Địa LýLớp 7

Địa lý 7 Bài 30 Kinh tế châu Phi

Trong bài học này Sài Gòn Tiếp Thị sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 30. Kinh tế châu Phi trong sách giáo khoa Địa lí 7. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Bạn đang xem: Địa lý 7 Bài 30 Kinh tế châu Phi

Mục tiêu bài học

– Nắm vững đặc điểm nông nghiệp và công nhiệp, tình hình phát triển nông nghiệp và công nghiệp .

– Hiểu được các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp với kĩ thuật lạc hậu của châu Phi đã có tác động xấu đến môi trường .

– Đọc, phân tích lược đồ để hiểu rõ sự phân bố các ngành nông nghiệp và công nghiệp ở châu Phi .

– Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con người với môi trường ở châu Phi .

Tổng hợp lý thuyết Địa 7 Bài 30 ngắn gọn

1. Nông nghiệp

a) Trồng trọt

– Cây công nghiệp nhiệt đới được chú trọng phát triển theo hướng chuyên môn hóa nhằm mục đích xuất khẩu.

– Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt.

– Hình thức canh tác: Làm nương rẫy phổ biến, kĩ thuật lạc hậu.

Địa lý 7 Bài 30 ngắn nhất: Kinh tế châu Phi -

b) Chăn nuôi

– Chăn nuôi kém phát triển.

– Hình thức chăn thả là phổ biến và phụ thuộc vào tự nhiên.

2. Công nghiệp

– Phần lớn nền công nghiệp chậm phát triển, lạc hậu. Giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 2% toàn thế giới.

– Các ngành chủ đạo: chủ yếu là khai thác khoáng sản; ngoài ra có công nghiệp thực phẩm, lắp ráp cơ khí.

– Công nghiệp phát triển không đều giữa các nước. Các nước có nền công nghiệp tương đối phát triển là Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri…

– Khó khăn: Thiếu lao động kĩ thuật, thiếu vốn, cơ sở hạ tầng lạc hậu…

Hướng dẫn Địa lý 7 Bài 30 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 30 trang 94

Quan sát hình 30.1, nêu phân bố các cây công nghiệp chính ở châu Phi

Trả lời:

– Ca cao phân bố ở ven vinh Ghi-nê.

– Cà phê phân bố: ven vinh Ghi-nê, Trung Phi, bán đảo Ê-ti-ô-pi-a, đảo Ma-đa-ga-xca.

– Cọ dầu phân bố ở ven vinh Ghi-nê, vùng khí hậu xích đạo.

– Bông phân bố Ai Cập, Xu-Đăng,…

– Lạc phân bố ở ven vinh Ghi-nê, Trung Phi,…

Soạn bài 1 trang 96 Địa Lí 7

Nêu sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi.

Trả lời:

– Cây công nghiệp được trồng trong các đồn điền thuộc các công ty tư bản nước ngoài theo hướng chuyên môn hóa, nhằm mục đích xuất khẩu.

– Cây lương thực được trồng theo hình thúc canh tác lương rẫy, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón.

Soạn bài 2 trang 96 Địa Lí 7

Tại sao công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển? Kể tên một số nước tương đối phát triển ở châu Phi.

Trả lời:

– Công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển do: Thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu vốn,…

– Một số nước tương đối phát triển ở châu Phi: Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri, Ai Cập.

Soạn bài 3 trang 96 Địa Lí 7

Vẽ biểu đồ thể hiện dân số và sản lượng công nghiệp của châu Phi so với thế giới theo số liệu dưới đây:

– Dân số châu Phi chiếm 13,4% dân số thế giới.

– Sản lượng công nghiệp châu Phi chiếm 2% sản lượng công nghiệp thế giới. Qua biểu đồ, nêu nhận xét về trình độ công nghiệp của châu Phi.

Trả lời:

Địa lý 7 Bài 30 ngắn nhất: Kinh tế châu Phi - (ảnh 2)

Biểu đồ thể hiện dân số và sản lượng công nghiệp của châu Phi so với thế giới

Nhận xét: Châu Phi có nền công nghiệp chậm phát triển, sản lượng công nghiệp của châu Phi chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong sản lượng công nghiệp thế giới.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 7 Bài 30 hay nhất

Câu 6. Nêu sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi

Trả lời:

– Cây công nghiệp: Được trồng trong các đồn điền, theo hướng chuyên môn hoá, nhằm mục đích xuất khẩu. Các đồn điền thuộc sỡ hữu của các công ti tư bản nước ngoài, tổ chức sản xuất theo quy mô lớn.
– Cây lương thực: Chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu trồng trọt, hình thức canh tác nương rẫy còn khá phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón, chủ yếu dựa vào sức người. Sản lượng lương thực không đáp ứng được nhu cầu.

Câu 7. Tại sao công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển? Kể tên một số nước tương đối phát triển ở châu Phi.

Trả lời:

– Công nghiệp châu Phi chậm phát triển vì bôn nguyên nhân:
+ Trình độ dân trí thấp.
+ Thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật.
+ Cơ sở vật chất lạc hậu.
+ Thiếu vốn nghiêm trọng.
– Các nước có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi là: Cộng hoà Nam Phi, An-giê-ri, Ai Cập… nhờ thu hút được vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài, khắc phục được phần nào bôn nguyên nhân trên.

