Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó sao ta không tròn ngay tự trong tâm: Xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn thơ. Cho biết tác dụng của hai biện pháp tu từ: ẩn dụ và nhân hóa được sử dụng trong hai câu thơ: Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm/ Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng. Vì sao tác giả lại cho rằng: Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy/Đâu chỉ dành cho một riêng ai. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh chị?
Đọc đoạn trích:
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Bạn đang xem: {5 Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó sao ta không tròn ngay tự trong tâm (2 đề) hay nhất
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Tự sự – Lưu Quang Vũ)

Nội dung
Đọc hiểu Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó sao ta không tròn ngay tự trong tâm – Đề số 1
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn thơ.
Câu 2. Cho biết tác dụng của hai biện pháp tu từ: ẩn dụ và nhân hóa được sử dụng trong hai câu thơ:
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng:
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh chị?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Phong cách ngôn ngữ trong đoạn thơ: nghệ thuật (ngôn ngữ văn chương)
Câu 2.
– Biện pháp tu từ: ẩn dụ và nhân hóa được sử dụng trong hai câu thơ:
“Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”
– Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa và ẩn dụ:
+ Phép nhân hóa (đất ấp ôm, chồi tìm ánh sáng) tạo nét sinh động cho câu văn, tạo cảm giác gợi hình, gợi cảm khiến những thứ vô tri, vô giác lại có tình cảm như con người
+ Phép ẩn dụ: “đất” là người che chở, bao bọc; “chồi” là người được che chở, bao bọc. Câu thơ nói về quan hệ mật thiết của người che chở và người được bao bọc, chở che. Đất không thể đem ánh áng đến cho chồi cây, chồi phải tự mình vươn lên tìm ánh sáng. Hình ảnh này gợi suy nghĩ đừng ỷ lại, phụ thuộc vào người khác mà phải tự lực phát triển, đi lên từ chính bản thân mình.
Câu 3.
Trong bài thơ, tác giả cho rằng: “Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy/Đâu chỉ dành cho một riêng ai.”
Câu thơ trên có thể được hiểu rằng: hạnh phúc có ở khắp mọi nơi, hạnh phúc không dành cho riêng ai mà hạnh phúc là của tất cả mọi người. Bất cứ ai cũng có thể có được hạnh phúc, điều đó phụ thuộc vào chính cảm nhận và sự nỗ lực của bản thân mỗi người.
Câu 4.
Qua bài thơ trên, em rút ra được rất nhiều thông điệp có ý nghĩa. Mỗi người muốn trưởng thành hơn thì phải trải qua thử thách, muốn hạnh phúc hơn thì phải tìm kiếm, phấn đấu. Nếu hạnh phúc dễ có được thì cũng dễ mất đi, vậy nên muốn có được hạnh phúc bền lâu thì chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng. Khi con người biết trân trọng những điều bên cạnh mình thì tự nhiên hạnh phúc sẽ đến với chúng ta. Cuộc đời mỗi người không phải lúc nào cũng màu hồng nhưng quan trọng là cách nhìn và cách sống của mỗi người. Hãy cho đi và yêu thương nhiều hơn để nhận lại nhiều tình yêu thương và niềm vui hơn.
Đọc hiểu Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó sao ta không tròn ngay tự trong tâm – Đề số 2
Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:
“Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”.
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:
“Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta”
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Hai phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên: Biểu cảm, nghị luận.
Câu 2.
Ý nghĩa 2 câu thơ sau: “Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm/Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”:
– Theo nghĩa đen: “Đất” là nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho hạt nảy mầm. Đất không phải của riêng cho một hạt mầm nào mà đất là của muôn hạt.
– Theo nghĩa bóng: Cuộc sống trong cõi đời này không dành riêng cho một ai mà cho tất cả chúng ta và hạnh phúc ở quanh ta nhưng chúng sẽ không tự nhiên đến. Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc, muốn có cuộc sống tốt đẹp thì tự mỗi người phải nỗ lực vươn lên, phải có suy nghĩ và hành động tích cực.
Câu 3.
Tác giả nói rằng: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Chắc gì ta đã nhận ra ta”, vì: “Đường đời trơn láng” tức là cuộc sống quá mức dễ dàng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn. Đó là khi con người không gặp hoàn cảnh có khó khăn, thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, để chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ hội để thể hiện bản thân nên cũng không thể khám phá và khẳng định được hết những gì mình có; không đánh giá được hết những ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người cần trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và có thể trưởng thành hơn.
Câu 4.
Thông điệp của văn bản có ý nghĩa nhất đối với em là: Dù là ai, dù làm gì, có địa vị xã hội như thế nào bản thân mình cũng phải sống tử tế từ những điều nhỏ bé nhất; biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc sống thì mới có được hạnh phúc lớn hơn. Con người cần phải trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn. Cuộc sống con người không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, biết mong cầu nhưng cũng phải biết chấp nhận, biết nhìn cuộc đời bằng con mắt lạc quan, phải cho đi thì mới có thể mong được nhận lại.
———————————-
Trên đây đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó sao ta không tròn ngay tự trong tâm. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô
Chuyên mục: Lớp 11, Ngữ Văn 11