Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Hạ cuối: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Kí ức về tuổi học trò được tác giả thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về cảm xúc của lứa tuổi học trò cuối cấp: “Đôi mắt nào chiều ấy long lanh/ Như muốn nói thật nhiều mà không thể”. Anh /chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ.
Đọc đoạn trích:
HẠ CUỐI
Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối
Bạn đang xem: 8} bộ đề đọc hiểu Hạ cuối (2 đề)
Ve râm ran xao xác cả khung trời
Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…
Cớ sao mình nước mắt lại rơi
Trận mưa đầu của ngày cuối chia phôi
Rơi ướt cả một bờ áo trắng
Vô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?
Biết hay không hạ cuối đã về rồi?
Tháng 6 mùa thi
Ta bỏ lại một thời
Trong trắng như hoa
Hồn nhiên như cỏ
Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ
Cho những tháng ngày xanh biếc xanh.
Đôi mắt nào chiều ấy long lanh
Như muốn nói thật nhiều mà không thể
Tháng năm ơi sao trôi nhanh đến thế
Phượng bùng lên cháy đỏ một khung trời.
Lưu bút trao tay, ánh mắt trao lời
Màu mực tím mênh mang trang giấy trắng
Ai bật khóc trong chiều không bình lặng
Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi.
Nội dung
Đọc hiểu Hạ cuối – Đề số 1

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Kí ức về tuổi học trò được tác giả thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về cảm xúc của lứa tuổi học trò cuối cấp: “Đôi mắt nào chiều ấy long lanh/ Như muốn nói thật nhiều mà không thể”
Câu 4: Anh /chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1:
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2:
Kí ức về tuổi học trò được tác giả thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh như: Ve râm ran, phượng, trận mưa đầu, mùa thi, màu mực tím, áo trắng học trò.
Câu 3:
“Đôi mắt nào chiều ấy long lanh
Như muốn nói thật nhiều mà không thể”
Những dòng thơ trên giúp em hiểu về cảm xúc của lứa tuổi học trò cuối cấp là những cảm xúc khó nói xen lẫn xúc động, bồi hồi, là cảm xúc mà ai trong thời gian cuối cấp cũng phải trải qua.
Câu 4:
Qua bài thơ, có thể thấy tác giả luôn nhớ về cảm giác những ngày tháng thanh xuân tươi đẹp đó và trân trọng nó.
Đọc hiểu Hạ cuối – Đề số 2

Câu 1. Chỉ ra 2 phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Kí ức về tuổi học trò được tác giả thể hiện như thế nào qua các câu thơ: Tháng 6 mùa thi/Ta bỏ lại một thời/Trong trắng như hoa/Hồn nhiên như cỏ?”
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Đôi mắt nào chiều ấy long lanh/Như muốn nói thật nhiều mà không thể.
Câu 4. Điều Anh/chị tâm đắc nhất trong bài thơ trên là gì?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Hai phương thức biểu đạt của văn bản là biểu cảm và tự sự.
Câu 2.
Tháng 6 mùa thi
Ta bỏ lại một thời
Trong trắng như hoa
Hồn nhiên như cỏ?”
Qua các câu thơ, kí ức về tuổi học trò vẫn được tác giả lưu giữ trong tim. Có thể nói, tuổi học trò đối với tác giả là độ tuổi trong trắng, hồn nhiên và tươi đẹp nhất. Sau tháng 6, khi kết thúc mùa thi thì thời thanh xuân đẹp đẽ ấy cũng kết thúc.
Câu 3.
“Đôi mắt nào chiều ấy long lanh
Như muốn nói thật nhiều mà không thể.
– Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là: nhân hóa đôi mắt muốn nói.
→ Tác dụng: Thông qua hình ảnh con mắt, tác giả muốn nhấn mạnh cảm xúc của mình trước những này hạ cuối. Đồng thời biện pháp tu từ này còn làm cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn và giàu tính biểu cảm hơn.
Câu 4.
Điều em tâm đắc nhất trong bài thơ trên là cách tác giả sử dụng thể thơ tự do, viết các câu thơ ngắn dài, nhấn nhá theo ý mình nên đã làm cho bài thơ không gượng ép, những cảm xúc cũng theo đó mà được thể hiện rõ nét và tự do hơn.
———————————-
Trên đây đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Hạ cuối. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô
Chuyên mục: Lớp 12, Ngữ Văn 12