Lịch sử được con người nhận thức ở nhiều cách, góc độ khác nhau, vậy cụ thể đó là những góc độ nào hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết bên dưới.
Nội dung
1. Lịch sử là gì? Hiện thực lịch sử là gì?
Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
Bạn đang xem: Con người nhận thức hiện thực lịch sử bằng cách nào?
Hiện thực lịch sử là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Hiện thực lịch sử không thể thay đổi.
Ví dụ: Trận chiến giữa quân Tây Sơn và nhà Thanh.
Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau.
Ví dụ: Trận chiến giữa Tây Sơn và Nhà Thanh được Ngô gia văn phái ghi chép lại thành tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất thống chí”, hay nghiên cứu về nhà Tây Sơn của George Dutton,….
>>> Tham khảo: Lịch sử là quá khứ, vậy hiện thực lịch sử có phải là quá khứ hay không? Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích
2. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử là gì?
Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng và mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực….) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, ngoại giao.
Ví dụ: Lịch sử của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thời Hùng Vương đến thời chống Mĩ cứu nước, Lịch sử Ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12,…
3. Con người nhận thức hiện thực lịch sử bằng cách nào?
– Con người nhận thức lịch sử ở nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau, Hiện thực lịch sử chỉ có một nhưng lịch sử được con người nhận thức ở nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau. Để phục dựng bức tranh lịch sử một cách chân thực, nhà Sử học không thể tiến hành trong phòng thí nghiệm mà phải tìm kiếm tư liệu lịch sử, sử dụng phương pháp và cách tiếp cận phù hợp để đáp ứng nhu cầu nhận thức lịch sử.
– Dựa trên câu chuyện Con ngựa gỗ thành Tơ-roa, ta thấy: con người tìm hiểu về lịch sử về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa thể hiện cách thức nhận thức, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa. Đây là điển tích văn học nổi tiếng có nguồn gốc từ I-li-át, sử thi đầu tiến của Hô-me. Câu chuyện trung tâm của huyền thoại I-li-át là cuộc chiến thành Tơ-roa.
>>> Tham khảo: [Sách mới] Soạn Sử 10 Bài 1 Cánh diều: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
4. So sánh và đưa ra ví dụ về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
| Hiện thực lịch sử | Nhận thức lịch sử |
Giống nhau | – Đều cho biết về những gì đã diễn ra trong quá khứ | |
Khác nhau | – Hiện thực lịch sử chỉ có một | – Nhận thức lịch sử rất đa dạng, phong phú (cùng một hiện thực lịch sử nhưng có thể có nhiều nhận thức khác nhau). |
– Không thể thay đổi theo thời gian | – Có thể thay đổi theo thời gian | |
– Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người | – Mang tính chủ quan và phụ thuộc vào hiện thực lịch sử. | |
– Hiện thực lịch sử có trước nhận thức lịch sử. | – Nhận thức lịch sử xuất hiện sau hiện thực lịch sử. | |
Ví dụ | – 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | – Về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự kết hợp những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. – Tuy nhiên, cũng có những quan điểm, nhận thức khác về sự kiện này, như một số sử gia phương Tây cho rằng Cách mạng tháng Tám là một cuộc “cách mạng ăn may”… |
5. Các phương pháp cơ bản của Sử học
– Phương pháp lịch sử:
Là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó.
Phương pháp đòi hỏi khi xem xét, mô tả, khôi phục sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, tránh suy diễn, hiện đại hóa lịch sử.
– Phương pháp logic:
Là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong các sự vật, hiện tượng, từ đó nhận thức được bản chất, quy luật phát triển của sự vật, hiên tượng.
– Phương pháp liên ngành:
Vận dụng phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau (KH XH&NV, KHTN, công nghệ).
– Phương pháp lịch đại và đồng đại:
Lịch đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử theo trình tự thời gian trước – sau, quá khứ – hiện tại (mối liên hệ dọc).
Đồng đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian (mối liên hệ ngang).
————————————————
Trên đây đã cùng các bạn tìm hiểu Con người nhận thức hiện thực lịch sử bằng cách nào? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10