Bài giảng Kế toán công: Chương 5 – GVC.TS. Nguyễn Thị Phương Dung
Bài giảng Kế toán công: Chương 5 Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán cung cấp cho người học những kiến thức như: Hệ thống Báo cáo tài chính; Hệ thống Báo cáo quyết toán;…Mời các bạn cùng tham khảo!
Bạn đang xem: [Download] Tải Bài giảng Kế toán công: Chương 5 – GVC.TS. Nguyễn Thị Phương Dung – Tải về File Word, PDF
*Ghi chú: Có 2 link để tải biểu mẫu, Nếu Link này không download được, các bạn kéo xuống dưới cùng, dùng link 2 để tải tài liệu về máy nhé!
Download tài liệu Bài giảng Kế toán công: Chương 5 – GVC.TS. Nguyễn Thị Phương Dung File Word, PDF về máy

Bài giảng Kế toán công: Chương 5 – GVC.TS. Nguyễn Thị Phương Dung
Nội dung Text: Bài giảng Kế toán công: Chương 5 – GVC.TS. Nguyễn Thị Phương Dung
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝChương 5
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN - Chế độ kế toán HCSN quy định
gồm có 2 hệ thống báo cáo:BÁO CÁO 1. Hệ thống Báo cáo tài chính
2. Hệ thống Báo cáo quyết
toán - HỆ THỐNG
BÁO CÁO TÀI CHÍNH - BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết
minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán.
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:
– Báo cáo tình hình tài chính;
– Báo cáo kết quả hoạt động;
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
– Thuyết minh báo cáo tài chính; - BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2. Mục đích của báo cáo tài chính
Dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động
tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho
những người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về
các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.
Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải
trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy
định của pháp luật. - BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Thông tin báo cáo tài chính của đơn vị hành chính, sự nghiệp là
thông tin cơ sở để hợp nhất báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên.
3. Kỳ lập báo cáo
Đơn vị phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm theo quy
định của Luật Kế toán. - BÁO CÁO TÀI CHÍNH
4. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập báo cáo tài chính
Các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải lập báo cáo tài chính năm
theo mẫu biểu đã ban hành
Trường hợp đơn vị hành chính, sự nghiệp có hoạt động đặc thù được
trình bày báo cáo theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành cụ
thể hoặc đồng ý chấp thuận. - BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Đơn vị có thể lựa chọn lập BCTC đơn giản:
(1) CQNN thỏa mãn các điều kiện:
– Phòng, cơ quan tương đương phòng thuộc UBND cấp huyện, chỉ
được giao dự toán NSNN chi thường xuyên;
– Không được giao dự toán NSNN chi đầu tư phát triển, chi từ vốn
ngoài nước; không được giao dự toán thu, chi phí hoặc lệ phí;
– Không có cơ quan, đơn vị trực thuộc. - BÁO CÁO TÀI CHÍNH
(2) ĐVSN công lập thỏa mãn các điều kiện:
– Đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền phân loại là
đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên;
– Không được bố trí dự toán NSNN chi đầu tư phát triển, chi từ vốn
ngoài nước; không được giao dự toán thu, chi phí hoặc lệ phí;
– Không có đơn vị trực thuộc. - BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị cấp dưới không phải là đơn vị kế toán
phải lập báo cáo tài chính tổng hợp, bao gồm số liệu của đơn vị mình và
toàn bộ thông tin tài chính của các đơn vị cấp dưới, đảm bảo đã loại trừ tất
cả số liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị
cấp dưới và giữa các đơn vị cấp dưới với nhau. - BÁO CÁO TÀI CHÍNH
5. Thời hạn nộp báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính năm của đơn vị hành chính, sự nghiệp phải được nộp cho
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90
ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật. - BÁO CÁO TÀI CHÍNH
6. Danh mục BCTC
Hệ thống BCTC đầy đủ gồm có 4 mẫu
BC lưu chuyển tiền tệ có 2 mẫu cho phương pháp trực tiếp và
phương pháp gián tiếp. Đơn vị được phép lựa chọn lập một
trong 2 mẫu biểu này.