Trắc nghiệm Địa 7 Bài 30 tuyển chọn

Câu 1: Nguyên nhân các cây công nghiệp trồng chủ yếu ở vùng trung Phi là

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

B. Chính sách phát triển của châu lục.

C. Nguồn lao động dồi dào với nhiều kinh nghiệm sản xuất.

D. Nền văn minh từ trước.

Nguyên nhân chủ yếu các cây công nghiệp trồng chủ yếu ở vùng trung Phi là do ở khu vực có các điều kiện tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng, sông ngòi,…) thuận lợi cho sự phát triển của cây công nghiệp lâu năm (ca cao, cà phê, cọ dầu,…).

Đáp án: A.

Câu 2: Cà phê được trồng nhiều ở

A. Các nước phía Tây và phía Đông châu Phi.

B. Các nước phía Tây và phía Nam châu Phi.

C. Các nước phía Nam và phía Đông châu Phi.

D. Các nước phía Nam và phía Bắc châu Phi.

Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở các nước phía Tây và phía Đông châu Phi.

Đáp án: A.

Câu 3: Châu Phi có những cây lâu năm chủ yếu

A. Chè, cà phê, cao su và điều.

B. Ca cao, cà phê, cọ dầu, chè, bông.

C. Cà phê, chè, điều, bông và cọ dầu.

D. Ca cao, cà phê, cao su, tiêu, điều và chè.

Ở châu Phi có những cây công nghiệp lâu năm (sắp xếp theo thứ tự có diện tích lớn nhất, cây quan trọng nhất,…) là ca cao, cà phê, cọ dầu, chè, bông.

Đáp án: B.

Câu 4: Hình thức canh tác chủ yếu ở châu Phi là

A. Chuyên môn hóa sản xuất.

B. Đa dạng hóa cây trồng hướng ra xuất khẩu.

C. Làm nương rẫy phổ biến, kĩ thuật lạc hậu.

D. Sử dụng công nghiệp cao trong sản xuất.

Hình thức canh tác chủ yếu ở châu Phi là canh tác nương rẫy còn khá phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón và chủ yếu dựa vào sức người.

Đáp án: C.

Câu 5: Chăn nuôi ở châu Phi theo hình thức

A. Chăn thả. 

B. Bán công nghiệp. 

C. Công nghiệp. 

D. Công nghệ cao.

Chăn nuôi ở châu Phi nhìn chung kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến nhất. Một số con vật nuôi phổ biến là cừu và dê.

Đáp án: A.

Câu 6: Giá trị sản xuất công nghiệp của châu Phi chiếm

A. 2% toàn thế giới.

B. 5% toàn thế giới.

C. 7% toàn thế giới.

D. 10% toàn thế giới.

Giá trị sản xuất công nghiệp của châu Phi chiếm 2% toàn thế giới. Ngoài các ngành truyền thống còn có một số ngành công nghiệp hiện đại như công nghiệp thực phẩm, lắp ráp cơ khí,…

Đáp án: A.

Câu 7: Các nước có ngành công nghiệp tương đối phát triển là

A. An-giê-ri, Ai Cập.

B. Ai Cập, Ni-giê.

C. Cộng hòa Nam Phi, Ai Cập.

D. Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri.

Các nước có ngành công nghiệp tương đối phát triển là Cộng hòa Nam Phi và An-giê-ri với một số ngành công nghiệp như luyện kim, chế tạo máy, sản xuất ô tô, lắp ráp,…

Đáp án: D.

Câu 8: Hoạt động công nghiệp chính ở châu Phi là

A. Chế biến lương thực, thực phẩm.

B. Khai thác khoáng sản.

C. Dệt may.

D. Khai thác rừng và chế biến lâm sản.

Châu Phi là một châu lục giàu có về tài nguyên khoáng sản (vàng, kim cương, uranium,…) nên các hoạt động công nghiệp chính ở châu Phi là khai thác khoáng sản.

Đáp án: B.

Câu 9: Các mỏ dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu

A. Phía Nam và phía Bắc của châu Phi.

B. Phía Tây và phía Bắc châu Phi.

C. Phía Bắc của châu Phi.

D. Phía Tây và phía Đông châu Phi.

Các mỏ dầu và khí đốt phân bố chủ yếu ở phía Bắc của châu Phi. Ngoài ra có phân bố một số ít ở phía Bắc vịnh Ghi-nê.

Đáp án: C.

Câu 10: Các hoạt động luyện kim màu, hóa chất phân bố chủ yếu

A. Phía Nam và phía Bắc của châu Phi.

B. Phía Nam của châu Phi.

C. Phía Bắc của châu Phi.

D. Phía Tây và phía Đông châu Phi.

Các hoạt động sản xuất công nghiệp như luyện kim màu, hóa chất chủ yếu phân bố ở phía Nam của châu Phi. Ngoài ra còn phân bố một số ít ở rìa phía Bắc của châu Phi.

Đáp án: B.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 30. Kinh tế châu Phi trong SGK Địa lí 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 7 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

  • Giải SGK Địa 7: Bài 30. Kinh tế châu Phi
  • Giải VBT Địa 7: Bài 30. Kinh tế châu Phi

Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị

Chuyên mục: Lớp 7, Địa Lý lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button