dựng một hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh cũng nhƣ áp
dụng công tác kế toán quản trị và áp dụng nhƣ một hệ thống thiết yếu trong quá
trình kinh doanh.
DN cần nhanh chóng phát phát triển và kiện toàn hệ thống xử lý thông tin hoạt
động kinh doanh tự động hóa. Đây là điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tiền để áp
dụng kế toán quản trị và kế toán quản trị chỉ có thể, tác động tích cực, hiệu quả với
điều kiện xử lý thông tin hiện đại.
Về việc tăng doanh thu
Để tăng doanh thu, DN cần nắm vững nhu cầu thị trƣờng, đánh giá vòng đời phát
triển của sản phẩm; Tích cực khai thác nguồn hàng tốt, phƣơng thức mua bán thuận
tiện.
Về việc kiểm soát và giảm chi phí
Để quản trị chi phí hiệu quả, DN cần tập trung làm tốt việc: Tiến hành phân tích và
đƣa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ƣu cho từng đơn vị trong toàn
DN trong từng thời kỳ; Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức
lợi nhuận hợp lý; Kiểm soát về việc sử dụng tài sản trong DN, tránh tình trạng sử
dụng lãng phí, sai mục đích; Thu nhập thông tin về chi phí thực tế và lập định mức
chi phí; Phân tích biến động giá cả trên thị trƣờng định kỳ.
Để cắt giảm chi phí đƣợc hiểu quả, DN cần, phân tích quy trình tạo nên giá trị gia
tăng để biết đâu là chi phí tốt, chi phí xấu; Xác định mức tồn kho hợp lý, dự toán
tình hình thị trƣờng, tránh sự gia tăng giá quá cao sẽ gây ảnh hƣởng nhiều đến chi
phí, lợi nhuận; Lập dự toán chi phí ngắn hạn; Thực hiện công khai chi phí và đề ra
những biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí.Ngoài ra định kỳ, DN nên tiến hành phân
tích tình hình lợi nhuận để thƣờng xuyên thấy đƣợc những biến động của lợi66
- nhuận, qua đó thấy đƣợc nguyên nhân tăng, giảm lợi nhuận, từ đó đề ra những biện
pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, đồng thời phát huy tối đa những điểm
mạnh sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
5. Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn
Thông tin đƣợc xem là thích hợp cho việc ra quyết định (the relevant information)
là những thông tin sẽ chịu ảnh hƣởng bởi quyết định đƣa ra. Nói rõ hơn, đó là các
khoản thu nhập hay chi phí mà sẽ có sự thay đổi về mặt lƣợng (hạn chế một phần
hoặc toàn bộ) nhƣ là kết quả của quyết định lựa chọn giữa các phƣơng án trong
một tình huống cần ra quyết định, do đó nó còn đƣợc gọi là thu nhập hay chi phí
chênh lệch (differential revenues hay differential costs). Rõ ràng là những khoản
thu nhập hay chi phí độc lập với các quyết định, không chịu ảnh hƣởng bởi các
quyết định thì sẽ không có ích gì trong việc lựa chọn phƣơng án hành động tối ƣu.
Thông tin về các khoản thu nhập và chi phí này phải đƣợc xem là thông tin không
thích hợp cho việc ra các quyết định (the irrelevant information).
Trong chƣơng 2, khi nghiên cứu về các cách phân loại chi phí, chúng ta đã đƣợc
biết các chi phí lặn là một dạng thông tin không thích hợp, cần phải nhận diện và
loại trừ trong tiến trình phân tích thông tin để ra quyết định. Phần tiếp theo, chúng
ta cũng sẽ biết thêm là thông tin về các khoản thu nhập và chi phí nhƣ nhau ở các
phƣơng án cũng đƣợc xem là thông tin không thích hợp. Nhƣng vấn đề đặt ra là vì
sao chúng ta cần thiết phải nhận diện và loại trừ thông tin không thích hợp trong
tiến trình ra quyết định? Có ít nhất hai lý do để trả lời câu hỏi này:
Thứ nhất, trong thực tế, các nguồn thông tin thƣờng là giới hạn, do vậy việc thu
thập một cách đầy đủ tất cả các thông tin về thu nhập và chi phí gắn liền với các
phƣơng án của các tình huống cần ra quyết định là một việc rất khó khăn, đôi khi là
không có khả năng thực hiện. Trong tình trạng luôn đói diện với sự khan hiếm về
các nguồn thông tin nhƣ vậy, việc nhận diện đƣợc và loại trừ các thông tin không
thích hợp trong tiến trình ra quyết định là hết sức cần thiết. Có nhƣ vậy, các quyết
định đƣa ra mới nhanh chóng, bảo đảm tính kịp thời.67
- Thứ hai, việc sử dụng lẫn lộn các thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp
trong tiến trình ra quyết định sẽ làm phức tạp thêm vấn đề, làm giảm sự tập trung
của các nhà quản lý vào vấn đề chính cần giải quyết. Hơn thế nữa, nếu sử dụng các
thông tin không thích hợp mà có độ chính xác không cao thì rất dễ dẫn đến các
quyết định sai lầm. Do vậy, cách tốt nhất là tập trung giải quyết vấn đề chỉ dựa trên
các thông tin thích hợp, góp phần nâng cao chất lƣợng của các quyết định đƣa ra.68
- Chƣơng 4: Dự toán sản xuất kinh doanh
1. Khái quát về dự toán sản xuất kinh doanh
1.1. Khái niệm và vai trò của dự toán
Mục tiêu hoạt động của một doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận nhƣng để tối đa
hóa đƣợc lợi nhuận doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể để đạt đƣợc mục tiêu đó.
