Tài LiệuTài Liệu Về Kinh Doanh Tiếp Thị

[Download] Phân công lao động ngành may – Tải về File Word, PDF

Phân công lao động ngành may

Phân công lao động ngành may

Nội dung Text: Phân công lao động ngành may

Bạn đang xem: [Download] Phân công lao động ngành may – Tải về File Word, PDF

Bài viết trình bày việc tổ chức và kiểm soát quá trình phân công lao động trong từng loại sản phẩm cụ thể đối với từng chuyền may sẽ có một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống sản xuất của đơn vị. Nó là nền tảng để nâng cao năng suất lao động cho toàn doanh nghiệp. Mời các bạn tham khảo!

Nội dung

Phân công lao động ngành may

Mô tả tài liệu

Nội dung Text: Phân công lao động ngành may

  1. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG NGÀNH MAY

    Trương Thị Thuỳ Trang, Lê Hiền Nhi Thắm, Nguyễn Phi Long,
    Nguyễn Hải Thủy, Bùi Thị Thu Thủy

    Khoa Kiến Trúc – Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh
    GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên

    TÓM TẮT
    Ngành may có tính chất sản xuất rất đặc trưng so với những ngành sản xuất ổn định khác. Đó là sự
    thay đổi liên tục các quy trình sản xuất không xác định trước tùy theo từng sản phẩm khác nhau và
    các quy trình sản xuất này được thực hiện chủ yếu thông qua các tác động trực tiếp của người lao
    động. Các đơn vị may thường có sự biến động và thiếu ổn định về lực lượng lao động do những
    nguyên nhân khách quan khác nhau. Sự mất ổn định thường xuyên này sẽ gây ra cho doanh
    nghiệp khó khăn trong việc lập kế hoạch và tổ chức sản xuất. Hai đặc trưng cơ bản này sẽ ảnh
    hưởng đến hiệu quả của công tác tổ chức sản xuất khi doanh nghiệp phải thường xuyên đối đầu
    với sự thay đổi về lao động cũng như về đối tượng sản xuất. Do đó việc tổ chức và kiểm soát quá
    trình phân công lao động trong từng loại sản phẩm cụ thể đối với từng chuyền may sẽ có một vai
    trò vô cùng quan trọng trong hệ thống sản xuất của đơn vị. Nó là nền tảng để nâng cao năng suất
    lao động cho toàn doanh nghiệp.

    Từ khóa: Phân công lao động, tính toán lao động, thiết bị, nhịp độ sản xuất.

    1 PHÂN TÍCH CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG HIỆN NAY
    Phân công lao động là tính toán, sắp xếp chuyển tiếp các bước công việc may một sản phẩm sao
    cho sử dụng được tay nghề công nhân, thiết bị, máy móc một cách hợp lý có năng xuất lao động
    cao, chất lượng sản phẩm tốt.

    Cơ sở để phân công lao động là phải nắm vững tiêu chuẩn kỹ thuật, chủ yếu là phần lắp ráp và
    thiết bị. Quy trình may sản phẩm phải có đầy đủ các công đoạn cùng với thời gian, thiết bị, dụng cụ
    và trình độ tay nghề. Phải biết được nhịp độ sản xuất là cơ sở để bố trí thời gian làm việc cho các vị
    trí một cách hợp lý, phù hợp với tay nghề công nhân và trang thiết bị. Số lượng công nhân trong
    chuyền hoặc thời gian sản xuất và sản lượng của mã hàng.