BCTC (mẫu đơn giản): 01 mẫu - 7. Lập báo cáo
Báo cáo tình hình tài chính (mẫu
BÁO CÁO
B01/BCTC)
TÀI CHÍNH Báo cáo kết quả hoạt động (mẫu
B02/BCTC)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu
B03/BCTC)
Thuyết minh báo cáo tài chính (B04/BCTC)
Báo cáo tài chính (mẫu B05/BCTC)
Các quy định về BCTC chỉ áp dụng cho
đơn vị thực hiện, không áp dụng cho đơn
vị cấp trên tổng hợp (hợp nhất) báo cáo. - BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Nguyên tắc trình bày
– Đơn vị phải trình bày các chỉ tiêu theo mẫu quy định, mẫu này áp
dụng chung cho cả đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp, khi lập
báo cáo chỉ tiêu nào không có phát sinh thì bỏ trống phần số liệu.
– Trường hợp đơn vị có các hoạt động đặc thù mà các chỉ tiêu trên
mẫu báo cáo chưa phản ánh được thì có thể bổ sung thêm chỉ tiêu
nhưng phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính. - BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Mục đích: Báo cáo tình hình tài chính là
BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát
toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn
hình thành tài sản của đơn vị kế toán tại
7.1. Báo cáo tình hình tài chính (mẫu thời điểm 31/12 hàng năm, bao gồm tài
B01/BCTC) sản hình thành từ nguồn NSNN cấp;
nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ; nguồn thu phí (phần
được khấu trừ để lại đơn vị theo quy
định) và các nguồn vốn khác tại đơn vị. - BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Số liệu trên Báo cáo tình hình tài chính cho biết toàn bộ giá trị tài sản
hiện có của đơn vị theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình
thành tài sản.
Căn cứ vào Báo cáo tình hình tài chính có thể nhận xét, đánh giá
khái quát tình hình tài chính của đơn vị. - BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Mục đích: Báo cáo kết quả hoạt
động phản ánh tình hình và kết quả
hoạt động của đơn vị, bao gồm kết
quả hoạt động từ tất cả các nguồn
7.2. Báo cáo kết quả hoạt động (mẫu
lực tài chính hiện có của đơn vị theo
B02/BCTC)
quy chế tài chính quy định: Hoạt
động HCSN; hoạt động SXKD, dịch
vụ; Hoạt động tài chính; hoạt động
khác. - 7.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu
BÁO CÁO B03/BCTC)
Báo cáo LCTT xác định nguồn tiền vào, các
TÀI CHÍNH
khoản mục chi ra bằng tiền trong năm báo
cáo và số dư tiền tại ngày lập báo cáo,
nhằm cung cấp thông tin về những thay đổi
của tiền tại đơn vị.
Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của đơn vị rất
hữu ích trong việc cung cấp cho người sử
dụng BCTC về mục đích giải trình và ra
quyết định, cho phép người sử dụng BCTC
đánh giá việc đơn vị tạo ra tiền để phục vụ
cho các hoạt động của mình và cách thức
đơn vị sử dụng số tiền đó. - BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Nguyên tắc
– Phương pháp lập Báo cáo LCTT hướng dẫn cho các giao dịch phổ
biến nhất, trường hợp đơn vị phát sinh các giao dịch chưa có hướng
dẫn thì phải căn cứ vào bản chất của giao dịch để trình bày các
luồng tiền một cách phù hợp.
– Luồng tiền trình bày trên Báo cáo LCTT là luồng vào và luồng ra của
tiền. Tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi không kỳ hạn. Các
luồng tiền không bao gồm các chuyển dịch nội bộ giữa các khoản
tiền trong đơn vị. - BÁO CÁO TÀI CHÍNH
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải phân loại luồng tiền theo 3 hoạt
động: hoạt động chính, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Việc phân loại các hoạt động nhằm cung cấp thông tin cho phép
người sử dụng báo cáo đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động này
lên tình hình tài chính cũng như lượng tiền của đơn vị.