Dự toán chính là các kế hoạch cụ thể để doanh nghiệp có thể đạt đƣợc những mục
tiêu của mình. Dự toán là những dự kiến chi tiết về tình hình huy động và sử dụng
các yếu tố sản xuất, các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động của doanh
nghiệp diễn ra một cách bình thƣờng, góp phần nâng cao hiệu quả của mọi hoạt
động.
Dự toán có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ một tổ chức hoạt động nào, các ý nghĩa
đó thƣờng cụ thể nhƣ sau: • Trƣớc tiên dự toán giữ vai trò là thƣớc đo đánh giá kết
quả hoạt động thực tế. Từ sự so sánh giữa dự toán và thực tế nhà quản trị mới phát
hiện ra ngững nguyên nhân ảnh hƣởng và đề xuất những giải pháp phù hợp. • Dự
toán chính là bức tranh kinh tế mô tả doanh nghiệp nhƣ một chỉnh thể. Do đó dự
toán chính là cơ sở để các nhà quả trị phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong
doanh nghiệp.
Dự toán có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Chính vì vậy để đảm bảo tính khả thi của dự toán thì chúng cần đƣợc xây
dựng trên các cơ sở khoa học nhất định nhƣ sau:
– Định mức chi phí (đây đƣợc coi là vấn đề then chốt của dự toán).
– Thông tin từ kết quả hoạt động thực tế và dự toán của kỳ trƣớc.
– Những biến động về giá của các yếu tố liên quan đến chi phí.
– Dựa trên các chính sách kinh tế vĩ mô nhƣ chính sách thuế, ngoại tệ…
– Căn cứ vào trình độ chuyên môn của các chuyên gia lập dự toán.
1.2. Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp
Muốn lập đƣợc một bản dự toán sản xuất kinh doanh tốt, doanh nghiệp cần dựa
vào một số chỉ tiêu làm cơ sở căn cứ, dƣới đây là danh sách các chỉ tiêu đó.69
- Dự toán tiêu thụ sản phẩm
Cơ sở để xác định dự toán tiêu thụ là khối lƣợng sản phẩm, hàng hóa và đơn giá
bán của sản phẩm hàng hóa dự kiến sẽ tiêu thụ.
Dự toán sản lƣợng sản phẩm sản xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ
Đây chính là công việc dự kiến số sản phẩm cần phải sản xuất hoàn thành để đáp
ứng yêu cầu tiêu thụ. Để lên đƣợc dự toán này cần phải dựa trên các căn cứ nhƣ:
dự toán tiêu thụ về khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ, sản phẩm tồn kho đầu kì và tồn
kho cuối kỳ theo dự kiến.
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Lƣợng nguyên vật liệu mua vào, tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ cùng với những yếu tố
ảnh hƣởng nói trên chính là các vấn đề cần lƣu ý khi lập dự toán chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp.
Dự toán nhân công trực tiếp
Doanh nghiệp cần dự toán đƣợc tổng số lƣợng thời gian cần thiết để hoàn thành
khối lƣợng sản phẩm sản xuất và đơn giá thời gian lao động trực tiếp (đơn giá giờ
công). Đây chính là công việc cần làm khi dự toán chi phí nhân công trực tiếp.
Lưu ý: khi lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp phải chú ý đến kết cấu công
nhân, trình độ thành thạo của từng loại thì mới lập được dự toán chính xác.
Dự toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung gồm nhiều khoản chi phí có liên quan đến nhiều đối tƣợng
chịu chi phí. Cách lập dự toán này đó là tính toán riêng biến phí và định phí, sau đó
tổng hợp lại.
Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ
Thành phẩm tồn kho cuối kỳ là số thành phẩm dự trữ chuẩn bị cho việc tiêu thụ
của kỳ sau. Việc dự toán chính xác và hợp lý thành phẩm tồn kho cuối kỳ là cơ sở
quan trọng để đáp ứng yêu cầu bán ra, phục vụ khách hàng một cách kịp thời, nâng
cao uy tín doanh nghiệp.
Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp70
- Đây là những khoản dự toán có thể tính trƣớc đƣợc, dựa vào các tiêu chí về bán
hàng hay quản lý doanh nghiệp của từng đơn vị.
Dự toán vốn bằng tiền
Để phòng tránh những rủi ro và chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra, doanh
nghiệp cần dự toán vốn bằng tiền của mình.
Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đây là loại dự toán mang tính tổng hợp nhất. Dự toán báo cáo kết quả sản xuất
kinh doanh cần dựa trên căn cứ của dự toán tiêu thụ, dự toán giá vốn hàng bán
(gồm giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp).
1.3. Trình tự lập dự toán sản xuất kinh doanh
Tùy theo đặc điểm tổ chức quản lý của từng doanh nghiệp mà các nhà quản trị có
thể lập dự toán theo trình tự áp đặt hoặc trình tự không áp đặt. Song lập dự toán
theo cách nào cũng cần tuân thủ các bƣớc cơ bản sau:
– Dự toán thƣờng đƣợc bộ phận có chức năng xây dựng dựa trên những cơ sở khoa
học thu thập từ các đơn vị cấp cơ sở.
– Sau đó dự toán đƣợc chuyển cho các bộ phận chức năng nhƣ các phòng, ban kỹ
thuật thẩm định, phân tích tính khả thi của dự toán, sau đó bổ sung những mặt còn
hạn chế để cho dự toán hoàn thiện hơn.
– Cuối cùng dự toán đƣợc chuyển cho cấp quản trị cao phê duyệt và cuối cùng
chuyển tới các bộ phận cơ sở thực hiện.
2. Xây dựng định mức chi phí sản xuất kinh doanh
2.1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Chi phí nguyên vật liệu đƣợc cấu thành từ hai yếu tố là số lƣợng vật liệu tiêu hao
cho một sản phẩm (định mức tiêu hao) và đơn giá của một đơn vị vật liệu đó. •
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu thƣờng phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm kỹ
thuật của sản phẩm cũng nhƣ tay nghề của ngƣời lao động. • Định mức giá (đơn
giá) của vật liệu phụ thuộc vào sự biến động của giá cả thị trƣờng cũng nhƣ những71
- chi phí phát sinh trong quá trình thu mua vật liệu nhƣ chi phí về hao hụt, chi phí
vận chuyển…
Định mức chi phí nguyên vật liệu cho 1 sản phẩm = Số lƣợng vật liệu tiêu hao cho
1 sản phẩm Đơn giá thực tế nguyên vật liệu
2.2 Định mức chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu đƣợc cấu thành từ hai yếu tố là thời gian lao động cần thiết
để tạo ra một sản phẩm (định mức thời gian) và đơn giá của một đơn vị thời gian
lao động (giờ hoặc ngày công). • Định mức thời gian lao động là thời gian cần thiết
để tạo ra một sản phẩm trong điều kiện sản xuất bình thƣờng có tính đến thời gian
nghỉ ngơi, thời gian bảo dƣỡng máy móc… Định mức thời gian lao động phụ thuộc
rất nhiều vào tay nghề của lao động. • Định mức giá (đơn giá) thời gian lao động
phụ thuộc vào trình độ của ngƣời công nhân và các khoản phụ cấp đi kèm.
Định mức chi phí nhân công trực tiếp 1 sản phẩm = Thời gian sản xuất cho 1 sản
phẩm Đơn giá thời gian lao động
2.3. Định mức chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là chi phí hỗn hợp bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố của
chi phí thƣờng bao gồm phần định phí và biến phí. Do vậy xây dựng định mức chi
phí sản xuất chung cần gắn với từng yếu tố chi phí cụ thể. Chi phí sản xuất chung
biến đổi thƣờng phát sinh một cách tỷ lệ với các chi phí trực tiếp nên các định mức
của chi phí này thƣờng đƣợc xác định dựa trên các định mức chi phí trực tiếp nhƣ
thời gian lao động trực tiếp hoặc, định mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp.
