Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em giúp các em ôn tập đạt kết quả cao.
Nội dung
Đọc hiểu Đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em – Đề số 1
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi :
“Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em
Bạn đang xem: 8} bộ đề đọc hiểu Đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em hay nhất
Hạnh phúc ở trong những điều giản dị
Trong ngày, trong đêm
Đừng than phiền cuộc sống nhé em
Hạnh phúc ngay cả khi em khóc
Bởi trái tim buồn là trái tim vui
Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm
Là tiếng xe mỗi chiều của bố
Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ
Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no
Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho
Là ngọn đèn soi tương lai em sáng
Là điểm mười mỗi khi lên bảng
Là ánh mắt một người lạ như quen
Hạnh phúc là khi mình có một cái tên
Vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em
Tuổi mười tám còn khờ khạo lắm
Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.”
(Thanh Huyền, Hạnh Phúc)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2: Theo tác giả, hạnh phúc bình thường và giản dị lắm khi nào?
Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về 2 câu thơ:
Hạnh phúc ngay cả khi em khóc
Bởi trái tim buồn là trái tim vui
Câu 4: Theo anh/chị, tại sao tác giả cho rằng “Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm/Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường…”?
Lời giải:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu cảm
Câu 2: Theo tác giả, hạnh phúc bình thường và giản dị lắm khi: “Là tiếng xe mỗi chiều của bố”, “Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ”, “Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no”
Câu 3: Hai câu thơ; “Hạnh phúc ngay cả khi em khóc/Bởi trái tim buồn là trái tim vui…” có thể hiểu: Hạnh phúc không chỉ biểu hiện bằng nụ cười vui sướng mà còn bằng cả những giọt nước mắt hân hoan; hạnh phúc còn ở ngay cả trong nỗi buồn, đi qua nỗi buồn sẽ tìm thấy niềm vui…
Câu 4:
Tác giả cho rằng: “Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm/Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường…” vì:
– Tuổi 18 còn nhiều khờ khạo, ngây thơ, khoan vội vàng chạy theo những ảo vọng xa xôi, hãy biết trân trọng những điều giản dị, nhỏ bé giữa đời thường.
– Đó là lời khuyên sâu sắc, ý nghĩa, nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng hạnh phúc vốn có bên mình
Đọc hiểu Đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em – Đề số 2
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi:
“Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em
Hạnh phúc ở trong những điều giản dị
Trong ngày, trong đêm
Đừng than phiền cuộc sống nhé em
Hạnh phúc ngay cả khi em khóc
Bởi trái tim buồn là trái tim vui
Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm
Là tiếng xe mỗi chiều của bố
Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ
Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no
Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho
Là ngọn đèn soi tương lai em sáng
Là điểm mười mỗi khi lên bảng
Là ánh mắt một người lạ như quen
Hạnh phúc là khi mình có một cái tên
Vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em
Tuổi mười tám còn khờ khạo lắm
Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.”
(Thanh Huyền, Hạnh Phúc)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Câu 2: Thanh Huyền quan niệm về hạnh phúc như thế nào trong bài thơ trên? Quan niệm ấy được thể hiện cụ thể ở những hình ảnh, từ ngữ nào?
Câu 3: Tại sao tác giả lại nói: Hạnh phúc là ánh mắt một người lạ như quen?
Câu 4:: Anh chị suy nghĩ gì về lời nhắn nhủ của nhân vật trữ tình dành cho em mình?
Lời giải:
Câu 1:
+ Phương thức biểu đạt: Tự sự
+ Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật
Câu 2:
Thanh Huyền quan niệm hạnh phúc xuất phát từ những điều giản dị, gần gũi. Hạnh phúc được biểu hiện cụ thể qua hình ảnh, từ ngữ như “tiếng xe về mỗi chiều của bố”, “Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ”, “Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no”, “khi đêm về không có tiếng mẹ ho”, “Là ngọn đèn soi tương lai em sáng”, “ điểm 10 mỗi khi lên bảng”, “Là ánh mắt một người lạ như quen”, “Hạnh phúc là khi mình có 1 cái tên”
Câu 3:
Tác giả nói: “Hạnh phúc là ánh mắt một người lạ như quen” là vì khi ta gặp một người xa lạ nhưng có cái nhìn ấm áp, dễ gần thì ta cảm thấy như gặp được người quen, ta cảm thấy tin tưởng và hạnh phúc.
Câu 4:
Tác giả nhắn nhủ em bằng tình cảm chân thành và tình yêu thương của người chị dành cho em, hạnh phúc xuất phát từ những điều giản dị, hãy biết trân trọng nó. Hạnh phúc trong cuộc sống chính là từ bản thân mỗi chúng ta xây dựng nên. Không tô thắm màu hồng của hạnh phúc mà chắt chiu nó bằng những điều đơn giản, đời thường. Biết trân trọng hạnh phúc chắc chắn hạnh phúc sẽ mỉm cười với mỗi chúng ta. Bên cạnh đó vẫn có những người luôn ảo tưởng về những hạnh phúc xa xôi, không thực tế vì vậy rất dễ rơi vào cảm giác bất hạnh. Mỗi chúng ta hãy trân trọng hạnh phúc của mình trong những điều giản dị nhất.
Đọc hiểu Đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em – Đề số 3
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi :
“Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em
Hạnh phúc ở trong những điều giản dị
Trong ngày, trong đêm
Đừng than phiền cuộc sống nhé em
Hạnh phúc ngay cả khi em khóc
Bởi trái tim buồn là trái tim vui
Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm
Là tiếng xe mỗi chiều của bố
Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ
Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no
Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho
Là ngọn đèn soi tương lai em sáng
Là điểm mười mỗi khi lên bảng
Là ánh mắt một người lạ như quen
Hạnh phúc là khi mình có một cái tên
Vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em
Tuổi mười tám còn khờ khạo lắm
Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.”
(Thanh Huyền, Hạnh Phúc)
Câu 1: Xác định thể thơ và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật hai biện pháp tu từ trong văn bản.
Câu 3: Tại sao nhân vật trữ tình có lời khuyên nhủ: “Vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em“
Câu 4: Thông điệp được gửi gắm qua văn bản là gì?
Lời giải:
Câu 1:
– Thể thơ tự do
– Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật
Câu 2:
a. Phép điệp từ: đừng nói…đừng than…đừng tô vẽ…
– Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh lời khuyên chân tình của nhân vật trữ tình với người em khi cảm nhận về hạnh phúc trong đời sống con người.
b. Biện pháp tu từ: so sánh: Hạnh phúc là tiếng xe…là khi đêm về…là ngọn đèn…là điểm mười…là ánh mắt…
– Hiệu quả nghệ thuật: Biện pháp tu từ so sánh làm cho cách diễn đạt trở nên gợi hình ảnh cụ thể, dễ hiểu về hạnh phúc. Qua đó, tác giả đã gợi ra hạnh phúc là những điều giản dị, gần gũi với mỗi người.
Câu 3:
Nhân vật trữ tình có lời khuyên nhủ: “Vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em” là vì:
– Cuộc đời vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp, nghịch lí…
– Cần có cái nhìn lạc quan, tin tưởng, yêu đời…
Câu 4:
– Đừng quên hạnh phúc ở trong những điều giản dị
– Hãy trân trọng và giữ gìn hạnh phúc mà mình có được
– Hạnh phúc là những điều hết sức bình thường, gần gũi trong cuộc sống đời thường: gia đình đầm ấm, hi vọng tương lai tươi sáng.
Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị
Chuyên mục: Lớp 11, Ngữ Văn 11