Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Nắng trong vườn hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Nắng trong vườn đầy đủ nhất. Đây sẽ là tài liệu học tập bổ ích giúp cho các em có thêm kĩ năng làm bài Đọc hiểu tốt nhất.
Đọc hiểu Nắng trong vườn đề số 1
Đọc đoạn trích dưới đây và chọn ý đúng cho các câu hỏi:
Bạn đang xem: 6 Nắng trong vườn hay nhất
Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng nhà trọ, tôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các khe lá đến nhảy múa trên mặt tường. Trời trong và gió mát quá, khiến tôi chợt nhớ đến cánh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba, mà đã lâu năm tôi chưa về thăm. Một vài bộ quần áo với mấy quyển sách đem theo, tôi hớn hở ra ga, sung sướng được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố. Và nhất là được quên những bài học khô khan và vô ích ở nhà trường. Tất cả tâm hồn tôi nẩy nở dưới cơn gió từ quãng không đưa lại. Trên tàu, tôi mải mê ngắm dãy đồi núi xanh xanh ở tận chân trời; chỗ tôi sắp đến cũng có những đồi núi như thế. Ông Ba, bạn thân với cha tôi hồi trước, có một cái đồn điền rộng, trồng toàn sắn và chè. Hồi nhỏ, tôi đã nhiều lần đến chơi nhà ông, nhưng từ khi ra học Hà Nội, tôi không có dịp về nữa.
Câu 1. Điều gì khiến cho tôi nhớ đến cánh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba?
A. Ánh nắng rực rỡ, bầu trời trong, làn gió mát
B. Ánh nắng dịu dàng, bầu trời trong, làn gió mát
C. Ánh nắng rực rỡ, bầu trời trong, làn gió se lạnh
Câu 2. Từ khi nào mà tôi không về thắm cánh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba?
A. Từ khi lớn lên
B. Từ khi ra học Hà Nội
C. Từ khi đi học ở Huế
Câu 3. Tôi mang theo gì để về thăm chỗ nhà ông Ba?
A. Vài bộ quần áo với mấy đôi giày
B. Vài bộ quần áo với mấy quả táo
C. Vài bộ quần áo với mấy quyền sách
Câu 4. Đâu không phải là lý do khiến tôi sung sướng khi được đến đồn điền nhà ông Ba?
A. Được gặp lại người bạn thân nhất hiện đang sống ở nhà ông Ba
B. Được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố
C. Được quên những bài học khô khan và vô ích ở nhà trường
Câu 5. Đồn điền của ông Ba chủ yếu trồng loại cây gì?
A. Sắn và khoai
B. Khoai và chè
C. Chè và sắn
Câu 6. Bài văn trên có xuất hiện 6 từ láy, đó là:
A. Rực rỡ, hớn hở, đồn điền, sung sướng, khô khan, xanh xanh
B. Rực rỡ, hớn hở, sung sướng, khô khan, mải mê, nảy nở
C. Rực rỡ, hớn hở, sung sướng, khô khan, này nở, xanh xanh
Câu 7. Bộ phận chủ ngữ trong câu Tất cả tâm hồn tôi nẩy nở dưới cơn gió từ quãng không đưa lại là:
A. Tất cả tâm hồn
B. Tất cả tâm hồn tôi
C. Tôi
Câu 8. Câu Một vài bộ quần áo với mấy quyển sách đem theo, tôi hớn hở ra ga, sung sướng được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố có tất cả bao nhiêu tính từ?
A. 2 tính từ
B. 3 tính từ
C. 4 tính từ
Đáp án:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | B | C | A | C | C | B | B |
Đọc hiểu Nắng trong vườn đề số 2
Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rở những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nỗi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây. […] Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thiếu nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn. Bửa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn – chắc hẳn là một cóng trình của hai cô thiếu nữ – để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nỗi trắng mấy gốc trẻ cần cổi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Đêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đầu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẫn vào bóng tối, như những sự gia lệ làng của cảnh rừng nói chung quanh. Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chi là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề.
(Nắng trong vườn, Thạch Lam)
Đọc đoạn văn trên và thực hiện những yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định ngôi kể và giá trị ngói kể đó đối với việc thể hiện tư tưởng của nhà văn?
Câu 2. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
Câu 3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 100 từ trình bày cảm nhận của anh (chị) về chất thơ trong đoạn trích trên. Nếu rõ phương thức xây dựng đoạn văn.
Trả lời:
Câu 1.
– Ngôi kể trong đoạn trích là ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi, kể về những gì người kể nghe, thấy, cảm nhận được.
– Giá trị của ngôi kể: Thể hiện cái nhìn chủ quan của nhân vật trữ tình khi cảm nhận những vẻ đẹp của cảnh làng quê. Thông qua sự tỉnh tế của nhân vật trữ tình, vẻ đẹp của cảnh vật và con người được miêu tả một cách rõ nét và sinh động.
Câu 2.
– Phép liên kết chính của đoạn trích là phép liên tưởng. Nhà văn Thạch Lam sử dụng những từ ngữ thuộc trường liên tưởng về thiên nhiên để xây dựng đoạn văn.
– Giá trị của phép liên kết: Liên kết chủ đề của đoạn trích là miêu tả cảnh vật ở thôn quê vào buổi chiều và buổi tối, thể hiện những cảm xúc tinh tế của nhà văn trước sự thay đổi của cảnh vật.
Câu 3.
Đoạn trích trong truyện ngắn Nắng trong vườn thể hiện những cảm xúc tỉnh tế của nhà văn Thạch Lam khi miêu tả cảnh vật thay đổi vào buổi chiều và buổi tối. Chất thơ toát lên trong đoạn trích thể hiện ở vẻ đẹp của cảnh vật trong những khía cạnh tỉnh tế nhất. Đó có thể là những ánh sáng còn sót lại của một ngày và cảnh những cánh chim tìm đi ăn về: Buổi chiều rất êm ả. Về phía tày, mây trời Tực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông nhe một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngừng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây. Đó có thể là những cảm nhận tinh tế của nhà văn về sự lấn chiếm của đêm tối vào cảnh vật khi đêm xuống: Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Đêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lę làng của cảnh ring nói chung quanh. Chất thơ của đoạn trích toát lên từ cách sử dụng những hình ảnh sinh động về cảnh vật thiên nhiên.
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô
Chuyên mục: Lớp 11, Ngữ Văn 11