    Nguyên tắc phân công lao động là phải sắp xếp bố trí công việc theo trình tự hợp lý. Các bước công
    việc được đến vị trí làm việc một cách chính xác. Chỉ nên chia nhỏ một bước công việc khi số lao
    động lớn hơn hoặc bằng 1, và càng hạn chế số người cùng làm một bước công việc càng tốt. Các
    bước công việc được phân chia nhỏ thì không được đưa quá xa vị trì làm việc chính. Các công việc
    có tính chất khác nhau thì không được bố trí vào cùng một vị trí làm việc. Các bước công việc phụ
    khi ghép với các công việc chính cần phải được cân nhắc kỹ để người công nhân ít phải đi lại, tránh
    gây lộn xộn trong phân xưởng. iệc lựa chọn công việc cho một người làm cần phải cân nhắc đến
    tính hợp lý của tay nghề công nhân. Thời gian phân bố cho một lao động phải tương đương với

    672

  2. nhịp độ sản xuất và số lao động phải tương đương 1. Thợ chạy chuyền phải chú ý tới những người
    nhanh nhẹn và số lao động phải nhỏ hơn 1. Tổ trưởng, tổ phó có thể chỉ đơn thuần làm công tác
    quản lý hoặc cũng tham gia vào sản xuất nhưng sức làm chỉ nên bố trí tối đa khoảng 50% đến 70%

    Nhìn chung công tác phân công lao động ở một số đơn vị may hiện nay được giao hoàn toàn cho
    người Tổ trưởng quyết định. Lãnh đạo đơn vị thiếu các biện pháp hoạch định, kiểm tra và giám sát
    một cách đúng mức đối với công tác này, do đó thường dẫn đến tình trạng bị động trong quá trình
    sản xuất. Các tổ trưởng thường xuất thân từ những công nhân làm việc lâu năm và có tay nghề nên
    chưa hẳn đã được trang bị những khả năng cần thiết để phân tích quy trình sản xuất theo nhiều chỉ
    tiêu và góc cạnh khác nhau. Bên cạnh đó, tổ chức phân công lao động là một công tác mang đầy
    tính khoa học, kết hợp giữa khả năng quản lý của người chỉ huy với các điều kiện sản xuất thực tế
    cho nên xây dựng một hệ thống sản xuất tiên tiến theo đúng nghĩa của nó cho tất cả các mã hàng
    và thích hợp cho mọi thời điểm không phải là chuyện dễ dàng. Vấn đề này đ i hỏi một sự cải tạo
    tổng thể và được thực hiện theo từng bước, từ kế hoạch nâng cao và trang bị kiến thức quản lý cho
    các Tổ trưởng, Tổ phó cho đến các lớp đào tạo cho công nhân. Quá trình tổ chức sản xuất một lô
    hàng trong phạm vi của một chuyền may bao gồm việc xây dựng và phân tích quy trình sản xuất
    cho mã hàng đó, bố trí và sắp xếp các máy móc thiết bị và tổ chức phân công các công đoạn của
    quy trình cho từng công nhân thực hiện theo chuyên môn và năng lực của họ sao cho đồng bộ, hợp
    lý nhằm đạt được một năng suất lao động tương đối.

    2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG
    2.1 Nghiên cứu quy trình sản xuất và đặc điểm chuyền may
    Tổng thời gian sản xuất: Tất cả các vị trí làm việc phải được cân đối về sức làm, tức là không để
    cho một người quá bận, trong khi người khác lại quá nhàn. Cân đối vị trí làm việc là ta tập hợp các
    thao tác có cùng tính chất, cùng một loại thiết bị cho vào cùng một vị trí công việc, tính toán sức làm
    cho vị trí đó sao cho gần bằng nhịp độ sản xuất và có số lao động gần bằng 1. Để cân đối các vị trí
    làm việc, ta dựa trên 2 tiêu chuẩn như sau:

    Nhịp độ sản xuất là thời gian chuẩn cần có để một người công nhân tham gia vào quá trình may
    hoàn tất một sản phẩm. Nhịp độ sản xuất là điểm chuẩn để ta cân đối các vị trí làm việc. Cân đối lý
    tưởng là mỗi người lao động có một sức làm đúng bằng nhịp độ sản xuất. Sự mất cân đối là thời
    gian làm việc của các lao động không bằng nhau.

    Năng lực tổ: Là định mức sản lượng trong 1 ngày của mã hàng mà chuyền may phải sản xuất. Nó
    được tính bằng tổng thời gian lao động trực tiếp trong ngày chia cho nhịp độ sản xuất. Thời gian lao
    động trong ngày tùy thuộc vào quy định của mỗi đơn vị và tình trạng tăng ca hay làm thêm giờ
    trong kế hoạch sản xuất đơn hàng đó.