Định mức biến phí SXC cho 1 sản phẩm = Định mức chi phí trực tiếp cho 1 sản
phẩm Tỷ lệ phân bổ biến phí SXC
3. Lập dự toán sản xuất kinh doanh
3.1. Dự toán tiêu thụ
• Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh tuy nhiên khi lập dự
toán thì đây là là khởi nguồn của cả hệ thống.72
- • Dự toán tiêu thụ phải giải quyết đƣợc những mục tiêu cơ bản nhƣ: ƣớc tính sản
lƣợng tiêu thụ kế hoạch trong kỳ dự toán, ƣớc tính giá bán kế hoạch từ đó xác định
doanh tu kế hoạch và cuối cùng là ƣớc tính lƣợng tiền có thể thu đƣợc từ doanh thu
phát sinh.
• Để lập đƣợc dự toán tiêu thụ ngƣời làm dự toán cần tham khảo hàng loạt những
thông tin cơ sở về:
-Tình hình tiêu thụ các kỳ trƣớc và chính sách giá của doanh nghiệp;
– Nhu cầu thị trƣờng và giá bán của đối thủ cạnh tranh;
– Phƣơng thức bán hàng và thời hạn thanh toán…
3.2. Dự toán sản xuất
• Dự toán sản lƣợng sản xuất là dự toán đƣợc lập căn cứ trên khả năng tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp với mục tiêu:
Đảm bảo đủ lƣợng sản phẩm cho nhu cầu tiêu thụ;
Duy trì thành phẩm tồn kho ở mức an toàn hợp lý.
Sản lƣợng sản xuất = Sản lƣợng tiêu thụ + tồn cuối kỳ – tồn đầu kỳ
• Để xây dựng đƣợc dự toán sản xuất ngƣời lập dự toán cần tham khảo thông tin từ
dự toán tiêu thụ kết hợp với những biến động về môi trƣờng sản xuất, năng lực sản
xuất của doanh nghiệp trong kỳ dự toán.
3.3. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Dự toán chi phí nguyên vật liệu đƣợc lập dựa trên dự toán về khối lƣợng sản xuất
và phải đáp ứng đƣợc những mục tiêu cơ bản sau:
Xác định đƣợc lƣợng vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất;
Đảm bảo vật liệu tồn kho ở mức an toàn và hợp lý;
Thiết kế lịch trả tiền phù hợp để cân đối luống tiền trong doanh nghiệp.
• Cơ sở quan trọng nhất để lập dự toán chi phí nguyên vật liệu đó là định mức chi
phí nguyên vật liệu tiêu hao cho một sản phẩm.
3.4. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp73
- • Dự toán chi phí nhân công trực tiếp cũng đƣợc lập dựa trên dự toán về khối lƣợng
sản xuất. Dự toán này phản ánh tình hình sử dụng lao động trong quá trình sản xuất
sản phẩm và phải đảm bảo đƣợc những mục tiêu cơ bản sau:
Xác định tổng thời gian lao động cần thiết cho nhu cầu sản xuất;
Xác định đƣợc đơn giá thời gian lao động phù hợp.
• Cơ sở quan trọng nhất để lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp là định mức
thời gian lao động trực tiếp cho một sản phẩm và đơn giá một đơn vị thời gian.
Chi phí NCTT = Sản lƣợng SX * Định mức thời gian * Đơn giá thời gian LĐ
3.5. Dự toán chi phí sản xuất chung
Dự toán chi phí sản xuất chung cũng đƣợc lập dựa trên dự toán sản lƣợng sản xuất.
Tuy nhiên chi phí sản xuất chung là một chi phí hỗn hợp nên khi xây dựng dự toán
cần tách biệt hai phần cụ thể là chi phí biến đổi và chi phí cố định.
• Dự toán chi phí sản xuất chung biến đổi đƣợc xây dựng dựa trên định mức tiêu
hao của các chi phí trực tiếp vì phần chi phí này phụ thuộc sản lƣợng sản xuất của
tƣng kỳ dự toán.
• Dự toán chi phí sản xuất chung cố định thì hoàn toàn không biến động theo sản
lƣợng sản xuất của các kỳ dự toán do đó chi phí này đƣợc ƣớc tính chung cho cả
kỳ dự toán dài và phân bổ đều cho từng giai đoạn ngắn hơn trong dự toán.
3.7. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
• Cũng tƣơng tự nhƣ chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp cũng là những chi phí hỗn hợp nên khi xây dựng các định mức chi phí
chúng ta cũng cần phân tách các định mức cho hai phần chi phí cụ thể là chi phí
biến đổi và chi phí cố định.
• Việc xây dựng định mức chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chỉ có một
điểm khác biệt duy nhất đối với chi phí sản xuất chung là những chi phí này là chi
phí thời kỳ. Do đó tiêu thức xây dựng định mức phải dựa trên khả năng tiêu thụ sản
phẩm thay vì khả năng sản xuất.
3.8. Dự toán tiền74