Hóa HọcLớp 11

Chất nào sau đây là muối trung hòa?

Câu hỏi: Chất nào sau đây là muối trung hòa?

A. K2HPO4.

B. NaHCO3

Bạn đang xem: Chất nào sau đây là muối trung hòa?

C. NaHSO4.

D. KCl

Trả lời:

Đáp án đúng: D. KCl

Giải thích

– Muối trung hòa là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Ví dụ: Na2SO4; Na2CO3; CaCO3.

– Muối axit là muối mà trong gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Ví dụ: NaHSO4; NaHCO3; Ca(HCO3)2

Sau đây, mời bạn đọc cùng với Sài Gòn Tiếp Thị tìm hiểu thêm về muối trung hoà và một số bài tập liên quan qua bài viết dưới đây.

Chất nào sau đây là muối trung hòa?

1. Khái niệm muối trung hòa

Muối trung hoà là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thê bằng nguyên tử kim loại.

Ví dụ: Na2SO4, Na2CO3, CaCO3

2. Tên gọi

Tên muối trung hoà = Tên kim loại + tên gốc axit + (ua, at, it)

Ví dụ: MgSO4: magie sunfat

           Na2CO3: natri cacbonat

Gọi kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị:

Fe(NO3)3: sắt (III) nitrat

3. Tính chất hoá học của muối

– Muối phản ứng với kim loại: Kim loại mạnh đẩy được kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối

   Điều kiện: kim loại đứng trước không pư với nước(khác Na, K, Ba)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

– Muối + axit: tạo thành muối mới và axit mới:

Điều kiện: sản phẩm có kết tủa hoặc chất khí

BaCl2  + H2SO4 →  BaSO4↓+ 2HCl                                       

CaCO3 + 2HCl → CaCl2↓ + CO2↑ + H2O

– Muối + với muối: dd muối + dd muối → 2 muối mới

ĐK: sản phẩm có kết tủa.

NaCl  + AgNO3 →  NaNO3 + AgCl↓

– Muối + dd bazơ: tạo thành bazơ mới và muối mới:

Điều kiện: sản phẩm có kết tủa

CuSO4  + 2NaOH →   Cu(OH)2↓ + Na2SO4                                   

3Ba(OH)2 + Fe2(SO4)3 →  3BaSO4 + 2Fe(OH)↓                             

– Một số phản ứng riêng:

FeCl3 + KI → FeCl2 + KCl + ½ I2

2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6NaCl

FeCO3 + 4HNO3 đặc → Fe(NO3)3 + CO2 + NO2 + 2H2O

4. Bài tập vận dụng

Câu 1: Cho 1,84g hỗn hợp 2 muối ACO3 và BCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,672 lít CO2 ở đktc và dung dịch X. khối lượng muối trong dung dịch X là?

Đáp án: 2,17(g)

Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MCO3 và M’CO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là ?

Lời giải

Chất nào sau đây là muối trung hòa? (ảnh 2)

Câu 3: Muối trung hoà là gì?

A. Muối mà dung dịch có pH <7.

B. Muối không còn hiđro trong phân tử.

C. Muối có anion gốc axit trong muối không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+

D. Muối mà trong gốc axit vẫn còn khả năng phân li ra H⁺

Đáp án: C

Câu 4: Dãy chất nào sau đây gồm các muối axit

A. NaHSO4, KHSO3, Na2HPO3, NaHCO3.

B. NaHS, KHS, NaH2PO3, NaH2PO4.

C. KHS, NaHS, Na2HPO3, Na2HPO4.

D. KHCO3, NaHSO3, K3PO4, NaH2PO4.

Đáp án: B

Câu 5: Dung dịch muối đồng (II) sunfat (CuSO4) có thể phản ứng với dãy chất:

A. CO2, KOH, H2SO4, Fe

B. H2SO4, AgNO3, Ca(OH)2, Al

C. KOH, CaCl2, Fe, H2SO4

D. KOH, CaCl2, Fe, Al

Đáp án: D

Dung dịch CuSO4 phản ứng được với: KOH, CaCl2, Fe, Al

CuSO4 + 2KOH → Cu(OH)2↓ + K2SO4

CuSO4 + CaCl2 → CuCl2 + CaSO4 ↓

CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu

3CuSO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3Cu

Câu 6: Cho m gam K2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí ở đktc. Giá trị của m là

A. 20,7 gam

B. 10,35 gam

C. 31,05 gam

D. 15,53 gam

Đáp án: A

Phương trình hóa học:

K2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

nCO2= 3,36/22,4 = 0,15mol

Theo phương trình hóa học:

nK2CO3 = nCO2 = 0,15 mol

=> m = mK2CO3 = 0,15.138 = 20,7 gam

Câu 7: Nung 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69 gam chất rắn. Xác định phần trăm khối lượng của mỗi chất tương ứng trong hỗn hợp ban đầu.

A. 15,4% và 84,6%.                                        B. 22,4% và 77,6%.

C. 16% và 84%.                                              D. 24% và 76%.

Đáp án: C

Chỉ có NaHCO3 bị phân hủy. Đặt x là số gam NaHCO3

Chất nào sau đây là muối trung hòa? (ảnh 3)

Vậy NaHCO3 chiếm 84% và Na2CO3 chiếm 16%. 

Câu 8: Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch hỗn hợp có hòa tan 6,25 gam hai muối KCl và KBr thu được 10,39 gam hỗn hợp AgCl và AgBr. Hãy xác định số mol hỗn hợp đầu.

A. 0,08 mol.                B. 0,06 mol.                

C. 0,03 mol.                D. 0,055 mol.

Đáp án: B

Cứ 1 mol muối halogen tạo thành 1 mol kết tủa

→ khối lượng tăng: 108 – 39 = 69 gam;

 0,06 mol  ←  khối lượng tăng: 10,39 – 6,25 = 4,14 gam.

Vậy tổng số mol hỗn hợp đầu là 0,06 mol. 

Câu 9: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các muối trung hòa?

A. KCl, CuSO4, Al(NO3)3.

B. KHCO3, ZnCO3, CaCO3.

C. KOH, MgCl2, CuCl2.

D. NaNO3, H2SO4, CaSO4.

Đáp án: A

Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị

Chuyên mục: Lớp 11, Hóa Học 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button