Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới 28: Nghìn dặm xem mây nhớ quê: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đổi được sử dụng trong hai câu thơ “Một bầu phong nguyệt nhàn tự tại”https://toploigiai.vn/”Hai chữ công danh biếng vả về”
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bảo kính cảnh giới 28
Bạn đang xem: Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới 28: Nghìn dặm xem mây nhớ quê – Ngữ Văn 10
Nghìn dặm xem mây nhớ quê,
Chẳng chờ cởi ấn gắng xin về.
Một bầu phong nguyệt nhàn tự tại,
Hai chữ công danh biếng vả về.
Dẫn suối nước đầy cái trúc,
Quẩy trăng túi nặng thằng hề.
Đã ngoài chưng thế dầu hơn thiệt,
Chẳng quản ai khen chẳng quản chê.

Nội dung
Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới 28: Nghìn dặm xem mây nhớ quê
Câu 1: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đổi được sử dụng trong hai câu thơ
“Một bầu phong nguyệt nhàn tự tại”
“Hai chữ công danh biếng vả về”
Câu 2: Xác định thể thơ của bài thơ
Câu 3: Nội dung chính của bài thơ
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1: Sử dụng đối 1 – 2
Hiệu quả nghệ thuật là nhấn mạnh vẻ đẹp tĩnh lặng và bình yên của nơi đây. Đồng thời nhấn mạnh Nguyễn Trãi là người chẳng tha thiết gì công danh và địa vị xã hội, ông chỉ quan tâm đến cảnh đẹp trước mặt, ông chỉ muốn đắm chìm vào cảnh đẹp đó => Khẳng định cốt cách và con người Nguyễn Trãi.
Câu 2: Thể thơ Nôm đường Luật
Câu 3: Nội dung chính của bài thơ
Bài thơ miêu tả về bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, nỗi nhớ quê hương và qua đó thể hiện về cốt cách và con người Nguyễn Trãi. Dù ở chốn quan trường đấy áp lực, mệt mỏi nhưng nỗi nhớ quê hương vẫn trào dâng. Những hình ảnh quê hương được hiện ra rõ nét với “phong nguyệt nhàn tự tại”, “suối nước đầy cái trúc”, “quẩy trăng túi nặng thẳng hề”. Bài thơ còn thể hiện thái độ dứt khoát, không màng danh lợi của nhà thơ.
———————————-
Trên đây đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới 28: Nghìn dặm xem mây nhớ quê. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô
Chuyên mục: Lớp 10,Ngữ Văn 10