Trong cuộc sống, ai cũng muốn đạt được ước mơ thành công sau này. Trí tuệ cảm xúc mang tới cho bạn điều đó nếu bạn biết rèn luyện cảm xúc, trí tuệ và kết hợp hài hòa chúng. Cùng THPT Ninh Châu tìm hiểu về trí tuệ cảm xúc thông qua bài đọc hiểu trí tuệ cảm xúc nhé!
Đề số 1:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Bạn đang xem: 7 trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc hay nhất
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.
Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc…
Biết cảm thông có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sông quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cám xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở…
Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn.
(Theo mindtools.com, Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành công)
Câu 1: Chỉ ra vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích?
Câu 2: Theo bài viết, người có trí tuệ cảm xúc là người như thế nào?
Câu 3: Chỉ ra tính hiệu quả trong xây dựng kết cấu của đoạn trích trên?
Câu 4: Trong khoảng 5 đến 7 dòng, anh/chị hãy chỉ ra bài học mà đoạn trích mang đến cho bản thân?
Câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích là: Trí tuệ cảm xúc của con người.
Câu 2: Theo bài viết, các yếu tố thể hiện rõ con người có trí tuệ cảm xúc là:
Là người có sự hiểu biết rõ về cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc điều khiển mình mà trái lại biết chế ngự nó
Biết cảm thông đối với người khác, từ đó biết lắng nghe và thiết lập mối quan hệ tốt với mọi người
Câu 3: Tính hiệu quả trong xây dựng kết cấu của đoạn trích trên:
Đoạn trích gồm 2 luận điểm rõ ràng. Luận điểm 1 là người có trí tuệ cảm xúc là người hiểu rõ bản thân và chế ngự được cảm xúc của mình. Luận điểm 2 là người có trí tuệ cảm xúc là người biết cảm thông cho người khác để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với người khác.
Đoạn trích dẫn dắt vấn đề một cách khoa học, logic. Đầu tiên nêu khái niệm trí tuệ cảm xúc, sau đó kết thúc bằng việc chỉ ra vai trò ý nghĩa của trí tuệ cảm xúc đối với mỗi con người.
Câu 4:
Thành công là thành quả đạt được sau một quá trình phấn đấu, mang đến niềm vui sướng hạnh phúc cho con người. Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa và tác động của nó với những người xung quanh. Để thành công trong sự nghiệp phải trải qua rất nhiều khó khăn, nếu chỉ có trí thông minh thôi chưa đủ mà cần phải có ý chí nghị lực, sự kiên trì, lòng quyết tâm theo đuổi mục tiêu. Đó là những yếu tố thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ). Muốn thành công trong sự nghiệp còn cần có sự giúp đỡ của nhiều người xung quanh, đó là kinh nghiệm từ những người bạn, những người đồng nghiệp hay những người có hiểu biết hơn mình. Do đó người có trí tuệ cảm xúc tốt dễ thành công hơn người không có hoặc ít có trí tuệ cảm xúc, bởi vì họ biết nắm bắt cảm xúc của người xung quanh, biết thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp…vì vậy họ nhận được nhiều sự ủng hộ giúp đỡ từ mọi người. Từ đó những người không có trí tuệ cảm xúc, không biết chế ngự cảm xúc của bản thân họ không thể thiết lập được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cũng như những người xung quanh, họ sẽ không thể thành câu nếu thiếu sự ủng hộ của mội người. Mỗi bản thân chúng ta hãy tự biết rèn luyện cảm xúc, bên cạnh đó cũng cần học tập tốt để có một trí tuệ vững chắc bước vào đời. Kết hợp hài hòa giữa IQ và EQ sẽ dẫn ta đến thành công vang dội.
>>> Xem thêm: Một nhà văn có nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người hãy giải thích câu nói đó
Đề số 2:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn. Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc… Biết cảm thông có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sông quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cám xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở… Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn.
(Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành công, theo mindtools.com)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản. (1,0 điểm)
Câu 2: Nêu tác dụng của phép điệp trong văn bản. (1,0 điểm)
Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu nói: Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. (1,0 điểm)
Trả lời:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản là nghị luận.
