Lớp 11Ngữ Văn

Cảm nhận qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn gửi gắm điều gì? | Ngữ Văn 11

Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn gửi gắm điều gì? Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm có giá trị. Tiêu biểu là truyện ngắn “Chữ người tử tù” trích trong tập “Vang bóng một thời” khắc họa nổi bật phẩm chất hiên ngang bất khuất, tấm lòng trân trọng người tài của nhân vật Huấn Cao.

Nội dung

Dàn ý cảm nhận qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn gửi gắm điều gì?

A. Mở bài

Bạn đang xem: Cảm nhận qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn gửi gắm điều gì? | Ngữ Văn 11

– Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Chữ người tử tù”: tác phẩm trích trong tập “Vang bóng một thời”

– Nhân vật Huấn Cao nổi bật với phẩm chất đáng quý

B. Thân bài

– Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật Huấn Cao với tài viết chữ hơn người

– Khung cảnh ngục tù tối tăm và cuộc gặp gỡ giữa hai người cùng chung trí hướng

– Lời căn dạy của Huấn Cao dành cho tri kỉ

– Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

C. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa và bài học qua nhân vật Huấn Cao.

Bài văn cảm nhận qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn gửi gắm điều gì?

cảm nhận qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn gửi gắm điều gì?

      Nguyễn Tuân là một thi sĩ tài ba với chất “ngông” trong phong cách nghệ thuật của mình. Ông sống và cống hiến hết mình cho nền văn học nước nhà với nhiều tác phẩm làm nên tên tuổi muôn đời. Nổi bật là truyện ngắn “Chữ người tử tù” in trong tập “Vang bóng một thời” được đánh giá là truyện ngắn hay và đặc sắc nhất.

      “Chữ người tử tù” nói về hình tượng nhận vật Huấn Cao với đức tính thiên lương, khí phách hơn người và vẻ đẹp lý tưởng, tài hoa, xuất chúng. Ngay từ đầu tác phẩm, nhân vật Huấn Cao đã được nhắc tên với lời cảm thán, ca ngợi giữa cuộc đối thoại của Thầy thơ lại và Viên quản ngục rằng: “Huấn Cao? Là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”. Chỉ bằng một câu hỏi tự nhiên nhưng đủ cho ta thấy được Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác với tài năng viết chữ hơn người. Nghệ thuật treo tranh viết chữ đâu chỉ là thú vui tao nhã mà là cả một niềm vinh hạnh, là nghệ thuật thư pháp. Bởi lẽ “Chữ Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Có được chữ ông huấn mà treo trong nhà là có cả một vật báu trên đời.” Những nét chữ đắt giá đó sao có thể là những nét chữ tầm thường, nó ẩn chứa hoài bão, khát khao tự do, tung hoành, nét chữ vuông vắn như tinh thần khiên trung, cương quyết cầm quân phản loạn lật đổ bộ máy vua quan cai trị mục rữa, thối nát của triều đình thời bấy giờ.

      Thương thay cho số phận người anh hùng trượng nghĩa. Ông trời muốn thử thách người tài khi đẩy Huấn Cao vào ngục tối.  Trước không gian ngục tù tối tắm, bẩn thỉu, đối mặt với cái chết vì ngay mai ông sẽ bị nhận án chém tại pháp trường, Huấn Cao vẫn toát lên ánh hào quang sáng tỏ. Ánh hào quang đó đại diện cho ý chí bất diệt, không sợ hãi, không bị biến chất ở nơi được gọi là cái đáy của xã hội với sự sống giành giật, lựa lọc tàn nhẫn. Tuy bị gông xích chặt, huấn Cao vẫn hiên ngang bước vào tốn tù đày khiến bọn lính áp giải cũng phải kiêng dè trước người nghĩa sĩ.Khi chưa hiểu được lòng Viên quản ngục, Huấn Cao coi sự đối đãi đó là sự bố thí vậy nên ông tỏ rõ thái độ khinh bỉ, xua đuổi. Tưởng rằng người tài sẽ bị chôn vùi nơi ngục tối, nhưng ánh hào quang đó đã giúp Huấn Cao gặp được Viên quản ngục, người trân trọng cái tài của mình. Tác giả khéo léo đặt Huấn Cao vào hoàn cảnh độc đáo để làm nổi bật hơn nữa phẩm chất đáng quý của nhân vật. Hơn nữa, cuộc gặp gỡ trên còn thể hiện lý tưởng cao cả của những con người cùng chung chí hướng, là cuộc hội ngộ của tâm hồn biết quý trọng người tài.  Khi thấu được tấm lòng của kẻ “ Biệt nhỡn liên tài”. Huấn Cao không ngừng đề cao và quyết định cho chữ. Điều đó được đánh giá là “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trong khung cảnh u tối, ảm đạm, người thi sĩ với gông xích quấn quanh người đang viết lên tấm lụa trắng những nét chữ tô đậm. Cảnh tượng đó tạo nên bức tranh kì diệu. Trốn lao tù đầy dẫy bất công lại là nơi truyền bá, khuyên dạy cái cao đẹp, sáng ngời. Tên cai ngục được biết đến với sự oai phong, hống hách nay lại khom người xin bái lĩnh. Hành động mang một giá trị nhân văn sâu sắc đồng thời khẳng định sự thắng thế của cái Đẹp, sự thăng hoa mãi trường tồn với thời gian. Cái đẹp ở đây đã khắc chế cái phàm tục dơ bẩn. Từng nét chữ vuông vắn chính là tấm lòng của Huấn Cao dành cho tri kỉ, cho người đồng hành mang chí lớn. 

      Huấn Cao hiện lên với hình tượng người anh hùng mang khí phách hào hùng và tư thế khiên trung, bất khuất. Ông để lợi lời khuyên chân thành dành cho tri kỉ của mình rằng phải giữ vững khí tiết trong bất kì hoàn cảnh nào. Lời khuyên đó đã lay động trái tim của quản ngục cũng lay động trái tim của hàng triệu con người trân quý nét đẹp thanh liêm. 

      Bằng ngôn từ cổ kính, trang nghiêm và âm hưởng bi hùng, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao mang vẻ đẹp của một thời vang bóng. Huấn Cao có tấm lòng yêu nước và tinh thần dân tộc mãnh liệt. Tấm lòng đó đi đôi với cái tài, là sợi dây gắn kết mật thiết giữa cái đẹp và cái thiện. Qua đó, tác giả muốn khẳng định rằng, dù bất cứ lúc nào thì cái Chân – Thiện – Mĩ vẫn là điều mà con người luôn khao khát đặt chân tới. 

>>> Tham khảo: Nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)

—————————-

Trên đây là bài văn cảm nhận qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn gửi gắm điều gì? được biên soạn và tổng hợp, rất mong sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các bạn. Cảm ơn các bạn đã tham khảo.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 11, Ngữ Văn 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button