Hóa HọcLớp 11

Chất nào sau đây là muối axit?

Câu hỏi: Chất nào sau đây là muối axit?

A. KNO3

B. NaHSO4

Bạn đang xem: Chất nào sau đây là muối axit?

C. NaCl

D. Na2SO4

Trả lời

Đáp án đúng: B. NaHSO4

Giải thích

Muối axit là những muối trong phân tử có H có khả năng phân ly ra H+

Mời bạn đọc cùng Sài Gòn Tiếp Thị tìm hiểu về Muối axit qua bài viết dưới đây.

NaHSO4 là muối axit.

Muối axit là gì?

Muối axit là muối mà trong gốc axit vẫn còn khả năng phân li ra H⁺. Hóa trị của gốc axit này bằng số nguyên tử H đã được thay thế. Ví dụ như: NaHCO₃, NaHSO₄, Na₂HPO₄,…

Nếu anion gốc axit còn hidro có tính axit thì gốc này sẽ tiếp tục phân li ra ion H+ yếu. Ví dụ:

+ NaHCO­₃ => Na+ + HCO₃–

+ HCO₃⁻ => H+ + CO₃²⁻

Công thức hóa học của muối axit gồm 2 phần, đó là: Kim loại và gốc axit.

Ví dụ: Muối Ba(HCO₃­)­₂ gồm kim loại Ba và 2 gốc axit –HCO₃.

Tính chất hóa học của muối axit

– Muối axit vừa có tính chất của muối, vừa có tính chất của axit, do đó nó có khả năng tham gia phản ứng một cách đa dạng hơn và có thể gây lúng túng cho học sinh khi xác định sản phẩm phản ứng.

– Phản ứng trung hòa

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

– Phản ứng với muối

NaHSO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + NaHCO3

– Phản ứng giữa 2 muối axit

NaHSO4 + NaHCO3 → Na2SO4 + H2O + CO2

– Muối axit + axit

Na2HPO4 + H3PO4 → 2NaH2PO4

– Phản ứng nhiệt phân muối axit

Đun nóng dung dịch muối bicacbonat

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

Các loại muối axit thường gặp

– Muối hidro sunfat

Hidro sunfat phân li hoàn toàn trong nước tạo H+ và SO₄²⁻ và cation kim loại, có tính chất gần giống với H₂SO₄ loãng.

– Muối hidrocacbonat

Hidrocacbonat phân li sẽ tạo ra HCO₃⁻ (ion này lưỡng tính), dễ bị nhiệt phân tạo muối trung hòa.

– Muối Photphat

Muối photphat gồm có 3 loại chính. Đó là PO₄³⁻, HPO₄³⁻, H₂PO₄⁻. Các phân tử muối này có tính chất tương tự nhau.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2; Ca(NO3)2; NaOH; Na2CO3; KHSO4; Na2SO4; Ca(OH)2; H2SO4; HCl. Số trường hợp có kết tủa?

Lời giải:

Có 6 trường hợp tạo kết tủa sau đây:

Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

Ba(HCO3)2  + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaHCO3

Ba(HCO3)2  + 2KHSO4 → BaSO + K2SO + 2CO2 + 2H2O

Ba(HCO3)2  + Na2SO4 → BaSO + 2NaHCO3

Ba(HCO3)2  + Ca(OH)2 → BaCO3 + CaCO3 + 2H2O

Ba(HCO3)2  + H2SO4 → BaSO+ 2CO2 + 2H2O

Bài 2: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là:

A. 0,03

B. 0,01

C. 0,02

D. 0,015

Lời giải:

a có: nHCl = 0,03 mol; nNa2CO3 = 0,02 mol; nNaHCO3 = 0,02 mol

Phản ứng:

H+ + CO32- → HCO3– 

0,02    0,02         0,02

nH+ còn = 0,01 mol và trong dd đang có nHCO3 = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol

Do H+ dư nên tiếp tục xảy ra phản ứng:

HCO3– + H+ → CO2 + H2O

0,01                  0,01

Đáp án B.

Bài 3: Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.

Lời giải:

Gọi công thức hai muối cacbonat là M2CO3 và M’CO3

M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2O

M’CO3 + 2HCl → M’Cl2 + CO2 + H2O

Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng:

1 mol muối cacbonnat tạo thành muối clorua ⇒ khối lượng tăng.

35,5 .2 – 60 = 11 (gam) ⇒ nCO2 = nmuối cacbonat = 0,2(mol)

⇒ mmuối clorua = mmuối cacbonlat + 0,2.11 = 19,2 + 2,2 = 21,4(gam)

Bài 4: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M, KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48

B. 3,36

C. 2,24

D. 1,12

Lời giải:

Đáp án: D

nCO32- = 0,15 mol ; nHCO3- = 0,1 mol ; nH+ = 0,2 mol

CO32- + H→ HCO3 (1)

0,15      0,15

HCO3– + H+ → CO2 + H2O (2)

0,05

Nhỏ từ từ từng giọt HCl nên phản ứng xảy ra theo trình tự

Sau phản ứng (1) nH+ còn: 0,2 – 0,15 = 0,05 (mol) nên HCO3 dư.

⇒ VCO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

Bài 5: Cho 2,84 g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy bay ra 672 ml khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của hai muối (CaCO3 và MgCO3) trong hỗn hợp là phương án nào sau đây?

A. 35,2% và 64,8%

B. 70,4% và 29,6%

C. 85,49% và 14,51%

D. 17,6% và 82,4%

Lời giải:

Đáp án: B

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

x                                           x

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O

y                                           y

Số mol CO2 là nCO2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol

Gọi x, y lần lượt là số mol CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp

Theo bài ra ta có hệ phương trình

Chất nào sau đây là muối axit? (ảnh 2)

%mCaCO3 = (0,02.100)/2,84 . 100% = 70,42%

%mMgCO3 = 100% – 70,42% = 29,58%

Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị

Chuyên mục: Lớp 11, Hóa Học 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button