Câu 2: Phép điệp trong văn bản là “trí tuệ cảm xúc”. Tác dụng: nhấn mạnh những vấn đề bao quanh trí tuệ cảm xúc như biểu hiện của những người có trí tuệ cảm xúc, tác dụng của loại trí tuệ này trong cuộc sống,…
Câu 3:
“Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự” tức là những người có trí tuệ về mặt cảm xúc là những người có khả năng, ưu thế trong việc nhận dạng những loại cảm xúc dù là tinh tế nhất, hiểu được ý nghĩa của chúng và rất hiểu cách chế ngự chúng trong bản thân mình nếu như đó là cảm xúc tiêu cực. Những người này là những người hiểu được cảm xúc của mình và cả của người khác. Nên khi lý trí họ nhận thức được là bản thân đang có suy nghĩ tiêu cực thì họ sẽ kiềm chế được cảm xúc ấy không cho biểu hiện ra.
Đề số 3:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.
Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc…
Biết cảm thông có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sống quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở…
Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn.
(Theo mindtools.com, Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành công)
Câu 1: Xác định chủ đề của văn bản?
Câu 2: Theo bài viết, người có trí tuệ cảm xúc là người như thế nào?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng trí tuệ cảm xúc giúp bạn trở thành một người lãnh đạo thành công?
Câu 4: Trong khoảng 5 đến 7 dòng, anh/chị hãy chỉ ra bài học mà đoạn trích mang đến cho bản thân.
Trả lời
Câu 1: Văn bản viết về chủ đề: vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với thành công của con người.
Câu 2: Theo tác giả, người có trí tuệ cảm xúc là người có các đặc điểm sau:
+ Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự, họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân.
+ Họ biết cảm thông, hiểu được suy nghĩ và ước muốn của người khác, nên họ thiết lập được những mỗi quan hệ tốt đẹp, sống chân thành và cởi mở.
Câu 3: Tác giả cho rằng trí tuệ cảm xúc giúp bạn trở thành một người lãnh đạo thành công, bởi vì:
+ Trí tuệ cảm xúc giúp bạn lãnh đạo được chính mình, làm chủ cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của chính mình. Họ làm việc hiệu quả hơn.
+ Trí tuệ cảm xúc cũng giúp bạn nắm bắt được tâm lý của người khác, thiết lập được các mối quan hệ xã hội, nhờ đó mà có được kỹ năng quan trọng của người thành công.
→ Quản lý bản thân và thấu hiểu người khác là chìa khóa cho nhà lãnh đạo thành công.
Đề số 4:
Thí sinh chủ động đưa ra ý kiến của bản thân, đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
– Nội dung: trình bày được bài học/thông điệp cá nhân rút ra từ văn bản và bàn luận ngắn gọn về thông điệp đó.
– Bài học/Thông điệp: vai trò của trí tuệ cảm xúc; ý thức rèn luyện trí tuệ cảm xúc; bí quyết của nhà lãnh đạo thành công;…
– Hình thức: đoạn văn ngắn, khoảng 8-10 dòng, diễn đạt mạch lạc.
Gợi ý:
Năng lực nhận diện và làm chủ cảm xúc là một dạng trí tuệ đặc biệt, vì thực tế cho thấy nó là chìa khóa thành công của nhiều vĩ nhân. Bài học đầu tiên bắt đầu từ việc tự làm chủ cảm xúc cá nhân và điều tiết nó một cách hợp lý phục vụ hiệu quả cho công việc và cuộc sống của mình. Sau đó là quá trình rèn luyện năng lực cảm thông với người khác để nắm bắt được cảm xúc của họ. Điểm mấu chốt là, trí tuệ cảm xúc là tố chất, nhưng chỉ có thế thành công khi bạn chủ động rèn luyện một cách thường xuyên và chăm chỉ.
———————–
Trên đây THPT Ninh Châu đã cùng các bạn tìm hiểu về “Trí tuệ cuộc sống” Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô
Chuyên mục: Lớp 11, Ngữ Văn 11