Lớp 11Ngữ Văn

7 Mùa hạ (4 đề) hay nhất

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Mùa hạ hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc bài thơ sau: 

Mùa hạ

Bạn đang xem: 7 Mùa hạ (4 đề) hay nhất

Đó là mùa của những tiếng chim reo 

Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả 

Đất thành cây, mật trào lên vị quả 

Bước chân người bỗng mở những đường đi 

 

Đó là mùa không thể giấu che 

Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng 

Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng 

Từ những miền cay đắng hoá thành thơ. 

 

Đó là mùa của những ước mơ 

Những dục vọng muôn đời không xiết kể 

Gió bão hoà, mưa thành sông thành bể 

Một thoáng nhìn có thể hoá tình yêu 

 

Đó là mùa của những buổi chiều 

Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút 

Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức 

Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa 

 

Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa 

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết? 

Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển 

Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.

 28 – 6 – 1986 

(Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)

Đọc hiểu Mùa hạ – Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi tả bức tranh mùa hè rực rỡ, căng tràn nhựa sống. 

Câu 2: Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của một biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bốn khổ thơ đầu. 

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về ý thơ: 

Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?

Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển

Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Những từ ngữ, hình ảnh gợi tả một mùa hè rực rỡ, căng tràn nhựa sống: tiếng chim reo, trời xanh biếc, nắng tràn, mật trào lên vị quả, vạn vật phơi trần dưới nắng, biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng, cánh diều giấy nghiêng, vòm trời cao vút… 

Câu 2: 

– Biện pháp tu từ: điệp ngữ “đó là mùa”

– Hiệu quả biểu đạt: 

+ Gợi tả cụ thể, sinh động những nét đặc trưng rất riêng của mùa hè trong cảm nhận của nhà thơ. 

+ Tăng tính biểu cảm cho lời thơ. 

Câu 3: 

– Ý thơ thể hiện sự ngỡ ngàng của một “cái tôi” âu lo Xuân Quỳnh trước dòng chảy của tháng năm và mùa hạ – tuổi trẻ của chính mình. Hỏi nhưng đồng thời là sự khẳng định: mặt đất chỗ nào màu xanh chỗ đó vẫn là biển, quả ngọt ngào vẫn thắm thiết mang sắc màu của hoa; con người cũng thế, dù năm tháng đã đi qua nhưng những khát khao, những mơ ước mãi vẫn còn không thể mất. 

– Lời thơ giàu chất triết lí: sự sống là vĩnh hằng, bất diệt khi biết cháy hết mình những khát vọng tuổi trẻ; sống có ý nghĩa, thì mùa Hạ vẫn mãi bên ta… 

Mùa hạ ngọt ngào của tôi
Tiếng chim reo báo hiệu mùa hạ sắp tới

Đọc hiểu Mùa hạ – Đề số 2

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản

A. Thất ngôn

B. Tám chữ

C. Tự do

D. Song thất lục bát

Câu 2: Hình ảnh không xuất hiện trong bức tranh mùa hạ là:

A. Tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co

B. Tiếng chim reo, trời xanh biếc

C. Nắng tràn, biển xanh, cánh buồm lồng lộng

D. Gió mưa, cánh diều

Câu 3: Bức tranh mùa hạ được miêu tả trong bài thơ là bức tranh thiên nhiên như thế nào?

A. Sinh động. Vui tươi, căng tràn sức sống

B. Ngột ngạt, oi bức

C. Buồn tẻ, hiu hắt, vắng lặng

D. Hùng vĩ, mĩ lệ

Câu 4: Bức tranh mùa hạ được miêu tả trong bài thơ có nét tương đồng với bức tranh nào sau đây:

A. Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi

Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè

B. Mới chớm đầu mùa hạ

Mà nắng đã cháy da

Ve râm ran các ngả

Hè sang ôi, oi nồng

C. Đêm mùa hạ lòng buồn hiu quạnh quẽ

Ánh trăng vàng hình như ngân ngấn lệ

D. Bầu trời cao thật cao

Nền trời nhìn leo lẻo

Nắng tràn ngập khắp sân

Nhựa sôi trong cây sống

Câu 5: Ý nghĩa ẩn dụ của mùa hè được thể hiện trong bài thơ là:

A. Mùa hè ẩn dụ cho sự chia li, xa cách

B. Mùa hè ẩn dụ cho tuổi trẻ nhiều đam mê, khát vọng, hoài bão.

C. Mùa hè ẩn dụ cho tình yêu đôi lứa đắm say, mãnh liệt

D. Mùa hè ẩn dụ cho sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian, đời người

Câu 6: Điểm giống nhau về nội dung và hình thức thể hiện của 4 khổ đầu là:

A. Đều mở đầu bằng cụm từ “Đó là mùa”

B. Sau điệp khúc “Đó là mùa” là những hình ảnh gợi lên sự sinh động của mùa hè

C. Đều có giọng điệu tươi vui, rộn rã

D. Cả A, B, C

Câu 7: Giọng điệu của khổ thơ cuối có điểm gì khác so với 4 khổ đầu?

A. Giọng điệu rộn rã, sôi nổi hơn.

B. Giọng điệu trầm lắng, suy tư hơn

C. Giọng điệu bi ai, thống thiết hơn

D. Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng hơn

Câu 8: Liệt kê 05 hình ảnh, từ ngữ miêu tả mùa hè. Nhận xét về bức tranh cảnh mùa hè được miêu tả trong bài thơ.

