Lịch SửLớp 11

Điều ước Tân Sửu (1901) đánh dấu

Nội dung

Điều ước Tân Sửu (1901) đánh dấu?

Trắc nghiệm: Điều ước Tân Sửu (1901) đánh dấu

A. Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

B. Các nước đế quốc đã chia sẻ xong “cái bánh ngọt” Trung Quốc.

Bạn đang xem: Điều ước Tân Sửu (1901) đánh dấu

C. Triều đình Mãn Thanh đầu hàng hoàn toàn, nhà nước phong kiến Trung Quốc sụp đổ.

D. Trung Quốc trở hành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây.

……………………….

Đáp án đúng A

Điều ước Tân Sửu (1901) đánh dấu Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến

Giải thích việc chọn đáp án A

Phong trào Nghĩa Hòa đoàn thất bại, triều đình Mãn Thanh một lần nữa đầu hàng đế quốc, kí Điều ước Tân Sửu (1901). Theo đó, Trung Quốc phải trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh

Với việc ký kết Hiệp ước Tân Sửu, Trung Quốc hoàn toàn trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Người dân Trung Quốc phải chịu hậu quả nặng nề từ khoản bồi thường chiến phí khổng lồ phải trả cho các nước. Việc quân đội nước ngoài có thể đóng quân trên lãnh thổ Trung Quốc cũng để lại nhiều hậu quả, một trong số đó có thể kể đến Sự kiện Lư Câu Kiều ngày 7 tháng 7 năm 1937 do quân đội Nhật Bản gây ra.

Trong quá trình bồi thường, nhà Thanh cũng thực hiện nhiều cải cách nhưng việc đầu tư mạnh vào vũ khí đã làm tăng đáng kể quyền lực của chỉ huy quân đội Bắc Dương là Viên Thế Khải, từ đó cũng khiến càng ngày càng gia tăng sự phụ thuộc tài chính vào nước ngoài khiến nhân dân Trung Quốc bất mãn với triều đình, đẩy nhanh sự sụp đổ của nhà Thanh.

Nội dung tóm tắt của 12 điều khoản chính của Hiệp ước như sau:

  • Trung Quốc cử Hòa Thạc Thuần Thân vương Tái Phong thay mặt Hoàng đế Quang Tự đến Đức để xin lỗi Hoàng đế Đức về vụ Đại sứ Clemens von Ketteler bị người của Nghĩa Hòa Đoàn là Ân Hải sát hại ở Bắc Bình ngày 20 tháng 6 năm 1900, là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Liên quân tám nước tấn công Bắc Bình, đồng thời dựng tượng đài dạng cổng vòm tam quan tưởng nhớ Đại sứ Clemens von Ketteler (nay nằm ở Công viên Trung Sơn, Bắc Kinh).
  • Nhà Thanh phải trừng phạt những người ủng hộ Nghĩa Hòa Đoàn như:
  • Trung Quốc cử sứ thần đến Nhật Bản để xin lỗi về việc nhà ngoại giao Nhật Bản Akira Sugiyama bị sát hại bởi quân Cam Túc của Đổng Phúc Tường ngày 11 tháng 6 năm 1900.
  • Trung Quốc phải trả một vạn lượng bạc cho mỗi ngôi mộ của người nước ngoài bị hư hại hoặc bị làm ô uế bởi quân Nghĩa Hòa Đoàn ở Bắc Kinh và phụ cận, 5000 lượng bạc cho các ngôi mộ ở tỉnh khác làm chi phí cho các đại sứ quán nước ngoài trùng tu.
  • Trung Quốc bị cấm nhập khẩu vũ khí trong 2 năm.
  • Trung Quốc phải bồi thường cho tất cả các quốc gia 450 triệu lượng bạc chiến phí, gọi là Canh Tý bồi khoản (庚子赔款), trả trong vòng 39 năm, lãi suất 4% một năm, trả bằng thuế quan và thuế muối của Trung Quốc.
  • Người Trung Quốc không được sinh sống gần khu “Đông Giao Dân Hạng” (东交民巷) là khu các đại sứ quán nước ngoài ở Trung Quốc, các nước có đặt sứ quán có thể gửi quân đến bảo vệ.
  • Trung Quốc phải phá hủy pháo đài Đại Cô Khẩu và các pháo đài khác ở Bắc Bình và Thiên Tân
  • Quân đội nước ngoài có thể đóng ở Bắc Bình và Sơn Hải Quan
  • Trung Quốc phải trừng phạt mọi hành vi chống đối nước ngoài trong tương lai
  • Trung Quốc phải cải thiện đường thủy để thông thương với bên ngoài
  • Trung Quốc thành lập Bộ Ngoại vụ (外務部, 1901-1912, tiền thân của Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc) thay cho Tổng lý các quốc sự vụ nha môn (總理各國事務衙門) để phụ trách các vấn đề đối ngoại

Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị

Chuyên mục: Lớp 11, Lịch Sử 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button