Lớp 11Ngữ Văn

6 Ăn tết rừng xong hay nhất

Hướng dẫn Đọc hiểu Ăn tết rừng xong  hay nhất, bám sát nội dung sách giáo khoa do THPT Ninh Châu sưu tầm biên soạn, giúp bạn học tốt và đạt kết quả cao.

Đọc hiểu Ăn tết rừng xong – Đề số 1

* Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Bạn đang xem: 6 Ăn tết rừng xong hay nhất

Ăn tết rừng xong

Từ giã chú tắc kè

Chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ

Các binh đoàn tràn vào thành phố

Đang mùa thay lá những hàng me

 

Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè

Chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy

Cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy

Hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay

 

Người bạn tôi không về tới nơi này

Anh gục ngã bên kia cầu xa lộ

Anh nằm lại trước cửa vào thành phố

Giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh

 

Đồng đội, bao người không “về tới” như anh

Nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa …

Tất cả họ, suốt một thời máu lửa

Đều ước ao thật giản dị:

Sắp về!

Thành phố Hồ Chí Minh, Tết Mậu Ngọ, 1978

(Trích Tiếng tắc kè kêu trong thành phố – Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Câu 1. Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ.

Câu 3. Điều ước ao thật giản dị được nói tới ở cuối đoạn thơ đã thể hiện niềm mong mỏi gì của người lính nói riêng và của toàn dân tộc nói chung?

Câu 4. Đoạn thơ gợi cho anh/chị tình cảm gì với những người lính? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

Đáp án:

Câu 1. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: biểu cảm, tự sự, miêu tả.

Câu 2. 

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là biện pháp so sánh. 

– Hiệu quả: Làm nổi bật những bước chân dồn dập, tâm trạng đầy háo hức của những người lính trong ngày trở về. 

Câu 3. Thể hiện Niềm mong mỏi đoàn tụ của người lính và khát vọng hòa bình của cả dân tộc.

Câu 4. 

Hướng dẫn: 

Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc dành cho người lính, như: xúc động, thương tiếc trước sự hi sinh của người lính; xót xa, day dứt trước những đau thương, mất mát do sự tàn khốc của chiến tranh; biết ơn, cảm phục, tự hào về họ.

Đọc hiểu Ăn tết rừng xong đầy đủ nhất

Đọc hiểu Ăn tết rừng xong – Đề số 2

*Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Ăn tết rừng xong

Từ giã chú tắc kè

Chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ

Các binh đoàn tràn vào thành phố

Đang mùa thay lá những hàng me

 

Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè

Chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy

Cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy

Hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay

 

Người bạn tôi không về tới nơi này

Anh gục ngã bên kia cầu xa lộ

Anh nằm lại trước cửa vào thành phố

Giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh

 

Đồng đội, bao người không “về tới ” như anh

Nằm lại cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa…

Tất cả họ, suốt một thời máu lửa

Đều ước ao thật giản dị:

Sắp về!

 

Qua hai mùa thay lá những hàng me

Cái tết hoà bình thứ ba đã tới

Chao ôi nhớ tết rừng không hương khói

Đốt nhang lên chợt hiện tiếng tắc kè

(Trích Nghe tắc kè kêu trong thành phố – Nguyễn Duy, tập thơ Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984)

* Chú thích: Tắc kè là một loài động vật bò sát, âm thanh tiếng kêu “tắc-kè” của nó giống như tiếng “sắp-về”.

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi: Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, biểu cảm                           B. Biểu cảm

C. Tự sự, biểu cảm, bình luận           D. Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 2. Hãy giải thích ý nghĩa của cụm từ “không về tới” trong dòng thơ: “Đồng đội, bao người không “về tới” như anh”.

Câu 3. Qua cảm nhận của những người lính, tiếng kêu “tắc kè” vang lên như tiếng reo vui “sắp về”. Liên tưởng ấy đã thể hiện những cảm xúc và khát vọng nào ở họ?

Câu 4. Theo anh/chị, có những thông điệp nào được gửi gắm trong khổ thơ cuối: “Qua hai mùa thay lá những hàng me… đốt nhang lên/ chợt hiện tiếng tắc kè”?