Câu 9: Phân tích hiệu quả của phép điệp ngữ được sử dụng trong 4 khổ đầu.

Câu 10: Em hãy rút ra thông điệp từ bài thơ.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Đáp án đúng là: C. Tự do

Câu 2: 

Đáp án đúng là: A. Tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co

Câu 3: 

Đáp án đúng là: A. Sinh động. Vui tươi, căng tràn sức sống

Câu 4: 

Đáp án đúng là: D.

Bầu trời cao thật cao

Nền trời nhìn leo lẻo

Nắng tràn ngập khắp sân

Nhựa sôi trong cây sống

Câu 5: 

Đáp án đúng là: B. Mùa hè ẩn dụ cho tuổi trẻ nhiều đam mê, khát vọng, hoài bão.

Câu 6: 

Đáp án đúng là: D. Cả A, B, C

Câu 7: 

Đáp án đúng là: B. Giọng điệu trầm lắng, suy tư hơn.

Câu 8: 

Năm hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh mùa hè có trong bài thơ là: tiếng chim reo, trời xanh biếc, nắng tràn, biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng.

Trong bài thơ, bức tranh cảnh mùa hè được tác giả miêu tả vô cùng tươi tắn và tràn đầy sức sống với những hình ảnh với những chuyển động vô cùng sống động và cảm nhận vạn vật đều có linh hồn giúp cho các hình ảnh trong thơ gần gũi hơn với người đọc.

Câu 9: 

– Trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ đã sử dụng biện pháp điệp ngữ “Đó là mùa” đặt ở đầu của mỗi khổ thơ.

– Tác dụng: Nhằm tăng tính nhạc hơn cho lời thơ và giúp cho nhịp điệu của bài thơ được sống động và sôi nổi hơn.

Câu 10: 

Thông điệp bài thơ: Nhà thơ đã thể hiện những suy nghĩ và triết lí sống của nữ thi sĩ vô cùng chân thực bằng những hình ảnh, ngôn từ đưa người đọc đi theo dòng cảm xúc của bài thơ vô cùng thành công. 

Đọc hiểu Mùa hạ – Đề số 3

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1: Xác định PTBĐ của bài thơ

Câu 2: Những âm thanh nào của thiên nhiên được miêu tả qua đoạn thơ.

Câu 3: Nêu tác dụng của BPTT được sử dụng trong thơ 

Mùa hạ của tôi mùa hạ đã đi chưa 

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ là biểu cảm.

Câu 2: 

Những âm thanh của thiên nhiên được miêu tả qua đoạn thơ là tiếng chim reo, tiếng dế, tiếng cuốc.

Câu 3: 

Mùa hạ của tôi mùa hạ đã đi chưa

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là câu hỏi tu từ ở câu thơ thứ hai.

– Tác dụng: Tăng sức biểu đạt cho câu thơ trở nên ấn tượng với người đặt. Bên cạnh đó còn như lời tự vấn bản thân trước sự thay đổi của mùa, của dòng chảy thời gian và tuổi trẻ. Biện pháp đó giúp câu thơ để lại được ấn tượng và lắng đọng sâu sắc trong tâm trí mỗi người.

Mùa hạ tháng năm ở Thủ đô

Đọc hiểu Mùa hạ – Đề số 4

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1: Tìm từ chỉ màu sắc được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất.

Câu 2: Những âm thanh nào của thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích? 

Câu 3: Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ: 

Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa 

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?. 

Câu 4: Đoạn trích gọi cho em cảm nghĩ gì về những mùa hạ đã đi qua tuổi thơ của mình? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Từ chỉ màu sắc được sử dụng ở khổ  thơ thứ nhất là màu xanh biếc.

Câu 2: 

Trong đoạn trích, những âm thanh của thiên nhiên được miêu tả là tiếng chim reo, tiếng dế, tiếng cuốc.

Câu 3: 

Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa 

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?. 

Tác dụng của câu hỏi tu từ trên câu thơ trên là: 

– Nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả cho câu thơ trở nên sống động và hấp dẫn người đọc hơn.

– Thể hiện sự ngỡ ngàng và bất ngờ trước dòng chảy của thời gian và cả tuổi trẻ của bản thân chính mình.

– Bên cạnh đó là nỗi băn khoăn còn ẩn chứa trong tâm lí nhân vật trước những khát khao của tuổi trẻ. 

Câu 4: 

Qua đoạn trích trên đã gợi lại trong em những kỉ niệm về những mùa hè đã đi qua tuổi thơ của chính mình. Đó là những mùa hạ tràn đầy sắc màu tươi tắc và những âm thanh sống động của những sinh vật vui đùa trong tiết trời mùa hạ tràn ngập nắng ấm và những tía nắng tràn đầy sự tích cực của cuộc sống trẻ. Mùa hạ ấy gắn liền với tuổi thơ của chúng ta, là người bạn luôn bên cạnh ta che chở và dạy ta những bài học quý giá về cuộc sống và tôi luyện ta trở thành một đứa bé ngoan ngoãn. Tuổi thơ của ta cũng vậy, sẽ thật xinh đẹp và ấm áp khi có mùa hạ kề bên để soi sáng và sưởi ấm tâm hồn ngây ngô, dại khờ của đứa trẻ mới lớn còn chập chững những bước đi đầu đời.

———————————-

Trên đây  đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Mùa hạ. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 11, Ngữ Văn 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button