Tiếng ho khan” của thầy đã làm chuyển biến nhận thức, tình cảm của cậu học trò vì: khi thầy nhọc lòng soạn bài trong đêm khuya, dù có mệt mỏi, có ốm nhưng cậu học trò lại phụ công thầy khi không học thuộc được bài học thầy cho. => từ đó cậu học trò mới hiểu rằng mình đã nhận được từ thầy vô vàn điều quý giá nhưng mình lại phụ lại tấm lòng của thầy. Dưới đây là đề Đọc hiểu Thưa thầy. Mời các em cùng tham khảo!
Đọc hiểu Thưa thầy
Thưa thầy
Bạn đang xem: Đọc hiểu Thưa thầy | Ngữ Văn 9
– Tạ Nghi Lễ –
Thưa thầy, bài học chiều nay
Con bỏ quên ngoài cửa lớp
Dưới gốc phượng già, nằm nghe chim hót
Con hóa mình thành bướm và hoa
Thưa thầy bài tập hôm qua
Con bỏ vào ngăn khóa kín
Mải lượn lờ theo từng vòng sóng
Cái ngã điệu đàng, sân trượt patin
Thưa thầy, bên ly cà phê đen
Con đốt thời gian bằng khói thuốc
Sống cho mình và không bao giờ mơ ước
Mình sẽ là ai? Tôi sẽ là ai?
Thưa thầy, qua ngõ nhà thầy khuya nay
Con vẫn thấy một vầng trăng ấm sáng
Thầy ngồi bên bàn phẳng lặng
Soạn bài trong tiếng ho khan
Thưa thầy, cho là nhận: điều giản đơn
Sao con học hoài không thuộc
Để bây giờ khi con hiểu được
Biết làm sao tạ lỗi cùng thầy
(Theo Minh Châu, Thưa thầy, bài học chiều nay,…24/11/2012)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2: Cậu học trò dành phần lớn thời gian để làm những việc gì?
Câu 3: Vì sao “tiếng ho khan” của thầy đã làm chuyển biến nhận thức, tình cảm của cậu học trò?
Câu 4:
a) Gọi tên hai thành phần biệt lập trong khổ thơ cuối.
b) Đặt câu có thành phần biệt lập thể hiện tác động tích cực của bài thơ đối với bản thân.
>>> Xem thêm: Đọc hiểu Họa sĩ tài giỏi nhất
Đáp án
Câu 1:
Thể thơ của văn bản trên: Tự do
Câu 2:
Cậu học trò dành phần lớn thời gian để làm những việc: nằm nghe chim hót dưới gốc phượng già, trượt patin, hút thuốc và uống cà phê – sống cho mình, không bao giờ ước mơ.
Câu 3:
Tiếng ho khan” của thầy đã làm chuyển biến nhận thức, tình cảm của cậu học trò vì: khi thầy nhọc lòng soạn bài trong đêm khuya, dù có mệt mỏi, có ốm nhưng cậu học trò lại phụ công thầy khi không học thuộc được bài học thầy cho. => từ đó cậu học trò mới hiểu rằng mình đã nhận được từ thầy vô vàn điều quý giá nhưng mình lại phụ lại tấm lòng của thầy.
Câu 4:
a) Hai thành phần biệt lập trong khổ thơ cuối:
– Phụ chú: “: điều giản đơn”
– Gọi đáp: “Thưa thầy”
b) Đặt câu có thành phần biệt lập thể hiện tác động tích cực của bài thơ đối với bản thân:
Ví dụ: Thầy ơi, những bài học thầy giảng như những điều trân quý nhất con từng được nhận, cám ơn thầy đã đùm bọc chúng con thời gian qua.
>>> Xem thêm: Đọc hiểu Những dòng nước huyền thoại, Ngàn năm dưới bóng quê nhà
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô