Câu hỏi: Câu nghi vấn khác câu hỏi tu từ như thế nào?
Trả lời:
1. Câu nghi vấn
Bạn đang xem: Câu nghi vấn khác câu hỏi tu từ như thế nào?
– Câu nghi vấn là câu hỏi nhằm mục đích làm sáng tò một nội dung nào đó, người hỏi mong muốn nhận được câu trả lời từ người được hỏi.
– Về chủ thể, phải có ít nhất hai chủ thể – người hỏi và người được hỏi – thường là trực tiếp (người hỏi nêu câu hỏi, người được hỏi nghe câu hỏi và trả lời), hoặc gián tiếp qua công cụ nào đó (ví dụ: người hòi nêu câu hỏi qua thư, người được hỏi trả lời qua thư..) Câu nghi vấn thường được dùng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
2. Câu hỏi tu từ
– Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi được dùng nhiều trong văn học – nghệ thuật.
– Câu hỏi tu từ không nhằm mục đích tìim hiểu, làm rõ vấn để, không cần câu trả lời, mà nhằm mục đích khẳng định lại, nhấn mạnh hơn nội dung mà tác giả muốn gửi gảm qua câu hỏi ấy. Về chủ thể, người nêu câu hỏi có thể xác định được, nhưng không xác định rõ ràng người được hỏi là ai.
Ví dụ:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Thịt da em hay là såt, là đồng?
(TỔ HỮU)
Trong những câu thơ trên, tác giả dùng các câu hỏi liên tiếp không phải để chờ đợi những câu trả lời từ cô gái. Người được hỏi trong trường hợp này cũng không hẳn là cô gái. Đó là những câu hỏi tu từ nhằm khác họa sâu đậm hình ảnh một cô gái rất mực xinh đẹp, trẻ trung, nữ tính, nhưng cũng rất mực cứng rản, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, sẵn sàng đối mặt với cái chết, luôn kiên trung chiến đấu hết mình vì sự thanh bình trên mỗi tác đất quê hương.
Hãy cùng Sài Gòn Tiếp Thị tìm hiểu về câu nghi vấn và câu hỏi tu từ nhé!
Nội dung
I. Câu nghi vấn
1. Khái niệm
Câu nghi vấn là câu được sử dụng với mục đích hỏi, nhằm tìm kiếm thông tin, nêu lên những điều chưa rõ, thắc mắc về sự vật sự việc cần cần được giải đáp. Câu nghi vấn thường có một số từ nghi vấn điển hình đi kèm như ai, gì, nào, chứ, hả, bao nhiêu, đâu, tại sao, bao giờ….
2. Đặc điểm hình thức
– Trong câu sử dụng những từ nghi vấn: ai, gì, nào, tại sao, bao giờ, bao nhiêu, hả,… hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn)
– Trong văn bản, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi
– Mang ngữ điệu nghi vấn, lên giọng ở cuối câu
3. Chức năng
– Không chỉ dùng để hỏi, chúng còn có chức năng cầu khiến hay yêu cầu làm một việc nào đó. Có nhiều bạn sẽ gặp khó khăn để nhận biết được chức năng này. Để gọi tên chức năng cho đúng bạn cần phải đặt trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể.
– Ngoài ra còn một số chức năng khác của câu nghi vấn như:
+ Chúng dùng để khẳng định một sự việc nào đó sẽ xảy ra. Ví dụ như: “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?”
+ Dùng để loại bỏ, phủ định, bác bỏ đi một ý kiến nào đó đã được đưa ra. Ví dụ như: “ Sao cậu lo xa thế?”
+ Trong các sáng tác của thơ văn thì chức năng này được sử dụng khá phổ biến. Chúng dùng để bộc lộ cảm xúc của người viết là tác giả. Ví dụ như: “Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay”
II. Câu hỏi tu từ
1. Khái niệm
Câu hỏi tu từ là câu hỏi được đặt ra nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời hoặc câu trả lời đã nằm ngay trong câu hỏi, nhằm nhấn mạnh nội dung người dùng muốn gửi gắm. Câu hỏi tu từ được đặt ra nhằm tập trung sự chú ý của người nghe, người đọc vào một mục đích cụ thể nào đó. Do đó, câu hỏi tu từ về hình thức là một câu hỏi nhưng thực chất đó là câu phủ định có cảm xúc hay câu khẳng định.
Loại câu này thường được dùng nhiều trong các văn bản nghệ thuật, có tác dụng làm cho lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta bắt gặp câu hỏi tu từ được mọi người dùng trong giao tiếp với nhau.
2. Đặc điểm
– Câu hỏi tu từ có hình thức của một câu nghi vấn, có dấu hỏi chấm ở cuối câu.
– Nó luôn ngầm ẩn một nội dung phán đoán nào đó, có thể là khẳng định hoặc là phủ định nội dung phán đoán của người đặt ra câu hỏi.
– Được dùng với mục đích để khẳng định và nhấn mạnh ý mà người nói muốn biểu đạt. Hoặc được dùng theo cách ẩn dụ, nói lái đi để thể hiện ý chê trách một điều gì đó.
– Trong câu hỏi tu từ có từ phủ định nhưng lại mang một hàm ý khẳng định ngầm với mệnh đề tương ứng. Và ngược lại, các câu hỏi tu từ cũng không chứa từ phủ định nhưng nội dung của câu lại mang một hàm ý thể hiện sự phủ định với mệnh đề tương ứng.
– Câu hỏi tu từ được chia ra làm hai loại đó là phủ định và khẳng định.
Như vậy, chúng ta có thể thấy câu hỏi tu từ được dùng rất nhiều trong giao tiếp và các văn bản nghệ thuật. Hiệu quả của câu hỏi tu từ mang lại đó là truyền đạt được thông tin trực tiếp nếu người nghe, người đọc hiểu. Còn trong trường hợp người nghe người đọc không hiểu thì câu hỏi tu từ sẽ không có tác dụng.
3. Chức năng
– Là đặt câu hỏi nhưng không đòi hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa khác.
Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị