Lớp 11Ngữ Văn

7 Chờ mãi cơn mưa rào rất lạ hay nhất

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Chờ mãi cơn mưa rào rất lạ hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Chờ mãi cơn mưa rào rất lạ đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Chờ mãi cơn mưa rào rất lạ đề số 1:

Đọc bài thơ:

Bạn đang xem: 7 Chờ mãi cơn mưa rào rất lạ hay nhất

Những chiếc lá

Tự nguyện sống

Tự nguyện chết

 

Những chiếc lá không hèn nhát

Trò bôi bấn của bụi

Yêu khắc nghiệt của mặt trời

Cái tát của gió

Những chiếc lá

Nhận và chối từ

 

Không cưỡng lại mùa đông

Không vồ vập mùa xuân

Bình tĩnh qua mùa hạ

Cô độc suốt mùa thu

 

Những chiếc lá

Âm thầm

Hy vọng

Không hy vọng

(Trích từ tập thơ Chờ mãi cơn mưa rào rất lạ, Thanh Thảo, NXB HNV, 2019, tr.257)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. (0,5 điểm) Ghi lại 03 từ ngữ diễn tả cách ứng xử của những chiếc lá trước hoàn cảnh/môi trường sống.

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong các dòng thơ:

Cái tát của gió

Trò bôi bẩn của bụi

Yêu khắc nghiệt của mặt trời

Câu 4. (1,0 điểm) Từ việc những chiếc lá – nhận và chối từ, anh/chị hãy lý giải vì sao biết từ chối cũng là bài học cần thiết cho chúng ta?

Đáp án

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là phương thức Biểu cảm.

Câu 2. Những từ ngữ diễn tả cách ứng xử của những chiếc lá trước hoàn cảnh môi trường sống: Nhận và chối từ, không cưỡng lại, không vồ vập, bình tĩnh, hy vọng, không hy vọng.

Câu 3. Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong các dòng thơ trên là:

– Tăng tinh gợi hình, gợi cảm.

– Diễn tả sinh động sự khắc nghiệt của hoàn cảnh.

Câu 4. Biết từ chối cũng là bài học cần thiết cho chúng ta. Vi:

– Biết từ chối: giảm áp lực không đáng có.

– Biết từ chối: thể hiện lòng tự trọng.

– Biết từ chối: thể hiện bản lĩnh sống / sự quyết đoán.

Đọc hiểu Chờ mãi cơn mưa rào rất lạ đề số 2

Anh/ Chị đọc đoạn trích sau của tác giả Thanh Thảo:

Tôi thích mình là một cái cây 

                 (…) 

Tôi ước mình là một cái cây 

Thi thoảng có chim tới hót 

Con chim sâu bé bỏng nhảy nhót 

Chẳng cần biết thế giới ra sao 

 

Một cái cây xanh đến từng chiếc lá 

Buổi sớm tỏa dưỡng khí 

Ban đêm hứng ánh trăng 

Một cái cây lang thang 

Dù đứng im một chỗ 

 

Những ngày rồi qua những người rồi xa 

Cái cây rung khẽ từng chiếc lá 

Chúng ta là ai chúng ta về đâu 

Chờ mãi cơn mưa rào rất lạ 

 

Nắng gay gắt cứ như cáu gắt 

Cây lá nhỏ nép mình chật vật 

Chúng ta là ai xanh được bao lâu 

Lặng im lá vàng rơi chạm đất 

(Trích Chờ mãi cơn mưa rào – Rất lạ, Thanh Thảo, NXB HNV, 2019, tr.293, 294) 

Thực hiện các yêu cầu: 

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. 

Câu 2. Ghi lại những từ ngữ mô tả cái cây mà tôi ao ước trở thành. 

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ao ước của tôi qua các dòng thơ dưới đây? 

Tôi ước mình là một cái cây 

Thi thoảng có chim tới hót 

Con chim sâu bé bỏng nhảy nhót 

Chẳng cần biết thế giới ra sao 

Câu 4. Anh/ Chị thu nhận được thông điệp tích cực gì từ hai dòng thơ: chúng ta là ai xanh được bao lâu – lặng im lá vàng rơi chạm đất?

Đáp án

Câu 1 Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên là phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật.

Câu 2. Những từ ngữ mô tả cái cây mà tác giả ao ước trở thành: Thi thoảng có chim tới hót, xanh đến từng chiếc lá, lang thang dù đứng im một chỗ.

Câu 3. 

Ao ước của tôi qua các dòng thơ: Sống bình yên, chan hoà với vạn vật.

Câu 4. 

Có thể theo vài gợi ý sau:

– Phải biết ý thức thời gian đời người hữu hạn để sống có ý nghĩa.

– Phải biết trăn trở về ý nghĩa sự tồn tại của mình.

Đôi nét về nhà thơ Thanh Thảo:

– Thanh Thảo (tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là một nhà thơ, nhà báo người Việt Nam. Tốt nghiệp khoa ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thanh Thảo vào công tác ở chiến trường miền Nam.

Đọc hiểu Chờ mãi cơn mưa rào rất lạ hay nhất.

– Thanh Thảo là cây bút đa năng, viết nhiều thể loại, nhưng sở trường vẫn là thơ, đặc biệt thành công với một số trường ca viết sau chiến tranh. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến.

– Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam.

– Giải thưởng:

+ Giải thưởng của Ban văn học Quốc phòng An ninh, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 cho tập trường ca Những ngọn sóng mặt trời.

+ Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ năm 1979.

+ Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng Hội Âm nhạc Việt Nam cho tập Trường ca chân đất (2012).

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 11, Ngữ Văn 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button