    Thời gian thoát chuyền: Là khoảng thời gian theo lý thuyết cần thiết để chuyền may hoàn thành
    sản phẩm đầu tiên kể từ lúc rải chuyền. Muốn tính chính xác chỉ tiêu này cần phải xây dựng sơ đồ
    lắp ráp của mã hàng theo sơ đồ mạng lưới của lý thuyết quy hoạch tuyến tính và xác định đường
    ngang của sơ đồ này. Cách làm này không có tính khả thi trong thực tế vì tốn nhiều thời gian nên
    chúng ta có thể tính chỉ tiêu này bằng cách lấy tổng thời gian của nhóm chính cộng cho thời gian

    673

  3. lớn nhất của nhóm phụ. Thời gian thoát chuyền là cơ sở để tính dung lượng của chuyền may và
    trong thực tế thời gian thoát chuyền còn phụ thuộc vào số lượng sản xuất dở dang của mã hàng cũ
    và số lượng bó hàng.

    Dung lượng chuyền may: Còn gọi là sức chứa của chuyền, chỉ tiêu này phản ánh số lượng sản
    phẩm dở dang tối thiểu tồn trong chuyền may và được tính bằng thời gian thoát chuyền nhân số
    lượng bó hàng chia cho nhịp độ sản xuất. Người ta cũng dựa vào thông số này để đánh giá hiệu
    quả của công tác phân công lao động và tình trạng ‚ứ hàng’ trong quá trình sản xuất. Số ‚tồn‛ quá
    cao so với chỉ tiêu, do đó có thể kết luận chuyền may sản xuất không đồng bộ, đang bị ách tắc ở
    khâu nào đó. Biện pháp giải quyết là kiểm tra toàn diện các nút lắp ráp, điều động công nhân giải
    tỏa các khâu bị ứ dọng, dứt khoát hạn chế cung cấp hàng vào chuyền cho đến khi chuyền may
    giảm lượng hàng tồn đến mức cho phép và trở về trạng thái sản xuất nhịp nhàng, đồng bộ.

    2.2 Phân tích và tổ chức thiết bị sản xuất
    Công tác thiết kế quy trình sản xuất được làm tốt sẽ cung cấp thông tin cho việc phân tích và
    phân bổ thiết bị để sản xuất mã hàng. Thông tin này cần phải được xử lý theo các nội dung sau:

    – Xác định nhu cầu về số lượng và thời gian tham gia vào việc chế tạo 1 sản phẩm của từng
    loại thiết bị sử dụng cho cả chuyền may.

    – Phân tích thông tin thiết bị để tính toán thiết bị phân bổ như thế nào cho các cụm sản xuất
    của chuyền may, thể hiện bao nhiêu thời gian và số công đoạn cho từng cụm sản xuất đó.

    Từ các số liệu được phân tích và tổng hợp ở trên chúng ta có thể dễ dàng hình thành một sơ đồ
    sản xuất cho mã hàng theo đặc điểm sản xuất của chuyền may. Sơ đồ này phải chỉ rõ cách bố trí
    các cụm sản xuất theo vị trí như thế nào? Số công đoạn thực hiện của mỗi cụm và số lượng công
    nhân bố trí cho mỗi cụm ra sao? Dựa vào sơ đồ này và bảng phân tích số liệu quy trình sản xuất
    chúng ta sẽ bố trí các công nhân vào các cụm sản xuất này theo chuyên môn và năng lực khác
    nhau của từng người. Nếu chuyền may tập trung nhiều công nhân có khả năng làm tốt các công
    đoạn thuộc các nhóm chuyên môn khác nhau thì việc phân công và điều động nhân sự sẽ thuận
    lợi hơn. Dây chuyền sản xuất phải được tổ chức theo thứ tự bình thường của công đoạn để loại trừ
    số lượng hàng phải giao trở lại hoặc số lượng hàng làm chéo nhau. Trục phụ nên bố trí song
    song với trục chính và làm nhiệm vụ cung cấp bán thành phẩm cho trục chính. Các cụm sản xuất
    của trục phụ hầu như hoạt động độc lập với nhau trong khi các cụm của trục chính có quan hệ
    với nhau theo kiểu dây chuyền. Trục chính được xem là xương sống của chuyền may và phải hoạt
    động một cách ổn định, liên tục, không gián đoạn mới đảm bảo được năng suất chung của
    chuyền may.

    2.3 Tổ chức phân công lao động và giám sát quá trình sản xuất
    Để thiết lập một hệ thống sản xuất liên tiếp có hiệu quả, tổng thời gian các công đoạn giao cho
    mỗi công nhân phải được trải đều để sản phẩm được sản xuất với tốc độ thích hợp. Vì vậy chỉ tiêu
    đồng bộ trong phân công lao động là chủ yếu. Trong thực tế xét về mặt thời gian chúng ta không
    thể phân công cho tất cả các công nhân tham gia đúng bằng nhịp độ sản xuất. Do đó sẽ xảy ra

    674

  4. tình trạng một số công nhân có thời gian lớn hơn nhịp độ sản xuất và một số nhỏ hơn. Một số tài
    liệu cho rằng, chuyền may sẽ bị đình trệ tại những công nhân có thời gian phân công lớn hơn
    nhịp độ sản xuất vì họ không thực hiện hết định mức sản phẩm. Do đó, hiệu quả tổ chức của
    công tác phân công được tính bằng tỷ lệ phần trăm của nhịp độ sản xuất chia cho công nhân có
    thời gian lớn nhất.

    Để quá trình phân công đạt được sự đồng bộ và khai thác một cách hiệu quả tiềm năng của
    chuyền may, ta thực hiện: Khi phân công phải xác định đúng chuyên môn, năng lực của từng công
    nhân đối với từng công đoạn và căn cứ vào nhịp độ sản xuất của mã hàng để phân việc cho phù
    hợp. Công nhân có kinh nghiệm cần được bố trí vào các công đoạn đầu tiên. Công nhân có tinh
    thần trách nhiệm cao cần được bố trí vào các công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm, vì kết quả của
    ngày làm việc được chứng minh qua những công đoạn này. Những công nhân thường vắng mặt
    nên được giao những công đoạn phụ. Trên nguyên tắc giao những công đoạn cùng loại có cùng
    đặc điểm cho một công nhân thực hiện và công nhân càng ít thay đổi thiết bị càng tốt.

    Sau khi phân công lao động ta phải tổng hợp một cách rõ ràng và cụ thể các số liệu về kết quả
    phân công lao động để làm cơ sở thực hiện, kiểm tra và đánh giá quá trình sản xuất. Giúp ta có
    thông tin về: Tổng thời gian được phân công, tỷ lệ năng suất, mức lương công nhân, định mức sản
    phẩm từng công đoạn.

    3 KẾT LUẬN
    Việc tổ chức tốt công tác phân công lao động trong chuyền may sẽ làm tăng năng suất lao động.
    Một chuyền may mặc dù không có nhiều công nhân tay nghề cao nhưng được phân công lao động
    hợp lý, đúng chuyên môn, phù hợp với năng lực từng người, quy trình sản xuất được xây dựng và
    phân tích một cách chính xác, bố trí máy móc, thiết bị hợp lý, người chỉ huy tốt, linh hoạt thì chuyền
    may vẫn đạt được một sự nhịp nhàng và đồng bộ, đảm bảo năng suất chung.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015), Công nghệ dệt may, Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh.

    [2] TS. Võ Phước Tấn, KS. Bùi Thị Cẩm Loan, KS. Nguyễn Thị Thanh Trúc, Giáo trình Công nghệ
    may 5, NXB Thống kê.

    [3] ThS. Trần Thanh Hương, Giáo trình Cơ sở sản xuất may công nghiệp, NXB Đại học Quốc gia
    TP.HCM.

    675

Download tài liệu Phân công lao động ngành may File Word, PDF về máy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button