Câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm các loại hình quần cư?
Trả lời:
Nước ta có hai loại hình quần cư đó là quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Cụ thể đặc điểm của các loại quần cư như sau:
Bạn đang xem: Đặc điểm các loại hình quần cư?
+ Quần cư nông thôn
Ở nông thôn, người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tuỳ theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp… Do hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai mà các điểm dân cư nông thôn thường được phân bô trải rộng theo lãnh thổ.
+ Quần cư thành thị
Các đô thị, nhất là các đô thị lớn cùa nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến, ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Nhìn chung, các đô thị của nước ta đều có nhiều chức năng.
Cùng Sài Gòn Tiếp Thị tìm hiểu những kiến thức liên quan đến dân cư và quần cư nhé!
Nội dung
1. Mật độ dân số và phân bố dân cư
– Mật độ dân số nước ta cao (246 người/km2 năm 2003).
– Dân cư nước ta phân bố không đều:
+ Giữa miền núi và đồng bằng:
Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2) .
Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2).
Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2).
=> Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế – xã hội và môi trường.
+ Giữa thành thị và nông thôn: tập trung chủ yếu ở nông thôn (74%), ít hơn ở thành thị (26%).
– Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, nước, sinh vật, khoáng sản, địa hình.
+ Điều kiện kinh tế – xã hội: lịch sử, chuyển cư, nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tính chất của nền kinh tế
2. Quần cư, các loại hình quần cư
Quần cư là dân cư sống quây tụ lại ở 1 nơi, 1 vùng. Có 2 kiểu quần cư chính là quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
* Quần cư nông thôn:
Ở nông thôn, người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau! Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tuỳ theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp (người Kinh), bản (người Tày, Thái, Mường,…), buôn, plây (các dân tộc ờ Trường Sơn, Tày Nsuvên), phum, sóc (người Khơ-me). Do hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai mà các điểm dân cư nông thôn thường được phân bô trải rộng theo lãnh thổ.
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ờ nông thôn, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ờ nông thôn ngày càng tăng.
* Quần cư thành thị
Các đô thị, nhất là các đô thị lớn cùa nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến, ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra, còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,…
Nhìn chung, các đô thị của nước ta đều có nhiều chức năng. Các thành phố là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng.
3. Tình hình đô thị hóa ở nước ta
Đô thị hóa là một quá trình kinh tế – xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị
– Nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao:
+ Số dân đô thị tăng.
+ Quy mô đô thị được mở rộng.
+ Phổ biến lối sống thành thị.
– Tuy nhiên: trình độ đô thị hoá còn thấp, phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.
+ Nước ta có mật độ dân số cao. Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; miền núi dân cư thưa thớt.
+ Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm.
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi, tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên.
Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị