Lớp 10TIn Học

Chương trình trong Hình 2 khai báo hàm ptb1(), hàm này giải phương trình có dạng ax b 0 | Giải bài tập SGK Tin học 10

Câu hỏi: Chương trình trong Hình 2 khai báo hàm ptb1(), hàm này giải phương trình có dạng ax + b = 0. Khi được gọi thực hiện, hàm ptb1() yêu cầu nhập các hệ số a, b từ bàn phím, biện luận và giải phương trình rồi đưa ra kết quả.

1) Em hãy soạn thảo chương trình ở Hình 2 đặt tên là “VD_ptb1.py”, sau đó chạy chương trình với các dữ liệu đầu vào như ở Hình 3 và đối chiếu kết quả.

2) Em hãy sửa lại chương trình “VD_ptb1.py” theo các bước trong Bảng 1, đặt tên là “Try_ptb1.py”, chạy thử và trả lời hai câu hỏi sau:

Bạn đang xem: Chương trình trong Hình 2 khai báo hàm ptb1(), hàm này giải phương trình có dạng ax b 0 | Giải bài tập SGK Tin học 10

a) Chương trình “Try_ptb1.py” đã truyền trực tiếp hệ số a = 5, b = 4 vào lời gọi hàm ptb(5,4), kết quả khi chạy có khác gì với kết quả chạy chương trình ở Hình 2 không?

b) Vì sao trong chương trình “Try_ptb1.py”, thân của hàm không cần những câu lệnh nhập giá trị cho các hệ số a, b

Chương trình trong Hình 2 khai báo hàm ptb1(), hàm này giải phương trình có dạng ax + b = 0

Lời giải:

1) 

def ptb1(): #Giải phương trình bậc nhất

a = int(input(“a = “))

b = int(input(“b = “))

if a!= 0:

print(“Phương trình có nghiệm duy nhất: “, -b/a)

elif b == 0:

print(“Phương trình có vô số nghiệm”)

else:

print(“Phương trình vô nghiệm”)

ptb1()

2) 

def ptb1(a, b): #Giải phương trình bậc nhất

if a!= 0:

print(“Phương trình có nghiệm duy nhất: “, -b/a)

elif b == 0:

print(“Phương trình có vô số nghiệm”)

else:

print(“Phương trình vô nghiệm”)

ptb1(5, 4)

ptb1(0, 0)

ptb1(0, 4)

a) Kết quả khi chạy giống với kết quả chạy chương trình của Hình 2.

b) Do ta đã truyền trực tiếp giá trị của a và b vào hàm ptb1 nên không cần những câu lệnh nhập giá trị cho các hệ số a, b trong thân hàm.

Chương trình trong Hình 2 khai báo hàm ptb1(), hàm này giải phương trình có dạng ax + b = 0

* Hàm trong Python

Khi định nghĩa các hàm để cung cấp một tính năng nào đó, bạn cần theo các qui tắc sau:

Từ khóa def được sử dụng để bắt đầu phần định nghĩa hàm. Def xác định phần bắt đầu của khối hàm.

def được theo sau bởi ten_ham được theo sau bởi các dấu ngoặc đơn ().

Các tham số được truyền vào bên trong các dấu ngoặc đơn. Ở cuối là dấu hai chấm.

Trước khi viết một code, một độ thụt dòng được cung cấp trước mỗi lệnh. Độ thụt dòng này nên giống nhau cho tất cả các lệnh bên trong hàm đó.

Lệnh đầu tiên của hàm là tùy ý, và nó là Documentation String của một hàm đó.

Sau đó là lệnh để được thực thi.

Cú pháp của hàm Python

def ten_ham(các tham số/đối số):

 * Các câu lệnh

Về cơ bản, một định nghĩa hàm Python sẽ bao gồm các thành phần sau:

Từ khóa def: Đánh dấu sự bắt đầu của tiêu đề hàm.

ten_ham: Là định danh duy nhất dành cho hàm. Việc đặt tên hàm phải tuân thủ theo quy tắc viết tên và định danh trong Python.

Các tham số/đối số: Chúng ta truyền giá trị cho hàm thông qua các tham số này. Chúng là tùy chọn.

Dấu hai chấm (:): Đánh dấu sự kết thúc của tiêu đề hàm.

docstring: Chuỗi văn bản tùy chọn để mô tả chức năng của hàm.

Các câu lệnh: Một hoặc nhiều lệnh Python hợp lệ tạo thành khối lệnh. Các lệnh này phải có cùng một mức thụt đầu dòng (thường là 4 khoảng trắng).

Lệnh return: Lệnh này là tùy chọn, dùng khi cần trả về giá trị từ hàm.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Tin 10 bài 10 Cánh diều: Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 10, Tin Học 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button