Đáp án:

Câu 1. Chọn đáp án D. Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 2. Ý nghĩa của cụm từ “không về tới”: hi sinh trong chiến tranh; không được trở về với gia đình, quê hương, với cuộc sống hoà bình…

Câu 3. Liên tưởng giữa tiếng kêu “tắc kè” với niềm vui “sắp về” đã thể hiện khát vọng chấm dứt chiến tranh; khát vọng hoà bình; niềm mong ước được trở về với gia đình, quê hương; niềm tin vào ngày chiến thắng…

Câu 4. Tham khảo gợi ý sau:

– Nỗi nhớ, niềm day dứt, tiếc thương những đồng đội đã không được trở về…

– Lòng biêt ơn, niêm tự hào khi nhớ về những người chiến sĩ đã ngã xuống vì nhân dân, đất nước…

– Lời nhắn gửi: đừng bao giờ lãng quên những con người đã hi sinh cho cuộc sống hoà bình…

Đọc hiểu Ăn tết rừng xong – Đề số 3

* Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Ăn tết rừng xong

Từ giã chú tắc kè

Chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ

Các binh đoàn tràn vào thành phố

Đang mùa thay lá những hàng me

              

Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè

Chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy

Cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy

Hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay

              

Người bạn tôi không về tới nơi này

Anh gục ngã bên kia cầu xa lộ

Anh nằm lại trước cửa vào thành phố

Giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh

 

Đồng đội, bao người không “về tới” như anh

Nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa…

Tất cả họ, suốt một thời máu lửa

Đều ước ao thật giản dị:

Sắp về!

(Trích Tiếng tắc kè kêu trong thành phố,  Nguyễn Duy)

Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.

Câu 2: Thành phố trong ngày người lính trở về được miêu tả qua những hình ảnh nào?

Câu 3: Anh/chị có suy nghĩ gì về hình ảnh người lính trong những câu thơ:

“Anh gục ngã bên kìa cầu xa lộ

Anh nằm lại trước cửa vào thành phố

Giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh”?

Câu 4: Điều ước cuối cùng trong bài thơ gợi lên mong mỏi gì của người lính nói riêng và toàn dân tộc nói chung?

Đáp án:

Câu 1:

*Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ

*Cách giải:

– Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là: phương thức biểu cảm, tự sự, miêu tả.

Câu 2:

*Phương pháp: đọc, tìm ý

*Cách giải:

– Hình ảnh: cơn lũ ào ào, hàng me thay lá, gió thoảng, mưa đầu mùa rơi.

Câu 3:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

– Câu thơ trên nói về sự khốc liệt của chiến tranh và sự hi sinh anh dũng của những người lính. Các anh đã ra đi với tâm thế quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Và buồn thay, ngày độc lập – ngày mà các anh mong chờ thì giờ đây các anh lại không được đứng dậy để chào đón giây phút thiêng liêng ấy.

Câu 4:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

– Điều ước trong bài thơ: “sắp về!”

– Điều ước thật giản đơn, nó gợi lên mong mỏi về một đất nước bình yên, về niềm khát khao hòa bình, về ước mong được đoàn tụ với gia đình, với những người thân yêu của người lính nói riêng và cả toàn dân tộc nói chung.

Đọc hiểu Ăn tết rừng xong – Đề số 4

* Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

Ăn tết rừng xong

Từ giã chú tắc kè

Chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ

Các binh đoàn tràn vào thành phố

Đang mùa thay lá những hàng me

 

Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè

Chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy

Cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy

Hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay

 

Người bạn tôi không về tới nơi này

Anh gục ngã bên kia cầu xa lộ

Anh nằm lại trước cửa vào thành phố

Giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh

 

Đồng đội, bao người không “về tới” như anh

Nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa …

Tất cả họ, suốt một thời máu lửa

Đều ước ao thật giản dị:

Sắp về!

 (Trích Tiếng tắc kè kêu trong thành phố – Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Câu 1. Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 2. Chỉ ra 02 biện pháp tu từ có trong bài thơ?

Câu 3. Hình ảnh người lính hiện lên như thế nào qua đoạn thơ?

Câu 4. Giai đoạn lịch sử nào được phản ảnh trong đoạn thơ trên? Khát vọng sắp về thể hiện mong muốn gì của người lính và toàn dân tộc. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng  thể hiện tình cảm của anh chị với người lính trong đoạn ?

Đáp án:

Câu 1: Những PTBD được sử dụng: Miêu tả, biểu cảm, tự sự

Câu 2: 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn

– So sánh “ Chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ”

– Nói giảm, nói tránh “ không về tới’ “gục ngã”

Câu 3: 

– Hình ảnh người lính hiện lên trong đoạn thơ là hình ảnh những người lính hào hùng, khao khát chiến đấu “ Chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ” để dành lại độc lập cho dân tộc. 

– Họ là những con người dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không tiếc thân mình để cống hiến cho Tổ Quốc

Câu 4: 

– Đoạn thơ phản ánh về giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thời điểm ta chuẩn bị tổng tiến công, giải phóng Sài Gòn. Khát vọng “sắp về” thể hiện ước muốn hòa bình, mong muốn được đoàn tụ của người lính cũng như cả dân tộc ta. 

– Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc dành cho người lính như: xúc động, tiếc thương trước sự hi sinh của người lính, xót xa, day dứt về những hậu quả, mất mát chiến tranh để lại, biết ơn, cảm phục về họ…v..v

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 11, Ngữ Văn 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button